Trông thấy Lưu Khánh Chúc khiến tôi sợ hãi chẳng khác nào gặp ma. Đã nhiều ngày không gặp, ông ta vẫn mang bộ dạng lúc trước, gầy trơ xương, mặc cái áo chùng rách, con mắt phải nhìn như ngọc lục bảo.
Lão già bị tôi đập một ghế, đang nằm dưới đất ôm đầu rên rỉ. Trưởng thôn thấy vậy liền vội chạy ra đỡ Lưu Khánh Chúc dậy, mắng: “Thằng nhãi này, sao lại manh động thế, chưa gì đã đánh người ta.”
Lưu Khánh Chúc đứng dậy xua tay: “Không sao, còn chưa chết được.”
Bị ảnh hưởng bởi bác Lục và Lưu Vân Ba, tôi vẫn luôn có thái độ đối địch với Lưu Khánh Chúc, chỉ riêng nhìn gương mặt dúm dó của lão đã thấy chẳng giống người tốt. Nhưng không thể không công nhận, từ lần đầu tiên: Nhiều người chớ chở, rồi đến tối hôm qua: Gõ cửa chớ mở, lời nói vàng ngọc của Lưu Khánh Chúc đúng là cảnh báo trước cho tôi.
Tôi nghi hoặc hỏi: “Lão già, sao ông lại đến đây?”
Lưu Khánh Chúc ngẩng đầu lườm tôi: “Thôn này là ông cố nội ngươi mở ra à?”
Biết Lưu Khánh Chúc tính tình bất thường, tôi không nói nữa, ai mất công đi cãi nhau cho mệt. Trưởng thôn lườm tôi một cái, nói: “Thằng nhãi này, ăn nói cái kiểu gì thế. Cậu tới được chẳng lẽ người khác không được tới? Người tới đều là khách, mời ông vào trong ngồi!”
Lưu Khánh Chúc được trưởng thôn dẫn vào trong nhà, lại sau tôi ra quán cơm phía đông mua hai phần đồ ăn. Lão già này cũng thật khéo đưa đẩy, người tốt thì lão nhận, còn mua đồ ăn thì tôi phải trả tiền. Cả đêm qua không ngủ, đi trên đường tôi cứ mơ mơ màng màng, mệt mỏi rã rời.
Đi qua ngã tư, thấy ven đồng có một tốp thôn dân vây quanh, miệng xôn xao bàn tán gì đó, tò mò tôi bèn rẽ vào. Đám người vây quanh là một con bò, chết rất thảm, hai mắt trợn trắng đầy tơ máu, giống như nó đã nhìn thấy cái gì vô cùng đáng sợ.
Cổ con bò bị cái gì đó xé toang, máu tràn khắp nơi, nhìn cực tàn nhẫn. Một bé gái quỳ bên cạnh con bò, khóc nấc, liếc mắt tôi liền nhận ra, chính là bé gái tối qua hỏi tôi về con bò nhà mình bị lạc. Ông già hôm qua cũng ở đó, cứ kéo con bé, nhưng nó không đứng dậy mà khóc còn to hơn: “Hu hu… bò chết rồi, không kéo cày được, con lấy đâu tiền mua cặp sách!”
Thấy con bé khóc thật sự đáng thương, tôi móc trong túi ra 200 tệ đưa cho nó: “Bé con đừng khóc nữa, cầm lấy, coi như thúc thúc tặng con cái cặp sách.”
Bé gái ngẩng đôi mắt đỏ hoe lên nhìn tôi, e dè nhận lấy số tiền. Ông già đứng cạnh vội nói: “Không thể lấy tiền của cậu được, vậy sao được, vậy sao được…”
“Không sao đâu.” Tôi vỗ vỗ đầu con bé, sau đó quay người ra khỏi đám đông. Đi chưa được mấy bước, chợt ông già chạy theo: “Anh bạn trẻ, thấy anh không phải người trong thôn, anh tới đây tìm ai à?”
Tôi gật đầu: “Vâng bác, cháu tới chơi thôi.”
Ông lão nghe vậy bèn ghé sát vào tai tôi nói nhỏ: “Anh bạn trẻ, ở đây có gì mà chơi. Nghe lời lão, mau về đi thôi.”
Tôi gật gật đầu: “Đa tạ bác nhắc nhở!”
Thấy tôi đáp ứng, ông lão mới quay đầu về tìm cháu gái. Nếu là một tháng trước đây, ông lão nói câu này với mình, tôi đã sớm sợ vãi đái mà quay về. Nhưng hiện giờ, sau khi trải qua đêm 15 khủng bố, lại nhìn đồng hồ giết người, cũng coi như từng lướt qua mũi đao, trong lòng đã có sự phòng bị nhất định.
Mua hai phần đồ ăn ở tiệm cơm, tiện xách thêm hai chai rượu trắng rồi trở về nhà trưởng thôn. Không ngờ vừa về đến nhà đã thấy hai lão già ngồi xếp bằng trên giường, nói chuyện rất nồng nhiệt. Thấy tôi về, trưởng thôn vội ra lấy thức ăn, bày lên bàn, cười nói: “Tới đây Lưu lão đệ, ông đi đường xa như vậy, ăn ngay cho nóng.”
Mặt tôi xanh lại, hai lão già vậy mà đã xưng huynh gọi đệ với nhau rồi. Cả bữa cơm, Lưu Khánh Chúc không hề đả động đến tôi, hai lão già mải mê trò chuyện, coi tôi là người thừa. Nghĩ bụng, bèn mở miệng: “Trưởng thôn, tối qua không phải ông gõ cửa, vậy thì là ai?”
Trưởng thôn đang vui vẻ cười nói, vừa nghe tôi hỏi thì liền thu liễm: “Không ai gõ cả, đó không phải người gõ.”
“Không phải người gõ, vậy là cái gì?” Tôi tò mò.
Trưởng thôn rót ly rượu, thở dài: “Thôn này có một quy tắc, đó là cứ khi trời tối, nhà nhà đều phải khóa cửa. Bất cứ vật gì sống mà ban đêm ra ngoài, đảm bảo sáng hôm sau sẽ chết.”
Tôi cả kinh: “Rốt cuộc nó là cái gì, hổ già trên núi xuống ư?”
Trưởng thôn xua tay: “Là gì thì cậu đừng hỏi, hôm qua là lỗi của tôi, chưa kịp nói cho cậu thì đã say mềm.”
Còn định mở miệng hỏi thêm thì bỗng Lưu Khánh Chúc ngồi đối diện lại nháy mắt ra hiệu với tôi. Trong lòng thầm nghĩ: “Gì thế lão già, tôi với ông không cùng hội, ra hiệu cái rắm à!”
Cơm nước xong đã là buổi chiều, tôi đi bộ ra ngoài cho bớt mùi rượu, không ngờ Lưu Khánh Chúc lại chống gậy đuổi theo. Liếc mắt nhìn một cách không thiện ý, tôi tiếp tục rảo bước.
“Không phải ngươi muốn biết tối qua là cái gì gõ cửa sao?” Lão theo sát tôi, nhỏ giọng buông một câu.
Chẳng quay đầu lại, tôi hừ lạnh: “Thú hoang, Hổ Yêu Sơn sát chân núi, dã thú nhiều cũng là bình thường.”
“Không phải động vật, mà là người!”
Tôi bật cười ha hả, quay đầu lại nhìn thẳng vào con mắt xanh biếc của lão, nói: “Lão già, trưởng thôn đã bảo không phải người gõ, lão còn cãi, thế theo lão thì là ai gõ?”
“Người chết!”
Lưu Khánh Chúc đáp không hề do dự, tôi giật mình.
“Chẳng phải ngươi muốn tìm đồng tiền hổ văn sao? Đêm nay ngươi ở lại, ta dẫn ngươi tới chỗ này.”
Vốn định chút nữa sẽ quay về thành phố, nhưng nghe Lưu Khánh Chúc nói, tôi không khỏi sửng sốt: “Sao ông biết tôi đi tìm đồng tiền?”
Lưu Khánh Chúc không trả lời câu hỏi, mà nhàn nhạt nói: “Ngươi chắc có rất nhiều câu muốn hỏi. Đêm nay cứ đi theo ta đã, ta sẽ giải đáp từng việc một cho ngươi!”
Đây chính là câu nói mà tôi đang mong chờ!
Cả quãng thời gian dài như vậy, u mê mà vị hết người này đến người kia điều khiển, thứ mà tôi muốn biết nhất lúc này chính là chân tướng.
“Ông biết tôi muốn hỏi gì?”
Con mắt xanh lè của lão khẽ co lại: “Bí mật của Lão Đường, lão Vũ, Lưu Vân Ba, và cả ta nữa.”
Câu nói của lão già thực sự làm tôi chấn động, đây chính là câu hỏi đè nặng nhất trong lòng, lại bị lão một phen nói toạc ra. Cắn răng, tôi gật đầu.
“Được, đêm nay tôi sẽ đi theo ông. Ông nói phải giữ lời đấy!”
Gió chợt nổi lên, cả cái thân hình gầy trơ xương của lão lắc lư theo chiều gió, tựa hồ có thể bị thôi bay bất cứ lúc nào.
Tối đó tôi với Lưu Khánh Chúc ở gian nhà phía tây, hồi chiều trưởng thôn uống mấy chén rượu, lại say bất tỉnh nhân sự. 10h đêm, Lưu Khánh Chúc thấy sắc trời đã đen kịt, bèn bảo tôi đi theo lão vào trong thôn một chút.
Thực ra thì nội tâm tôi rất đấu tranh, dù gì cũng đã tận mắt nhìn thấy con bò chết thảm. Nhưng Lưu Khánh Chúc thì chưa, liệu có đáng tin không? Tuy nhiên, lão nói mình biết bí mật của tất cả, cái này quả thực quá có sức mê hoặc. Tôi rón rén đi theo bộ xương khô ra sau nhà, lòng nơm nớp lo sợ, một chút cảm giác an toàn cũng không có.
Ban đêm trong thôn yên tĩnh đến đáng sợ, ngay tiếng ếch ngoài đồng cũng chẳng có. Cũng may ánh trăng rất sáng, miễn cưỡng nhìn thấy mặt người, hai chúng tôi đi vòng quanh thôn, tới một nhà còn sáng đèn. Lưu Khánh Chúc nhỏ giọng: “Chính là chỗ này, chờ đi!”
Hai chúng tôi co người, trốn sau đống củi khô, nhìn chằm chằm vào ngôi nhà còn sáng. Ngồi im như vậy không động đậy, tới tận 12h, tôi thật sự mất kiên nhẫn, định mở mồm nói, bỗng nhiên kẽo kẹt một tiếng vang lên! Nhà kia mở cửa, một thanh niên khoảng chừng trên dưới 20 tuổi bước ra. Cậu ta vừa ra ngoài thì lảo đảo đi xuống sân.
Lưu Khánh Chúc đưa mắt ra hiệu, hai chúng tôi giữ khoảng cách chừng 20m, từ từ đi theo. Người này đi cực kỳ chậm, phải đến 20p sau mới đến một căn nhà cũ nát phía cuối tây của thôn. Thanh niên trẻ đi vào nhà rồi thấy im bặt, tôi đang ngáp dở thì đột nhiên trong căn nhà cũ nát vang lên tiếng thét rợn người.
Giật mình hoảng sợ, tôi vội ngó vào trong. Lúc lực chú ý dồn hết vào gian nhà thì bỗng Lưu Kháng Chúc huých tôi một cái, chỉ sang gian bên cạnh. Từ gian nhà ngang, một bóng người đi tới, dáng dấp không cao lắm, còn kéo lê cái gì đó rất dài dưới đất, có vẻ thứ này không chịu yên, thi thoảng lại lật một cái.
Tôi không cả dám hít thở, tính toán, thứ hắn ta kéo là cái gì?
Trông giống như một người!
Trộm liếc Lưu Khánh Chúc, gương mặt lão vẫn chẳng có gì thay đổi. Thêm mấy phút nữa, trong căn nhà nát lại vang lên tiếng thét chói tai. Giữa đêm khuya tĩnh lặng, nghe tiếng thét rợn người mà tôi nắm chặt bàn tay, trán túa mồ hôi.
Tiếng hét được vài giây thì im bặt, cửa phòng bị mở, có hai người lần lượt bước ra ngoài. Nhờ ánh trăng, thấy rõ dáng dấp hai người, bỗng tinh thần tôi tỉnh táo lại: “Đây chẳng phải cậu thanh niên và đại tỷ mình gặp lúc đi mua đồ ăn sao?”
Hai người ra khỏi nhà, vòng vào phía sau mất dạng, lão Lưu quay đầu liếc tôi một cái, nói: “Ngươi cứ ở đây đợi, ta phải vào nhìn một cái xem sao.”
Không đợi tôi mở miệng, lão già đứng dậy đi luôn. Nào đã gặp trường hợp này bao giờ, tim tôi đập như muốn phá vỡ lồng ngực. Lưu Khánh Chúc đi vào cỡ năm ba phút vẫn chưa thấy ra, tôi căng thẳng tới mức móng tay bấu rách cả da thịt.
Bỗng cảm thấy có gì đó hình như đang tiến đến lại gần mình. Đột ngột quay đầu lại, không sai, chính là cậu thanh niên dắt trâu tôi gặp kia, gương mặt với nụ cười đờ đẫn ghé sát, chỉ cách tôi chưa đầy năm phân.
Tôi sợ đến mức dựng hết tóc gáy, lập tức định co chân bỏ chạy, không nhịn được lại lớn tiếng chửi: “Mẹ kiếp, hai chân tê rần!”
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209
Phần 210
Phần 211
Phần 212
Phần 213
Phần 214
Phần 215
Phần 216
Phần 217
Phần 218
Phần 219
Phần 220
Phần 221
Phần 222
Phần 223
Phần 224
Phần 225
Phần 226
Phần 227
Phần 228
Phần 229
Phần 230
Phần 231
Phần 232
Phần 233
Phần 234
Phần 235
Phần 236
Phần 237
Phần 238
Phần 239
Phần 240
Phần 241
Phần 242
Phần 243
Phần 244
Phần 245
Phần 246
Phần 247
Phần 248
Phần 249
Phần 250
Phần 251
Phần 252
Phần 253
Phần 254
Phần 255
Phần 256
Phần 257
Phần 258