Hàn Thiên Ma Nữ sau khi nghe Thanh Thành tứ tú báo cáo xong liền thắc mắc hỏi lão đại Diệp cô Thanh:
– Thanh các hạ. Tại sao Ngũ đệ của ta lại chưa đến đây. Chẳng lẽ đệ ấy bị bọn người kia phát giác thân phận rồi bị giữ lại chăng ?
Diệp Cô Thanh nghe Hàn Thiên Ma Nữ hỏi câu này thì gãi đầu lúng túng nói:
– Bọn tiểu nhân cũng không biết nữa. Cách đây 2 ngày, người của tệ phái đã liên lạc được với Phó đường chủ Lạc Kinh Hùng. Thế nhưng, theo như người đưa tin báo lại thì Lạc phó đường chủ chưa định rời khỏi đám người đó. Còn nội tình vì sao như vậy thì tiểu nhân cũng không rõ.
Hàn Thiên Ma Nữ cũng thấy ngạc nhiên. Không hiểu Ngũ đệ đang toan tính chuyện gì. Nàng đang ngẫm nghĩ thì đột nhiên cánh cửa phía ngoài run động rồi một nam nhân đột ngột tiến vào.
Diệp cô Thanh lão đại trong Thanh thành tứ tú vừa nhìn thấy người này liền không khỏi ngạc nhiên hỏi:
– Cáp Đại. Mi sao lại chạy về đây ?
Thanh niên vừa vào phòng chính là Cáp Đại, thủ hạ thân tín của Diệp Cô Thanh. Y vừa vào phòng liền nhìn thấy mấy mấy đại nhân vật ở trong phòng thì kinh hãi vội vàng quỳ xuống bái tội.
Lúc này, Hàn Thiên Ma Nữ đã phát giác ra tình trạng cấp thiết hiện ra trên mặt Cáp Đại lúc vừa vào đây. Nàng ta cũng không quan tâm đến hành vi lỗ mãng của gã nữa liền quát hỏi:
– Có chuyện gì xảy ra vậy ? Ngươi mau đứng dậy nói ta nghe
Cáp Đại biết Hàn Thiên Ma Nữ là Tứ hộ pháp của bổn môn. Địa vị cao quý và hiện đang là người cầm đầu ở chốn này liền tuân lệnh đứng dậy, bắt đầu nói:
– Thưa tứ hộ pháp! Vừa rồi bọn tiểu nhân phát giác ra đám người của Hắc thanh phái đang bao vây khu vực trú ngụ của mấy người cưu mạng Ngũ đại gia. Hiện thời có lẽ trận chiến đã xảy ra. Vì vậy thuộc hạ phải vội vã về đây cấp báo.
Hàn Thiên Ma Nữ nghe vậy không khỏi chấn động, lo ngại cho sự an nguy của Lạc Kinh Hùng. Lúc này nàng liền ra lệnh cho mọi người xuất hành đi ngay. Không ở lại đêm trong khách điếm nữa.
Tiểu ma Tiên Lạc Băng Băng và Nhạn Nhạn nghe có đánh nhau, lại liên quan đến Ngũ Kinh Hùng nên nhất thời đòi được đi trước.
Hàn Thiên Ma Nữ do bởi độc thương chưa khỏi, vẫn phải nhờ Vân Linh dùng xe ngựa kéo trở đi. Vì vậy lúc này nàng cũng không ép hai vị cô nương kia phải đi cùng. Liền chấp thuận cho họ cưỡi ngựa đi trước nàng.
Mấy người còn lại gồm Vân Linh và Thanh Thành Tứ Tú cùng với Hàn Thiên Ma Nữ vội vàng thúc ngựa đi phía sau.
Nói về Lạc Kinh Hùng sau khi được nhóm người của Ngọc Ban Thụ cứu tỉnh, liền được họ đưa đi luôn. Hiện tại sức lực của hắn cũng phục hồi đến 8 thành, vết chưởng thương nơi ngực đã được lão tăng Bất giới hòa thượng dùng công phu phật môn chữa khỏi.
Tuy nhiên, mấy ngày đi cùng mọi người, trong lòng Lạc Kinh Hùng lại phát sinh tình cảm luyến ái với mỹ nhân Sử Tố Tố. Điều này khiến Lạc Kinh Hùng không chịu dời đi dù rằng đám người Thanh Thành tứ tú đã cho người liên lạc tới đón.
Sử Tố Tố thì mấy ngày đi cùng Đạo cô Phật quang thánh cô đã được vị đạo cô này chỉ dạy nhiều điều về phật đạo trong đó đặc biệt là vấn đề quan niệm.
Đạo cô nói:
“Không gian thế giới vốn dĩ chia làm 3 thiên: Đại thiên, trung thiên và tiểu thiên. Trong đó, mỗi tiểu thiên lại bao hàm vô số vạn vật ở trong đó. Con người cũng có thể được xem là một vật, chịu sự chi phối của trời đất. Mà bản thân trời đất, vũ trụ lại chịu sự chi phối của quy luật Nhân – Duyên. Chính vì lẽ đó, con người trong cuộc sống cũng phải tuỳ duyên mà hành sự.
Lại nói, quy luật sinh tử mỗi con người đều phải trải qua, đó là quy luật sinh – trụ – dị – diệt. Vì vậy, phàm là con người trong cuộc sống, phải tự mình vươn lên, kéo dài sự tồn tại (trụ), giảm thiểu cái phá hủy (dị) để cuộc sống bản thân được dài lâu. Ấy là nổ lực của mỗi cá nhân.”
Sử Tố Tố nghe xong mấy điều này liền không khỏi thắc mắc hỏi:
– Thưa đạo cô. Như đạo cô nói thế, có phải là mâu thuẫn không. Ở quy luật Nhân – Duyên, con người lại do nhân và duyên quyết định. Bản thân con người cũng chỉ là một sự vật bị chữ Nhân – Duyên chi phối. Trong khi đó, ở phần dưới, đạo cô lại bảo mỗi một cá nhân đều phải nổ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên để chống lại số mệnh. Như vậy giữa hai điều này thực sự có mâu thuẫn không ?
Phật quang thánh cô nghe Sử Tố Tố lý luận như vậy không khỏi mỉm cười nói:
– Thực tế, vũ trụ luôn biến đổi, con người ở trong vũ trụ cũng luôn biến đổi, cái biến đổi đó chính là tuân theo quy luật sinh – trụ – dị – diệt mà ta đã nói. Tuy nhiên, bản thân con người cũng có thể được xem là một tiểu vũ trụ. Vì vậy, nếu nói vũ trụ chịu sự chi phối của Nhân – Duyên thì con người cũng bị chi phối như vậy. Tuy nhiên, bản thân con người lại có sinh lý, có tình cảm vì vậy, nếu con người chỉ suy nghĩ, chỉ hành động theo tình cảm nhất thời mà không thuận theo tự nhiên, chính là quy luật Nhân – Duyên thì sẽ gặp trắc trở, gặp khó khăn, mà bản thân lại không thể hoàn thành được. Như vậy, từ đó phát sinh tâm lý chán nản, rồi sinh ra ưu phiền, tổn hại tới sinh lý, làm bản thân sa vào ma đạo, mãi mãi không được siêu sinh… Như vậy, bản thân 2 quy luật trên đồng thời tác động vào con người. Vì vậy, con người phải tùy cơ ứng biến, hành xử cho phù hợp với tự nhiên. Đó mới là điều quan trọng.
Sử Tố Tố nghe đạo cô luận giải xong, cũng lờ mờ hiểu ra đôi chút. Thế nhưng nàng không được kiên trì, nhất thời không tìm hiểu thêm nữa. Chỉ cho rằng, đạo học của Đạo cô thật là cao siêu khó mà hiểu hết được.
Đạo cô thấy Sử Tố Tố nghe rồi, khuôn mặt ngơ ngáo thì chỉ mỉm cười nói.
– Bản thân ta và cô nương gặp gỡ ở đây cũng là chữ duyên. Thế nên, ta xin hỏi, cô nương vốn dĩ xuất thân từ đâu. Phụ mẫu là ai ?
Sử Tố Tố được hỏi thì buồn rầu trả lời:
– Tiểu nữ vốn số phận long đong. Ngày còn nhỏ, chỉ sống với mẹ, chưa hề biết đến cha. Đến lúc biết được tin cha, thì cha đã chết, sau đó mẹ cũng bị kẻ gian giết hại. Bản thân trơ trọi một mình. Vốn định tìm kẻ thù để báo cừu.
Phật quang thánh cô thấy nàng cơ khổ như vậy, không khỏi mở lòng trắc ẩn, miệng nói:
– Con người vốn dĩ bị chữ “khổ” mà nên. Khi sinh ra đã thấy khổ rồi. Vì thế, đứa trẻ mới sinh ra đã khóc. Thực tế, cái khổ của con người nhiều lắm. Cô nương mất cha, mất mẹ cũng tự coi là mình khổ, nhưng cho dù cô nương có còn cha, còn mẹ thì vẫn khổ như thường. Đó là cái khổ nhân sinh. Vì thế, như ta đã nói lúc đầu, con người nên thuận theo tự nhiên. Việc gì đã qua, cô nương cứ để nó qua đi, để còn tiếp tục sống tiếp. Đóng góp những việc hữu ích cho đời.
Sử Tố Tố nhớ đến cha mẹ, tự nhiên hai mắt cay xè, thiếu điều chuẩn bị rơi nước mắt.
Đột nhiên, ngay giữa lúc đó, một thân ảnh mặc toàn đồ đen hạ xuống trên lan can lầu. Y là một quái nhân, có hai mắt trắng dã, tóc tai bù xù dài thượt. Khuôn mặt âm u.
Phật quang thánh cô nhìn thấy quái nhân đó không khỏi kinh hãi kêu lên:
– Hắc sát nhân !
Thân ảnh quái nhân đột nhiên chuyển đổi phương vị. Y không đáp lại một chút nào tiếng kêu vừa rồi của Phật quang thánh cô mà nhảy lại vung trảo thủ chụp lấy vai Sử Tố Tố đang đứng gần lan can lầu.
Sử Tố Tố thấy quái nhân tấn công vào mình, cũng không chịu lùi lại mà vung tay sử luôn một thế rất độc trong Tùy phong chưởng kêu là Ác Thác Thanh Vương tấn công trở lại quái nhân.
Quái nhân tấn công Sử Tố Tố cũng không ngờ nàng nhỏ tuổi như vậy mà lại có công phu võ công cao thế. Y tức tối hừ một tiếng, trảo biến thành chưởng trực tiếp va chạm với chưởng phong của thiếu nữ kia.
Phật Quang Thánh Cô thấy Sử Tố Tố dám ngang nhiên đấu chưởng với quái nhân thì không khỏi kinh hãi kêu lên:
– Không được thế !
Rồi cùng với tiếng kêu. Thân hình Phật Quang Thánh Cô đã xông ngay lại, chưởng phong vung lên thập đại công lực đánh vào người quái nhân.
Bùng một tiếng vang lên. Thân hình quái nhân bị luồng chưởng lực do 2 cao thủ chấn áp rơi thẳng xuống lầu.
Trong lúc này, hai người Sử Tố Tố và Phật Quang Thánh Cô mỗi người kích phải một chưởng của quái nhân cũng phải liên tiếp lùi lại.
Hai người vội vàng chạy ra lan can nhìn xuống thì thấy thân ảnh của quái nhân đã biến mất. Cả hai đều tròn mắt nhìn nhau. Không tưởng được quái nhân nọ không những không bị thương mà còn biến đi nhanh thế.
Sử Tố Tố không khỏi thắc mắc hỏi:
– Đạo cô có biết gã quái khách vừa rồi là ai không ?
Phật Quang Thánh Cô than dài nói:
– Tên gã đó cả võ lâm 20 năm trước ai mà không biết. Hắn chính là Hắc sát nhân Lý Bằng. Kẻ đứng thứ tư trong Bát ma nổi tiếng năm xưa.
Sử Tố Tố nghe đạo cô nói vậy không khỏi ngạc nhiên. Từ nhỏ, nàng vốn đã nghe mẫu thân kể chuyện về Bát ma, vốn biết bọn chúng rất tàn ác. Không ngờ vừa rồi nàng lại đứng ra đấu một chưởng với một tên trong số đó. Thật là không ngờ.
Hai người đang nói tới đó, đột nhiên, phía trong hành lan cánh trái xuất hiện 3 thân ảnh vận y phục tía. Cả ba thân thủ nhanh nhẹn, đã nhảy vào trong 3 phòng nơi mấy người đang nghỉ ngơi.
Sử Tố Tố vội kêu lên:
– Tặc nhân.
Rồi cùng với tiếng kêu đó, Sử Tố Tố và đạo cô vội vàng chạy thẳng vào trong.
Thế nhưng, hai người vừa quay đi, thì bên tai bỗng có tiếng gió rít thật mạnh. Cả hai kinh hãi vì bị tập kích, vội vàng vung tay đánh trở lại một chưởng.
Lại một tiếng bùm nữa nổi lên. Thân hình hai người lùi lại ba bước. Trước mắt đã thấy xuất hiện thân ảnh của quái nhân lúc nãy. Chính là gã Hắc sát nhân Lý Bằng.
Lúc này, phía trong 3 phòng đã nổi lên tiếng chưởng phong va chạm ầm ầm. Nhất thời, tiếng ầm ĩ đó làm náo loạn cả trong khách điếm.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203