Cưu Ma Trí vừa mới nói xong, giữa sân liền lâm vào một trận yên lặng quỷ dị.
Chư tăng Thiếu Lâm đều giật mình, trong lúc nhất thời cũng không biết phản ứng ra sao, Thiếu Lâm thân là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm, đã bao nhiêu năm chưa từng có người nào dám khiêu khích như vậy?
Nhậm Ngã Hành miệng há mở đầu, than thở:
– Hiền tế a, lão phu vốn cho là mình miệng đã đủ độc, nhưng so với sư huynh của ngươi, đơn giản đúng chỉ là múa rìu qua mắt thợ…
Ngay cả Trương Tam Phong cũng có chút ngồi không yên, nói:
– Thanh Thư, vị sư huynh này của ngươi…
Trương Tam Phong muốn nói lại thôi, cuối cùng thở dài.
– Chuyến đi này của chúng ta sợ rằng đã lan tràn trắc trở rắc rối rồi.
Tống Thanh Thư cũng cười khổ:
– Đồ tôn cũng không ngờ tới hắn lại có cái chủ ý này.
Lúc này chư tăng Thiếu Lâm đã kịp phản ứng, căm phẫn chỉ trích, nếu là Môn Phái Giang Hồ bình thường thì Cưu Ma Trí giây khắc này chỉ sợ đã bị tiếng mắng chửi dâng lên như sóng thủy triều chôn vùi rồi.
Vẫn là Huyền Từ có phong phạm người đứng đầu, giơ tay ra hiệu chư tăng yên tĩnh, sau đó chậm rãi nói ra:
– Võ công và Phật pháp của bản tự đều là truyền lại từ Đạt Ma Tổ Sư, một điểm cũng không giả, theo lời của các hạ nói, xác thực đúng là võ công truyền từ Thiên Trúc. Tuy nhiên Đạt Ma Tổ Sư truyền lại võ công, việc chỉ điểm chỉ là một phần nhỏ, Thất thập nhị tuyệt kỹ Thiếu Lâm phần nhiều chính là do Thiếu Lâm Tự sáng lập ra, trải qua gần ngàn năm, Thiếu Lâm Tự đã có vô số các vị cao tăng tiền bối nghiên cứu sáng tạo. Tỉ như Bàn Nhược Chưởng sáng tạo tại bản tự từ phương trượng Nguyên Nguyên đại sư đời thứ tám, Ma Ha Chỉ là do Thất Chỉ Đầu Đà của bản tự sáng tạo cách đây bốn trăm năm, còn Đại Kim Cương Quyền, thì là do sáu vị cao tăng đời thứ mười một của bản tự, suốt ba mươi sáu năm công lao, cùng nhau nghiên cứu mà thành… Võ công tuyệt kỹ toàn hệ Trung Thổ là lấy lực phát lực, còn Thiên Trúc là lấy ý ngự kình, công phu hai nơi hoàn toàn khác biệt, tại đây các vị đều là cao nhân võ học, công phu mỗi nơi nổi tiếng không giống nhau, không cần lão nạp phải lắm mồm giải thích.
Lời nói này có lý có cứ, ngay cả Trương Tam Phong nghe được cũng gật đầu, lấy kiến thức của lão, đương nhiên rõ ràng phần lớn Thất thập nhị tuyệt kỹ Thiếu Lâm là tự sáng tạo, cùng võ học bên Thiên Trúc cũng không có liên quan quá nhiều.
Cưu Ma Trí mỉm cười, nói ra:
– Lời của phương trượng Thiếu Lâm nói rất là cao minh, tuy nhiên lại có một chút thiên kiến phân biệt Trung Nguyên cùng Thiên Trúc, kỳ thật trong Phật pháp, chúng sinh không ai khác ai, Trung Nguyên hay Thiên Trúc đều là hư ảo chỉ là cách gọi. Mà lại theo phương trượng nói, Bàn Nhược Chưởng, Ma Ha Chỉ, cùng Đại Kim Cương Quyền chính là do Thiếu Lâm tự sáng tạo, trong khi trước kia tại Thổ Phồn, bần tăng đã nghe qua không ít cao tăng Mật Tông nhắc đến chiêu số của Bàn Nhược Chưởng, Ma Ha Chỉ, cùng Đại Kim Cương Quyền. Tỉ như Bàn Nhược Chưởng có một chiêu “Thiên Y Vô Phùng”, Phạn văn gọi là “A Phạt Khởi Da”, cách gọi thì khác giữa Phạn văn và Hán văn, nhưng thực chất chỉ là một, chiêu này hữu chưởng lực nhẹ mà thực, tả chưởng lực chìm mà hư, hư thực trộn lẫn hòa nhau, lúc sử dụng địch nhân không quan sát được, rất dễ mắc lừa, bần tăng nói những lời này, không biết có đúng không?
Huyền Từ trên mặt chợt lóe lên tái trắng, nói ra:
– Vấn đề này…
Lão hơi trầm ngâm, nhân tiện nói:
– Huyền Sinh sư đệ, làm phiền ngươi đến Tàng Kinh Các, đem bí kíp kinh thư ba môn võ công đó, mang tới đây để mấy vị nhìn qua.
Huyền Sinh nói:
– Vâng!
Huyền Sinh quay người phóng đi, chỉ một lúc sau, đã giao bí kíp kinh thư cho Huyền Từ. Đại Hùng Bảo Điện cùng Tàng Kinh Các cách xa nhau mấy dặm, Huyền Sinh chỉ trong chốc lát đã cầm kinh thư vào tay, thân thủ thực là nhanh nhẹn chi cực.
Ba bộ kinh thư này bên trong đã vàng úa, lộ ra là từ niên đại xa xưa. Huyền Từ đem kinh thư đặt ở trên bàn, nói ra:
– Chư vị mời xem, ba bộ kinh thư này bên trong có ghi phần tự chương năm tháng sáng tạo, chẳng lẽ các cao tăng đời trước của Thiếu Lâm Tự sớm đoán được có chuyện ngày hôm nay, mấy trăm năm trước để lại dấu vết để tránh việc cưỡng từ đoạt lý này?
Cưu Ma Trí giả bộ làm như không nghe lời của Huyền Từ nói bóng gió, liền đem Ma Ha Chỉ Bí Yếu với tay cầm lấy, từng tờ một đọc qua xuống dưới, Cưu Ma Trí thái độ nghiêm túc chi cực, từng tờ một chậm rãi đọc qua, lộ ra vẻ đang chuyên tâm tìm bên trong điểm khả nghi sơ hở, để lấy ra phản bác Huyền Từ.
Trong lúc này từ giữa sân, ngoại trừ tiếng thở nhẹ của mọi người, chính là tiếng động trang sách lật qua lật lại. Cưu Ma Trí lật hết Ma Ha Chỉ Bí Yếu tiếp nhìn Bàn Nhược Chưởng Pháp rồi lại xem Đại Kim Cương Quyền, tất cả đều là từng tờ một chậm rãi nhìn xem…
Quần tăng Thiếu Lâm nhìn chăm chú sắc mặt Cưu Ma Trí, muốn biết lão tìm tòi cái gì trong mấy quyển bí tịch để làm căn cứ cãi chày cãi cối đây, chỉ thấy thần sắc của lão đờ đẫn, không vui cũng không thấy có thất vọng. Sau cùng thì khép lại bản Đại Kim Cương Quyền hai tay dâng trả lại cho phương trượng Huyền Từ, lão nhắm mắt lại ra vẻ suy nghĩ, không một lời. Huyền Từ thấy cái bộ dáng này của Cưu Ma Trí, cũng là sâu xa khó hiểu.
Qua một hồi lâu, Cưu Ma Trí mở mắt ra, hướng Huyền Từ nói:
– Phương trượng… bần tăng khi còn tại Ninh Mã Tự ở Thổ Phồn, từng được nghe qua Bàn Nhược Chưởng bằng Phạn văn, có nhớ được là: “Nhân khổ nãi la tư, bất nhĩ cam nhi tinh, kha la ba cơ tư thản, binh na tư ni, phạt nhĩ bất thản la…” Hán ngữ đọc là: “Như hoặc trường dạ bất an, tâm niệm phân phi, như hà nhiếp phục, nãi luyện bàn nhược chưởng nội công đệ nhất yếu nghĩa.”
Cao tăng trong Thiếu Lâm Tự phàm là ai đã luyện qua Bàn Nhược Chưởng, thì tất cả đều thất sắc, bời vì những câu của Cưu Ma Trí đọc ra, quả thực là một chữ không thiếu. Huyền Trừng đại sư cũng kinh hãi, phải biết Bàn Nhược Chưởng bây giờ chỉ có Hán ngữ, bời vì các cao tăng đời trước vô pháp dịch ra chuẩn xác cái tinh túy huyền ảo bên trong, bởi vậy cho tới nay đều không có bản dịch Phạn văn, còn Cưu Ma Trí nói đoạn Phạm văn này, xác thực là tinh diệu vô cùng, nếu người nghe thấy không biết, sẽ còn thật cho là Bàn Nhược Chưởng là từ Thiên Trúc truyền đến.
Lần này ngay cả Huyền Từ cũng không biết ứng đối ra sao, ngược lại Huyền Trừng đại sư rất nhanh kịp phản ứng, cười lạnh nói:
– Trước đó không lâu, bần tăng đã từng đem đoạn văn này nói cho Tống Thanh Thư biết được, lúc ấy hắn liền dịch ra Phạm văn, cùng với bản Phạn văn của các hạ đọc ra cũng không khác gì nhau, việc này Trương chân nhân cũng có thể làm chứng. Bây giờ các hạ với Tống Thanh Thư cùng nhau đến đây, chắc hẳn…
Huyền Trừng đại sư cho dù không có nói cho hết lời, nhưng giữa sân tất cả mọi người đều minh bạch ý lão.
Lần này đến phiên Cưu Ma Trí ngơ ngẩn, khiếp sợ nhìn Tống Thanh Thư:
– Không nghĩ tới sư đệ cũng hiểu Phạm văn.
Tống Thanh Thư xấu hổ:
– Chỉ là hiểu sơ sơ mà thôi…
– Đã như vậy, vậy bần tăng sẽ đọc ra yếu quyết của Bàn Nhược Chưởng, chắc chắn là sư đệ sẽ chưa từng nghe nói qua…
Cưu Ma Trí lại lầm nhầm nói tiếng Phạn…
– Đoạn này từ Phạn văn dịch thành Hán ngữ, là như thế này: “Khước tương phân phi chi tâm, dĩ cứu phân phi chi xử, cứu chi vô xử, tắc phân phi chi niệm hà tồn? Phản cứu cứu tâm, tắc năng cứu chi tâm an tại? Năng chiếu chi trí bản không, sở duyên chi cảnh diệc tịch, tịch nhi phi tịch giả, cái vô năng tịch chi nhân dã, chiếu nhi phi chiếu giả, cái vô sở chiếu chi cảnh dã. Cảnh trí câu tịch, tâm lự an nhiên. Ngoại bất tầm trần, nội bất trụ định, nhị đồ câu mẫn, nhất tính di nhiên, thử bàn nhược chưởng nội công chi yếu dã.”
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209
Phần 210
Phần 211
Phần 212
Phần 213
Phần 214
Phần 215
Phần 216
Phần 217
Phần 218
Phần 219
Phần 220
Phần 221
Phần 222
Phần 223
Phần 224
Phần 225
Phần 226
Phần 227
Phần 228
Phần 229
Phần 230
Phần 231
Phần 232
Phần 233
Phần 234
Phần 235
Phần 236
Phần 237
Phần 238
Phần 239
Phần 240
Phần 241
Phần 242
Phần 243
Phần 244
Phần 245
Phần 246
Phần 247
Phần 248
Phần 249
Phần 250
Phần 251
Phần 252