Lão Đường đã trở về, tin tức này làm tôi vỡ òa!
Từ khi nói cho tôi về vụ tai nạn của 10 năm trước, tổng cộng lão Đường đã về hai lần, lần nào cũng nhằm cảnh báo tôi bác Lục là ma, bảo tôi không được tin ông ấy.
Án của tay lãnh đạo đang bị chẫm trễ, mãi vẫn chưa được đưa ra chính thức, nhiều thế lực đang tìm kiếm anh ta. Thực chất thì ở lão Đường còn tồn tại rất nhiều điểm đáng ngờ, ví dụ như, trong vụ tai nạn đầu tiên, toàn bộ hành khách bỏ mạng, tại sao lão Đường vẫn còn sống ngay trước mắt bà lão?
Sau mấy tháng trời gặp lại, quả thực tôi không thể tin đó là cùng một người. Nhất định là cuộc sống trong những ngày vừa qua của lão Đường không được tốt, tóc bết, toàn thân bẩn thỉu, thi thoảng còn bốc lên mùi tanh tưởi. Không còn vẻ trầm ổn của trước kia nữa, nhìn lão bây giờ như người rừng.
Sợ bị theo dõi, chúng tôi đưa lão Đường về ký túc tắm rửa, sau đó gọi đồ ăn bên ngoài về, không để lão Đường lộ mặt. Tiểu Lục thì lên tập đoàn họp, ký túc chỉ có tôi, lão Đường và lão Vũ.
Lão Đường ánh mắt đăm chiêu, trông thấy đồ ăn thì cuống cuồng bốc, tôi với lão Vũ nhìn nhau không nói gì, im lặng chờ anh ta ăn. Hơn 10p sau, mình lão Đường ăn sạch ba đĩa thức ăn, 4 bát cơm, ợ một hơi sau đó xoa xoa bụng, thỏa mãn tựa đầu vào ghế.
Thấy anh ta đã no, tôi đứng dậy rót một cốc bia, vừa ngồi xuống, lão Đường đã hớp cạn. Tôi lại rót thêm cốc nữa, lão Đường lại định uống thì bị tôi ngăn lại: “Lão Đường, tôi còn tất nhiều chuyện phải hỏi anh, đừng uống vội như vậy!”
Lão Đường liếc tôi một cái, buông cốc xuống.
“Anh từ đâu xuất hiện?” Tôi hỏi.
“Trong núi ra!” Lão Đường chậm rãi đáp, có vẻ mệt mỏi.
Lão Vũ đi tìm cái cốc khác, rót bia nói: “Chắc khổ sở lắm hả?”
“Vẫn được, chỉ là sống không thể diện, không ló mặt ra được thôi.” Nói xong, lão Đường quay sang hỏi tôi: “Nghe nói cậu đã tố cáo thành công chú tôi?”
Câu hỏi quá trực tiếp, không biết có phải lão trách mình hay không, tôi xấu hổ gật đầu, tay gắp miếng đồ ăn, nói: “Ừ, ông ta ngã ngựa rồi! Lão Đường, anh đừng trách tôi, cứ cho rằng tuyến xe 13 bị tà ám quấy phá đi nữa thì việc chú anh làm cũng quá đáng, chuyện của Triệu Long Phi tôi đã được biết từ đầu đế đuôi.”
Nghe thấy Triệu Long Phi, lão Đường nâng cốc lên uống cạn: “Tôi vẫn luôn áy náy về Triệu Long Phi, nhưng lão Vũ chưa nói cho cậu biết à, lúc chú tôi tìm đến anh ấy để ép bức thì tôi không được biết, lúc có tin đến thì anh ấy chết mất rồi.”
Lão Vũ xen vào: “Chuyện này tôi đã giải thích cho cậu ấy rồi, gồm cả việc năm xưa anh đi tự thú, đều do chú cậu dàn xếp, nếu phải ra tòa, tôi sẽ làm chứng cho anh.”
Lão Đường thở dài, lắc đầu: “Tai nạn xe xảy ra, cũng phải trách tôi đã uống rượu, trốn tránh 10 năm trời, lương tâm rất khó chịu. Chịu trừng phạt cũng coi như tôi được giải thoát.”
Giọng lão Đường đầy vẻ mỏi mệt, hiển nhiên 10 năm nay anh ấy phải sống trong sự cô độc, lẩn trốn, tôi giơ cốc bia lên mời, nói: “Lão Đường, anh sợ tôi xảy ra chuyện nên báo cho tôi về tai nạn 10 năm trước. Ly này tôi mời anh!”
Lão Đường cười khổ giơ cốc lên chạm: “Lão ca từng ấy năm đã quen sống trong bóng tôi, cũng là gặp cậu, tâm tính thật thà mới phá lệ kết huynh đệ!”
“Nghe lão Vũ nói, sau này anh cũng nghi ngờ mấy vụ tai nạn không đơn giản là ngoài ý muốn?”
Lão Đường gật đầu: “Sau khi tôi xảy ra chuyện, chỉ nghĩ rằng tại mình uống quá chén, nhưng sau đó mấy tài xế tiếp theo đều bị tai nạn, tôi liền thấy có điểm gì đó không ổn!”
“À, có phải là về bà lão để quên sọt đồ ăn không?”
Lão Đường tự rót bia cho mình, nói: “Đúng vậy, trước sau ba vụ tai nạn đều xuất hiện bà lão, đặc biệt là tai nạn xảy ra vào cùng một ngày 15 âm lịch, mà trong trí nhớ tôi vẫn còn in rõ, chính bà lão đứng ở giữa đường chứ không ai khác.”
“Bà ấy đứng giữa đường làm gì?”
“Cười thôi!” Lão Đường không hề do dự, trả lời.
“Cười?” Tôi nghe mà ngơ ra, không khỏi liếc nhìn lão Vũ, lão Vũ cũng rất bất ngờ.
Thử tưởng tượng mà xem, hơn 12h đêm, một bà lão đứng giữa đường nhìn về phía mình mà cười, đúng là khiến người ta không rét mà run. Lão Đường đờ đẫn, tiếp tục kể: “Giờ nhớ lại mới phát hiện rất nhiều điểm không đúng. Đêm đó, lúc xe chạy đến đập nước, trông thấy bà lão đứng giữa đường, tuy tôi uống say, nhưng vẫn có phản xạ đạp phanh. Ấy vậy mà xe chẳng những không dừng, mà trước khi tông vào bà lão, nó còn bị quẹo sang một bên, hướng thẳng đén hồ nước.”
Sợ tôi không tin, lão Đường bổ sung thêm: “Tôi đây nhất định phải đi tự thú, lão ca nói lời này không phải vì trốn tránh trách nhiệm, mà là sau khi tỉnh rượu, nhớ ra hết thảy.”
Phanh xe không dừng, ngược lại còn quẹo về hướng hồ nước, đương nhiên tôi tin lời giải thích này của lão Đường. Có điều đó không phải điểm tôi chú ý, bèn hỏi: “Nếu anh xác định bà lão là tà ám, thế tại sao ba vụ tai nạn, chỉ có mình anh là sống sót?”
Lão Đường lắc đầu: “Không biết, trong khoảnh khắc xe sắp lao xuống hồ thì tôi tỉnh táo, nhảy từ cửa sổ ra ngoài.”
Nghĩ tới chỗ khác nhau giữa lão Đường và ba tài xế còn lại, chuẩn xác ra thì chỉ có là lão Đường uống rượu, còn ba người kia thì không, nó có liên quan gì chăng?
Nhưng uống rượu nên thoát chết, lý do này chẳng phải quá hoang đường ư?
Lần trước lão Đường về, dẫn tôi đi thôn Đường Oa Tử, là muốn chứng minh bác Lục đã chết, bởi không ai biết rõ ràng bác Lục chết hơn anh ấy. Bác Lục chết trên chính xe lão Đường, cho nên lúc các thôn dân đều nói bác Lục còn sống, lão Đường mới tỏ ra vô cùng bất ngờ.
Tốn bao công sức nhằm chứng minh cho tôi bác Lục đã chết, mục đích của lão Đường là khuyên tôi đừng tin bác Lục, đừng điều tra án nữa. Anh ấy chỉ nghĩ làm sao để tôi cảnh giác với chuyến xe, cảnh giác với bà lão, nhưng lại không ngờ chính vì vậy mà gián tiếp đẩy tôi điều tra ra toàn bộ án tử.
Lúc ở Đường Oa Tử, lão Đường đã trốn vào trong núi, gánh nước thuê, làm việc nặng mà kiếm cơm qua ngày. Mãi đến khi thôn dân mang báo về, trên đó có tin lãnh đạo bị bắt, mới dám lần nữa thò mặt ra ngoài.
Tôi để lão Đường ở lại ký túc, chờ khi cơ thể khỏe mạnh thì đi đầu thú, đã tìm được lão Đường, vụ án đã có thể kết thúc.
Lão Quỷ thì vẫn ở khách sạn ngày đêm nghiên cứu cuốn sách, nhưng sau một hôm đột nhiên mất tích, quay về thì cười không ngậm được miệng, thu xếp đi Hổ Yêu Sơn để phong giếng. Lúc trước ông ấy không xác định được rõ bà lão là thứ tà ám gì, không thể tùy tiện hành động, nhưng nhìn bộ dạng cao hứng lần này, có vẻ đã rất tự tin.
Tôi hỏi lý do, lão Quỷ vừa chuẩn bị những đồ nghề cần thiết vừa nói tôi nghe, lần này ra ngoài ông ấy gặp Đạo Điên, Đạo Điên kể, vài hôm trước cả hai tà ám đều đã bị thương.
Đó chính là cái đêm Quách Chế Phiến chết, bà lão chiến đấu với đại họa, Đạo Điên ngư ông đắc lợi. Bà lão bị thương, đương nhiên là tôi mừng lắm, nhưng nghe thấy đại họa cũng vậy, trong lòng không khỏi lo lắng cho nó.
Lần trước chưa phân thắng bại, lần này ai có thể hàng phục được tà ám sẽ chiến thắng, đương nhiên lão Quỷ không chịu lép vế, hạ quyết tâm đi Hổ Yêu Sơn phong giếng!
Nhìn lão Quỷ đang hưng phấn, tôi hỏi: “Quỷ bá bá, chẳng phải hôm trước ông nói, chưa làm rõ bà lão là tà ám gì thì chưa hành động ư?”
Lão Quỷ cười ha hả: “Không chờ được nữa, nhân dịp tà ám này bị thương, đi thử xem sao. Tạm thời coi nó là người phụ nữ năm xưa nhảu giếng, làm phép trừ ma!”
Lão Quỷ là đang nôn nóng đánh bại Đạo Điên!
Tôi chẳng giúp được gì cho chuyện bắt ma cả, huống hồ lão Quỷ xuất sơn là vì mình, cho nên tuy trong lòng không tán đồng lắm, nhưng cũng khó nói lời ngăn cản. Việc duy nhất tôi có thể làm lúc này là sát cánh với lão Quỷ, đồng cam cộng khổ.
Lần đi Hổ Yêu Sơn này vô cùng nguy hiểm, tôi với lão Vũ, lão Đường và lão Quỷ chờ đến hừng đông thì bắt đầu xuất phát.
Tôi vốn không nghĩ việc phong giếng lại phức tạp như vậy, ngoài một số pháp khí, lão Quỷ còn vào thôn lấy một chậu máu gà, còn bảo tôi đi xin gạo của toàn thể hộ dân.
Cái giếng cổ này rất có tiếng ở Hổ Yêu Sơn, xung quánh cắm đầy những lá cờ đỏ mini, người dân bản xứ tuy không nói ra miệng, nhưng ai cũng biết đó là cái giếng tà. Chưa tửng có ai dám đi qua vạch cắm cờ, giờ nghe có người đến phong giếng, toàn bộ thôn dân đều đổ ra xem.
Phong giếng rất câu nệ chi tiết, đúng 8h59p sáng thì bắt đầu làm. Năm xưa có Hà tiên sinh chỉ điểm cách phong ấn, giờ lão Quỷ một mình đảm đương, ông rất thận trọng, rút những lá cờ ra, miệng lẩm bẩm gì đó, vừa đi quanh cái giếng một vòng, hắt hết máu gà lên thành giếng.
Đang giữa ban ngày, nhưng nhìn máu tươi bám đầy miệng giếng, ai nấy vẫn sởn tóc gáy.
Làm xong, lão Quỷ lấy một lá cờ trắng trong túi ra, bảo tôi cắm ở bên cạnh giếng, trên lá cờ có thêu một hình thù quái lạ, chắc nó là cờ dẫn hồn gì gì đó.
Tiếp đến, lão Quỷ bắt đầu lẩm bẩm niệm chú, niệm từ sáng cho đến tận chiều. Rất nhiều thôn dân còn mang cả ghế, hạt dưa ra ngồi vừa nhấm vừa xem, kết quả là màn trình diễn chỉ có mỗi lão quỷ niệm chú, niệm chú không ngừng.
Thấy không thú vị, chẳng mấy chốc thôn dân liền giải tán, lão Quỷ niệm chú suốt từ lúc hơn 9h sáng cho đến 12h trưa thì ngồi xuống niệm, rồi đến tận 8h59p tối, tổng cộng là 12 tiếng đồng hồ.
Trời đã tối, thôn dân không ai dám ra xem nữa, lão Quỷ đứng dậy, đi tới rút cây cờ trắng, ném xuống giếng. Sau đó cầm bát gạo đưa cho tôi: “Bách gia mễ, tuyệt lai lịch! Cậu cầm bát gạo này, đi giật lùi, vừa đi vừa rải xuống đất, cả hai chúng ta đều không được quay đầu, để tôi chỉ đường cho cậu!”
Tôi lo lắng hỏi: “Như vậy tính là phong ấn rồi?”
Lão Quỷ nghiêm túc gật đầu: “Phong rồi, nếu bà ta là ma, sẽ không thể ra ngoài được nữa. Đi thôi!”
Tôi hít sâu một hơi, theo lời lão Quỷ dặn, thận trọng bướ lủi, vừa lùi vừa rắc gạo trong bát ra đất, dần dần ra khỏi thôn. Vừa qua một khúc cua, tôi ngẩng đầu nhìn một cái, đột nhiên tay run lên, bát gạo rơi ụp xuống đất.
Lão Quỷ không dám quay đầu, thấy cái bát rơi, hoảng loạn hỏi: “Sao thế? Cậu mau nhặt bát lên!”
Tôi run lẩy bẩy đáp: “Không… không cần nữa Quỷ bá bá. Bà lão kia… đang đứng đằng sau nhìn chúng ta cười kìa!”
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209
Phần 210
Phần 211
Phần 212
Phần 213
Phần 214
Phần 215
Phần 216
Phần 217
Phần 218
Phần 219
Phần 220
Phần 221
Phần 222
Phần 223
Phần 224
Phần 225
Phần 226
Phần 227
Phần 228
Phần 229
Phần 230
Phần 231
Phần 232
Phần 233
Phần 234
Phần 235
Phần 236
Phần 237
Phần 238
Phần 239
Phần 240
Phần 241
Phần 242
Phần 243
Phần 244
Phần 245
Phần 246
Phần 247
Phần 248
Phần 249
Phần 250
Phần 251
Phần 252
Phần 253
Phần 254
Phần 255
Phần 256
Phần 257
Phần 258