Không thấy con bé đâu, có lẽ do trời mưa, lại tối nên tầm nhìn kém, tôi không nghĩ ngợi nhiều bèn quay vào phòng.
Mấy ngày sau đó, sáng thì đưa Thủy Liên lên núi, tối thì cứ đúng 9 rưỡi, bé gái sẽ tới mượn điện thoại chơi. Nhắc đến cũng lạ, ở đây không có điện, điện thoại của tôi ngày nào cũng báo pin đỏ, nhưng dùng mãi chẳng thấy hết.
Đương nhiên là đi tìm búp bê nhân sâm với Thủy Liên chẳng có kết quả gì, có điều, đường lên núi và xuống núi, có người trò chuyện cũng rất vui, Thủy Liên thích nhất là hỏi về cuộc sống trong thành phố.
Là một tài xế xe bus, cũng coi như nhìn thấy toàn cảnh bề nổi của thành thị, tôi kể hết những gì mình biết cho cô bé, Thủy Liên nghe mà mê mẩn, hẹn tôi, nhất định có cơ hội phải dẫn đi chơi một chuyến trong thành.
Lúc nói chuyện, tôi cũng có nhắc đến bé gái áo đỏ, nhưng Thủy Liên bảo không biết đứa bé nào như thế trong thôn cả. Hơn nữa, rất đặc biệt đó là, hình như con bé cố tình tránh mặt Thủy Liên vậy, lần nào cũng chờ Thủy Liên mang cơm cho tôi xong nó mới xuất hiện, có hôm Thủy Liên ở lại nói chuyện đến hơn 10h đêm, nhưng khi cô ấy về, nó mới tới.
Tôi mượn Thủy Liên mấy cuốn sách về đọc, bé gái đến, tôi nhường nó một khoảng giường, mình nằm bên trong đọc sách, con bé nằm bên ngoài chơi điện thoại. Hai người một lớn một nhỏ, ai không biết nhìn vào còn tưởng hai cha con.
Về phần con bé tên gì, tôi cũng hỏi mấy lần, nhưng nó chỉ nói mình là người trong thôn, không tiết lộ gì thêm. Nông thôn không giống với thành thị đầy, người dân ai cũng chất phác, rất ít người xấu, thấy bé gái cũng không sợ đi đêm, liền dần dần mặc kệ nó.
Theo thời gian, con bé với tôi thân thiết hơn, thi thoảng nó còn mang cho tôi ít trái cây rừng. Tối nay cũng vậy, con bé với nụ cười tươi trên mặt, rất ngây thơ đáng yêu, trong tay còn ôm một đống quả dại.
Ngồi ăn trái cây, nhìn con bé đang ghé sát vào người mình nghịch điện thoại, tôi hỏi: “Tiểu muội muội, thật sự thì còn nhỏ như vậy, ngày nào cũng nhìn màn hình điện thoại dưới anh nến sẽ không tốt cho mắt đâu. Từ sau cố gắng đến vào buổi sáng đi!”
Con bé cắm đầu chơi, trả lời: “Thúc thúc, không sao đâu, chú khỏi cần lo cho cháu!”
Vừa nghe nó nói, tôi hơi bực mình: “Đứa bé này, đã nói bao lần rồi, anh gọi em muội muội, em gọi anh ca ca là được, sao cứ phải gọi chú thế!”
Con bé không trả lời, cứ cắm đầu như muốn chui vào cái điện thoại, ấn hăng say. Tôi lắc đầu, thầm nghĩ nếu con bé lớn lên ở thành phố, sẽ là một điển hình của con nghiện điện thoại di động.
Thấy con bé không đáp lời, tôi cũng mất hứng, quay ra đọc sách. Lát sau, con bé vừa ấn màn hình, vừa hỏi: “Thúc thúc, sao ngày nào chú cũng đi lên núi với chị kia vậy?”
Tôi giật mình, ngày nào mình đi với Thủy Liên cũng là 4,5h sáng, thời điểm ấy thôn dân còn ít ai dậy, sao con bé lại biết? Nhổ hạt quả dại xuống đất, tôi hỏi: “Ca ca lên núi tìm thuốc, sao em biết ngày nào ta cũng lên núi? Rốt cuộc em ở nhà nào?”
Con bé vẫn không ngẩng đầu, thấp giọng nói: “Thúc tìm thuốc gì, không chừng cháu giúp được đấy!”
Tôi cười cười, xoa đầu con bé: “Cảm ơn tiểu muội muội, không cần em giúp đâu, cứ ở nhà ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ là được!”
Con bé vẫn hăng hái: “Thúc khỏi cần khách khí, cứ nói đi, thúc muốn tìm thuốc gì?”
Tuy con bé không ngẩng đầu, nhưng nghe ngữ khí rất tự tin, lẽ nào cha mẹ nó làm về y thuật? Tôi bèn thuận miệng: “Tìm nhân sâm, chữa bệnh cho chị gái kia!”
Con bé nghe vậy, đột nhiên ngẩng đầu mở to mắt nhìn tôi: “Tìm nhân sâm chữa bệnh gì? Cháu thấy chị kia rất khỏe mạnh mà!”
Vẻ mặt hồn nhiên của con bé thật sự đáng yêu, ngữ khí nói chuyện lại cứ như bà cụ non vậy, tôi cười đáp: “Chị gái bị cái bớt lớn trên mặt, ăn nhân sâm sẽ tốt!”
Con bé nghe xong thì không nói nữa, cúi đầu chơi điện thoại tiếp. Tôi đọc thêm mấy trang sách, buồn ngủ quá, chẳng buồn quản con bé nữa, chụp cuốn sách lên mặt rồi ngáy khò khò.
Sáng ngủ dậy, thấy điện thoại đã tắt, được đặt gần gối, không biết con bé đã về lúc nào. Bên cạnh đó, còn phát hiện, ly nước uống để trên tủ đã không thấy đâu. Con bé rất ngoan ngoãn nghe lời, chưa bao giờ tự tiện đụng vào đồ đạc của mình, vậy ly nước đi đâu mất?
Cũng chẳng để bụng, tôi đánh răng rửa mặt rồi như mọi hôm, cùng Thủy Liên lên núi, với một công chuyện nghe rất mỹ miều: Đi tìm búp bê nhân sâm!
Đi đường, tôi bỏ mấy quả rừng mà con bé mang cho, đưa Thủy Liên ăn. Trông thấy mấy quả dại, Thủy Kiên rất kinh ngạc, nói rằng loại trái cây này quý lắm, từ sườn núi đổ xuống không có, phải lên tít đỉnh núi mới hái được.
Nghe vậy tôi cũng ngạc nhiên, hỏi Thủy Liên, đại phu trong thôn có đứa con gái nào không. Cô ấy lắc đầu, nói đại phu là một ông già không có con cái. Cảm thấy thật ngoài ý muốn, vốn tưởng cha mẹ con bé là người hiểu y thuật trong thôn, xem ra mình đã nhầm.
Tối đến, bên ngoài lại bắt đầu có sấm sét, tiếng sâm hôm nay rền vang, đến người lớn như tôi nghe mà cũng giật mình, chắc mẩm đêm nay con bé hẳn là không tới được, bèn tắt nến đi ngủ.
Ngáp dài một cái, vừa định nằm xuống thì chợt nghe bên ngoài có tiếng mở cửa, tôi vội bật dậy châm nến. Chỉ một lát sau, con bé vào phòng, bên ngoài trời mưa xối xả, nhìn nó ướt như chuột lột rất đáng thương, nó hỏi: “Thúc thúc, đêm. Nay cháu còn chưa chơi điện thoại, sao chú đã tắt nến rồi?”
Tôi dở khóc dở cười, vội lấy khăn lau đầu cho con bé, vừa lau vừa nói: “Tiểu muội muội, có phải hôm nào em cũng chờ cha mẹ đi ngủ rồi mố trốn ra, họ không biết phải không?”
Con bé khôn trả lời tôi, thần thần bí bí lôi cái ly nước trong ngực ra, đưa cho tôi: “Thúc thúc, cho chú cái này!”
Quả nhiên là ly nước bị con bé cầm đi, tôi khó hiểu nhận lấy thì thấy bên trong có nước.
“Ngày mai chú lấy nước này đưa cho chị kia, bảo chị ấy rửa mặt, cái bớt sẽ hết!”
Con bé nói rất dứt khoát, như là sợ tôi sẽ không tin, nhìn bộ dáng nghiêm túc của nó mà không khỏi nở nụ cười, tôi gật đầu bảo được được, sau đó đặt ly nước lên tủ, bảo con bé mau chui vào chăn cho ấm.
Con bé cũng chẳng khách khí, vội nhảy lên giường đắp chăn, lấy điện thoại chơi. Đã nhiều ngày, con bé càng ngày càng quen thuộc, biết tự mở máy tắt máy, tự tìm trò chơi, mấy lần xóa nhầm nhầm cả app quan trọng.
Tôi cũng chẳng để tâm, ngồi ở ghế nhìn, không biết qua bao lâu, mơ màng ngủ lúc nào không hay. Trời sáng, Thủy Liên đến tìm tôi, thấy ly nước trên tủ định cầm uống, tôi nhớ lời của bé gái, vội ngăn lại nói: “Cô đừng uống, nước đó để rửa mặt đấy!”
“Rửa mặt?”
“Đúng, dùng cái này rửa mặt, bớt sẽ mờ đi.”
Coi như một câu đùa vui, tôi thuận miệng nói rồi bắt đầu gấp chăn. Không nghĩ là Thủy Liên lại cười tươi như hoa, cầm ly nước xuống bếp rửa mặt thật.
Thu xếp chăn gối xong, ăn sáng rồi hai chúng tôi lại lên núi tìm búp bê nhân sâm. Dọc đường đi, tôi kể cho Thủy Liên về cuộc sống thời sinh viên, được tự do lựa chọn lớp học, tự do yêu đương, cùng đám bạn chung phòng hát hò, chơi game… Thủy Liên nghe mà hâm mộ không thôi.
Vui vẻ leo lên đến sườn núi, đi tìm cả buổi, lại chẳng thấy gì, bắt đầu quay xuống. Vừa xoay người, trong lúc lơ đãng, chợt tôi liếc qua cái bớt trên mặt Thủy Liên, ngạc nhiên phát hiện, hình như nó đã có biến chuyển!
Bảo Thủy Liên đứng yên, tôi ghé lại gần nhìn kỹ, quả nhiên cái bớt từ màu đỏ thẫm đã nhạt đi kha khá. Bỗng nhớ đến ly nước bé gái mang đến tối qua, trong lòng tôi cả kinh!
Nghe thấy tôi bảo cái bớt đã nhạt đi, Thủy Liên cười không khép được miệng, vội vội vàng vàng chạy xuống núi để soi gương. Trong lúc hai chúng tôi chạy về, cái bớt trên mặt cô ấy đã dần biến mất hoàn toàn, không còn dấu vết.
Không còn cái bớt đỏ, hiện giờ nhìn lại, gương mặt cô ấy thật xinh đẹp, làn da trắng nõn, đáng yêu. Trên đường dọc bờ hồ về nhà tôi, cả hai lại gặp bà lão quàng khăn cổ, Thủy Liên đang nóng lòng về soi gương lên chỉ chào một câu rồi đi qua. Bà lão thấy bớt trên mặt Thủy Liên biến mất, thì chợt thoáng có vẻ kích động.
Vào nhà, Thủy Liên lấy gương ra soi, nhận ra cái bớt đã thật sự biến mất, vui đến tột cùng, quay sang ôm chầm lấy tôi, cảm tạ hết lời. Tôi ngượng ngùng tiếp nhân, một lúc sau, cô bé vui quá mà phát khóc, nói phải cho tất cả mọi người trong thôn thấy, liền chạy ra ngoài.
Một mình ngồi lại trong phòng, nhớ đến con bé buổi tối, có cảm giác rất không bình thường. Tôi càng có một suy đoán to gan, liệu có thể chính nó là búp bê nhân sâm?
Cái bớt biến mất, tâm bệnh 20 năm của Thủy Liên cũng tan biến theo, có lẽ vui quá mà quên luôn, từ trưa đến tôi không thấy mang cơm cho tôi. Ngồi ăn tạm mấy quả dại mà bé gái cho, tôi ngồi chờ nó đến chơi điện thoại.
Trời vừa tối hẳn, quả nhiên con bé lại đến, lần này mang theo rất nhiều trái cây. Tôi giả bộ như chưa có gì xảy ra, dịch người vào bên trong nằm đọc sách. Có vẻ con bé cũng quên chuyện ly nước tối qua, nó không nhắc gỉ, chỉ chăm chăm chơi điện thoại.
Cứ như vậy, đến khuya, tôi giục nó về nhà, con bé rất miễn cưỡng buông điện thoại, gật đầu ra cửa. Lần này đã có chuẩn bị sẵn, kiểu gì cũng phải đưa con bé về, đi cùng nó ra cửa, chợt con bé đi càng lúc càng nhanh, đến nỗi tôi theo không kịp.
Chỉ mấy phút ngắn ngủi, con bé đã lại không thấy đâu, cứ như biến mất vậy!
Tôi nghi hoặc gãi đầu, thất vọng đang định quay về nhà, chợt phát hiện, cánh đồng phía xa có người đang làm việc. Tuy không cầm điện thoại theo, nhưng tưi biết giờ cũng phải gần 12h đêm, sao dưới đồng lại có nhiều người làm việc như vậy?
Tò mò, rôi rón rén đi qua nhìn trộm, trong khu đất, có bốn năm người đàn ông khỏe mạnh, mặ quần áo trắng, bận rộn. Ánh trăng đêm nay rất sáng, họ lại mặc quần áo trắng giống nhau nên vô cùng bắt mắt.
Càng nhìn, tôi càng thấy không thích hợp, lông tơ đã dựng đứng hết cả lên. Kinh ngạc nhận ra, mấy người đàn ông này, không chỉ dáng dấp, quần áo giống nhau, mà diện mạo cũng y chang như đúc!!!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209
Phần 210
Phần 211
Phần 212
Phần 213
Phần 214
Phần 215
Phần 216
Phần 217
Phần 218
Phần 219
Phần 220
Phần 221
Phần 222
Phần 223
Phần 224
Phần 225
Phần 226
Phần 227
Phần 228
Phần 229
Phần 230
Phần 231
Phần 232
Phần 233
Phần 234
Phần 235
Phần 236
Phần 237
Phần 238
Phần 239
Phần 240
Phần 241
Phần 242
Phần 243
Phần 244
Phần 245
Phần 246
Phần 247
Phần 248
Phần 249
Phần 250
Phần 251
Phần 252
Phần 253
Phần 254
Phần 255
Phần 256
Phần 257
Phần 258