Ánh tà dương đã ngã về tây. Cảnh chiều tà thật ảm đạm trong tiết trời thu se lạnh. Hai người kỵ mã một nam một nữ đang phi ngựa thật nhanh chạy trên đường quan lộ. Nam nhân chạy phía trước tướng người hùng dũng, lưng hổ, vai gấu, trên lưng khoát một thanh đao lớn. Nữ nhân chạy phía sau mình mặc bạch y, tóc bay theo gió, khuôn mặt tuyệt đẹp.
Hai người đang phi nhanh thì chợt một tiếng sấm nổi lên rất lớn. Một cơn gió cực to thổi tạt tới khiến cho người ngựa đều phải chậm bước lại.
Nam nhân vội quay sang nữ nhân nói:
– Nguyệt Nga cô nương ! Chúng ta mau tìm chỗ trú chân thôi.
– Trời muốn đổ mưa rồi. Chúng ta chạy lên phía trước xem có nhà nào không ?
Hai người thúc ngựa phi nhanh. Gío nổi lên ngày một lớn. Sấm chớp đùng đùng. Mưa bắt đầu rơi nhẹ.
Sử Nguyệt Nga vừa thúc ngựa chạy lên, vừa đưa tay lên che gió thổi vào mặt, cố dương mắt ra nhìn ra xa.
Ngọc Phong Đao đột nhiên kêu lớn:
– Cô nương. Ở kia hình như có một ngôi miếu.
Hai người nhanh chóng phi ngựa về phía trước. May sao khi vào được đến miếu thì cơn mưa bên ngoài mới thật sự mạnh mẽ.
Hai người mừng hú vía. Vội hè nhau đốt lửa lên để ngồi cho ấm. Ngôi miếu hoang tàn hình như đã lâu không ai hương khói, nên bụi bám đầy.
Sử Nguyệt Nga ngó nhìn xung quanh, tìm lấy một chỗ để ngồi. Nàng nhìn ra bên ngoài thấy cơn mưa như thác đổ, gió lạnh tạt cả vào trong miếu.
Ngọc Phong Đao ngồi bên đống lửa đang giỡ thức ăn ra.
Hai người không nói với nhau một câu. Sử Nguyệt Nga không cảm thấy đói. Nàng nhân cơ hội rãnh rỗi ngồi nghiềm ngẫm một chiêu trong Tùy phong Chưởng.
Đột ngột có tiếng ngựa hí bên ngoài. Cánh cửa miếu đã được đóng lại để chắn gió giờ đây bật tung ra.
Một bóng người thân ướt như chuột lột, từ ngoài bước vào.
Y bước được vài bước lại gần đống lửa, rồi chợt ngã lăn ra.
Hai người vội bước lại gần. Sử Nguyệt Nga nhận ra người nọ là một thiếu nữ còn trẻ. Khuôn mặt nàng ta tái xanh, mắt nhắm nghiền.
Ngọc Phong Đao không tiện động tay vào người nữ nhân nên bước ra đóng cửa miếu lại, rồi lùi lại góc xa để Sử Nguyệt Nga tự tiện chăm sóc cho thiếu nữ.
Sử Nguyệt Nga đỡ thiếu nữ ngồi dậy. Nàng vội bắt mạch cho nạn nhân để xem tình hình thể trạng của thiếu nữ.
Mạch đập yếu ớt. Huyệt đạo đôi chỗ bị bế tắc. Rõ ràng thiếu nữ đã bị nội thương khá nặng.
Sử Nguyệt Nga vội lấy một viên thuốc ra cho thiếu nữ uống, rồi truyền công lực cho nàng.
Một lúc sau, thiếu nữ khẽ cựa mình, rồi mở mắt.
Sử Nguyệt Nga vội nói:
– Cô nương mau vận khí chữa thương. Mọi chuyện sẽ tính sau.
Thiếu nữ khẽ chớp mắt. Nàng từ từ nhắm mắt, ngồi vận khí công.
Một khắc sau, khuôn mặt thiếu nữ trở nên hồng hào. Nàng xả công rồi vội đứng dậy cung tay vái Sử Nguyệt Nga tỏ lòng biết ơn.
Sử Nguyệt Nga kéo nàng ngồi xuống nói:
– Ngươi mới bị thương, còn yếu, không nên cử động nhiều.
– Tiểu muội cám ơn tỷ, không biết lấy gì báo đáp.
– Muội đừng nhắc chuyện đó. Ta hỏi muội danh tính là gì ? Nhà ở đâu ? Sao lại bị tình trạng như vầy?
Thiếu nữ cúi đầu sụt sịt:
– Muội là Tiêu Hoa Hoa, nhà ở Giang Lăng. Muội bị thù nhân rượt đuổi mà chạy đến đây.
Sử Nguyệt Nga ngạc nhiên:
– Muội ở Giang Lăng sao lại chạy đến nơi này. Chẳng lẽ thù nhân của muội ở Giang Lăng sao ?
– Dạ, không phải. Bọn chúng là người từ nơi khác đến. Nhưng muội bị dồn ép nên không thể không bỏ Giang Lăng mà đi.
– Thế còn gia đình muội. Cha mẹ muội đâu ? Sao lại để muội bị khốn khổ một mình thế này?
Thiếu nữ Hoa Hoa đưa tay lau nước mắt.
– Bọn họ đều bị giết hại mất rồi. Tiểu muội may mà còn mạng này cũng là điều không ngờ.
Sử Nguyệt Nga thở dài:
– Thôi ! Chuyện đã như vậy. Muội đừng nên suy nghĩ nữa. Bây giờ muội có đói không ? Để ta lấy một ít thức ăn cho muội.
Tiêu Hoa Hoa khẽ gật đầu. Nàng thấy vị tỷ tỷ này rất tốt với mình. Trong lòng tự nhiên cảm thấy an ủi rất nhiều.
Đột nhiên, Tiêu Hoa Hoa phát hiện có một nam nhân đang đứng ở góc xa. Nàng kinh hãi nắm tay Sử Nguyệt Nga nói lớn:
– Tỷ tỷ. Có người ở đằng kia !
Sử Nguyệt Nga mỉm cười, dúi mẫu lương khô vào tay Hoa Hoa rồi nói:
– Đó là người cùng đi với ta. Y là bạn, không phải thù nhân đâu.
Tiêu Hoa Hoa bấy giờ mới yên tâm.
Sử Nguyệt Nga đợi Tiêu Hoa Hoa ăn xong phần lương khô rồi mới nói:
– Y phục của muội ướt hết cả. Ta có mấy bộ y phục. Muội hãy thay ra đi.
Tiêu Hoa Hoa lúc này mới nhớ đến chuyện y phục. Nhưng nàng không thể thay y phục mới trong tình huống có một nam nhân ở nơi đây được.
Sử Nguyệt Nga hiểu ý, chỉ tay vào sau bệ thờ:
– Muội có thể vào trong kia. Làm như vậy sẽ tốt hơn.
Tiêu Hoa Hoa ngần ngừa một lúc rồi đánh bạo cầm lấy y phục của Sử Nguyệt Nga đưa cho rồi vào phía sau bệ thờ thay đổi xiêm y.
Một lúc sau, nàng đã gọn gàng trong bộ võ phục màu xanh. Tóc búi cao. Rõ ràng là một cô nương xinh đẹp.
Sử Nguyệt Nga tiếp lấy y phục ướt hong dưới ánh lửa. Hai người rì rầm trò chuyện.
Rạng sáng. Tiết trời hãy còn lạnh lẽo. Cơn mưa cũng đã tạnh từ lâu. Ba người ra đứng trước cửa miếu.
Đêm qua, Sử Nguyệt Nga đã hỏi Tiêu Hoa Hoa về hành tung của sư muội Sử Tố Mai. Theo lời của Hoa Hoa thì ở trên rặng Phong Lĩnh có một vị tiền bối họ Sử cư ngụ. Theo mô tả của Hoa Hoa thì rất có thể người này là sư muội của Sử Nguyệt Nga.
Chuyện cũng có hơi lạ là Sử Nguyệt Nga kém hơn sư muội Sử Tố Mai gần 20 mươi tuổi. Việc này cũng là do Sử Tố Mai bái sư muộn hơn nàng. Khi xưa, Sử Tố Mai đã nổi danh võ lâm với biệt hiệu Ngọc diện la sát. Tên thật của nàng là Hoa Lăng Thiến. Về sau, nàng chán cảnh chém giết và hối hận về hành vi tàn ác khi xưa của mình nên đã đầu nhập vào làm đệ tử của Thạch am thần ni. Hoa Lăng Thiến đổi tên họ cũ lấy tên mới là Sử Tố Mai và dời về sống ở Giang Lăng.
Võ công của Sử Tố Mai cũng rất cao cường. Nàng đã học được toàn bộ chân truyền của Thạch am thần ni nên công phu kiếm pháp rất cao. Ngoài ra, võ công của bản thân Sử Tố Mai cũng rất lợi hại. Nàng đã nổi danh với môn công phu Phất huyệt thủ. Đối phương nếu để tay nàng chạm phải thì dù không chết cũng bị thương rất nặng bởi công phu điểm huyệt kỳ dị của nàng.
Sử Nguyệt Nga đã khuyên Tiêu Hoa Hoa cùng theo nàng đến rặng Phong Lĩnh. Nếu đúng người này là sư muội của nàng thì Tiêu Hoa Hoa có thể yên tâm ở lại đây truy rèn võ nghệ.
Tiêu Hoa Hoa sáng nay đã nhìn thấy mặt của Ngọc Phong Đao. Nàng có vẻ e lệ trước uy thế và sự hùng dũng của chàng thiếu niên lạ mặt.
Hai người chào nhau. Sử Nguyệt Nga nhận thấy dáng vẻ bối rối của Tiêu Hoa Hoa thì cười thầm trong lòng. Nàng cũng nhìn lại Ngọc Phong Đao một lần rồi bỗng dưng chợt nhớ tới khuôn mặt anh tuấn và dáng vẻ của Vân Linh.
Không hiểu sao trong đầu nàng lại nẩy sinh một sự so sánh giữa hai người thiếu niên với nhau. Thật sự Vân Linh hơn hẳn Ngọc Phong Đao rất nhiều. Vân Linh đã luyện nội công đến mức nội liễm, bề ngoài không ai có thể ngờ được chàng lại là một cao thủ tuyệt đại. Hơn nữa dáng vẻ của Vân Linh ung dung, tự tại, cử chỉ trang nhã, không cầu kỳ nhưng trông lại rất quý phái.
Sử Nguyệt Nga bỗng cảm thấy bâng khuâng trong dạ khi nhớ đến Vân Linh. Mấy lần nàng đã cố gắng gạt hình ảnh của Vân Linh sang một bên, nhưng dường như không dứt ra được.
Lần này cũng vậy, Sử Nguyệt Nga đẩy Tiêu Hoa Hoa lên ngựa rồi nhảy lên ôm lấy eo thon của nàng thiếu nữ, giục ngựa phi nhanh.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203