Thấy hai chúng tôi ngây ra, biết chúng tôi không phải đi tìm cô nương gì đó, ông lão cười nói: “Thế hai cậu đến nơi này có việc gì?”
Đang lạc đường, tôi bèn nhân cơ hội hỏi luôn: “Bác à, chúng cháu vốn định xuyên núi để ra quốc lộ, nhưng bị lạc đường, bác có biết phải đi hướng nào không?”
Ông lão cười nhạt, vuốt ve bộ râu dê, nói: “Đằng sau núi này vẫn là núi thôi, ngoài một cái thôn nhỏ thì trong phạm vi 100 dặm không có nhà ở, cũng không có đường, hai cậu muốn đi đâu?”
Câu hỏi của ông lão đánh trúng vào tim đen chúng tôi, đúng, chúng tôi làm gì có nơi nào để đi! Cả hai liếc nhau một cái, Hoàn Tử Đầu đáp: “Bác, trăm dặm quanh đây không có nhà, bác lại không phải người bên thôn sau núi, vậy bác sống ở đâu?”
Ông lão ho khan hai tiếng, cười nói: “Tôi à, tôi sống trên núi này, chỉ có một mình, cũng tạm gọi là nhà.”
Tuy sự xuất hiện của ông lão có vẻ quái lạ, nhưng nhìn bên ngoài thì cũng có máu thịt bình thường, trước mắt không có đường ra, Hoàn Tử Đầu liền tùy cơ ứng biến: “Bác à, nói thật với bác, chúng cháu là người trong thôn, bị kẻ xấu truy bắt nên mới chạy cả đêm lên đây, hiện giờ tạm không thể quay về. Bác có thể cho chúng cháu lánh tạm ít bữa, chờ mọi việc êm xuôi chúng cháu sẽ đi ngay?”
Ông lão có vẻ khá dễ tính, cười nói: “Được thôi, nếu hai cậu không chê chỗ tôi rách nát thì cùng về đi!”
Nói đoạn, ông ta gật đầu rồi xoay người đi trước dẫn đường. Hoàn Tử Đầu thấy ông lão đồng ý, vui mừng đỡ cái giỏ tre của ông ta, đeo lên lưng mình, hai chúng tôi đi theo. Nơi này núi rừng hoang vu, thật khó mà tưởng tượng được ông lão sinh sống bằng cách nào. Vừa đi, tôi chợt có suy nghĩ, bèn hỏi: “Bác, vừa nãy bác có nói gì mà Điền Loa cô nương, cả vùng trăm dặm không người ở, lấy đâu ra cô gái nào?”
Ông lão chưa kịp trả lời thì Hoàn Tử Đầu lườm tôi một cái, bĩu môi: “Ai da, rốt cuộc anh có phải lớn lên từ nông thôn không vậy? Truyền thuyết về Điền Loa cô nương nổi tiếng thế mà chưa nghe bao giờ à?”
Thấy Hoàn Tử Đầu cũng biết về Điền Loa cô nương, tôi tò mò hỏi: “Đúng là tôi chưa nghe bai giờ, anh kể chút xem nào?”
Hoàn Tử Đầu ít học nên cơ hội để giảng giải cho người khác không nhiều, hắn liền tỏ ra hiểu biết, hắng giọng nói: “Chuyện này tôi nghe mẹ kể lại, rằng từ ngày xưa có một thiếu niên, trên đường từ ruộng về nhà nhặt được một con ốc đồng. Con ốc đó rất to, phải to cỡ hai miệng bát.”
Vừa nói hắn vừa khoa chân múa tay: “Thiếu niên nghĩ, con ốc to như vậy đủ ăn mấy bữa, nếu thêm chút gia vị cho vào nồi hầm thì khỏi phải nói.”
Tôi thấy có vẻ hơi sai sai, cắt lời: “Rồi nó ăn luôn?”
Hoàn Tử Đầu lườm: “Chỉ là tôi đói bụng nên bịa ra thôi, chứ truyền thuyết không có đoạn đó. Tiếp tục nhé, thiếu niên kia không đói, nó cũng lương thiện chứ không phải xã hội đen, bèn bỏ con ốc vào lu nước để nuôi. Nói cũng lạ, từ ngày nó nuôi con ốc, thì hàng ngày đi làm đồng về, đều phát hiện đã có sẵn một bàn thức ăn trong nhà.”
Tôi cười ha hả, xua tay: “Huynh đệ, chuyện cậu kể như Liêu Trai vậy, trong truyện Liêu Trai có đầy cô nương bước ra từ bức tranh. Khỏi cần nghĩ, đồ ăn đó hẳn là con ốc trong lu thành tinh làm.”
Hoàn Tử Đầu không thèm để ý tôi, nói tiếp bằng một giọng đầy văn vẻ: “Tiểu tử đó trông thấy mâm cơm liền bỏ ra ăn. Ăn xong thì mới chợt nghĩ, nhà có mình mình ở, mâm cơm này con mẹ nó từ đâu ra?”
Tôi không nhịn được mà phì cười, một câu chuyện cổ tích, một thiếu niên tốt tính nhưng qua miệng Hoàn Tử Đầu lại mang dáng dấp du thủ du thực.
“Một ngày nọ, hắn bèn tính toán, giả vờ ra ngoài đồng làm việc sớm, nhưng trốn sẵn trong sân, khi nghe dưới bếp có tiếng động, liền vọt vào. Tới nơi thì trông thấy, một cô nương rất ngon nghẻ đang nấu cơm, mà con ốc trong lu nước chỉ còn cái vỏ không.”
Nói đến đây, hắn đắc ý nhìn sang ông lão vẫn nghe nãy giờ, nói: “Bác, có đúng không, có phải chính là Điền Loa cô nương này không?”
Ông lão gật đầu: “Tuy tôi chưa từng nghe qua, nhưng câu chuyện cậu kể khá hay, cô nương Điền Loa mà cậu nói với cô nương Điền Loa tôi nói cũng có chút tương đồng, bởi cả hai đều không phải là người.”
Tôi cười hỏi: “Điền Loa cô nương của bác không phải do ốc đồng biến thành à?”
Ông lão lắc đầu, giơ tay bẻ một cành cây chắn đường, chậm rãi nói: “Điền Loa cô nương mà tôi nói đến, là một hồn ma!”
Hoàn Tử Đầu còn đang đắm chìm trong câu chuyện mình vừa kể, đột nhiên nghe ông lão nói Điền Loa cô nương là hồn ma, nhất thời khó tiếp thu nổi, trừng mắt nói: “Bác cố tình chơi cháu à? Chuyện này chính mẹ cháu kể cho cháu hồi bé, sao bác lại phá đám?”
Ông lão râu dê lắc đầu: “Không phải phá đám, chuyện cậu kể là chuyện cổ tích, hai chúng ta đang không nói về cùng một cô nương.”
Hoàn Tử Đầu vẫn muốn gân cổ lên cãi, ông lão vội xua tay: “Giờ chưa có thời gian giải thích, thấy cậu cũng đói bụng rồi, mau lên đường đi thôi, cố về đến nhà tôi trước khi trời tối, cơm nước, tôi lại kể từ từ cho nghe.”
Ông lão đã nói như vậy, Hoàn Tử Đầu cũng không hỏi gì thêm, ba người chúng tôi tiếp tục hành trình. Ông lão râu dê ước chừng cũng phải sau bảy mươi tuổi, tuy tóc đã hoa râm, nhưng chân cẳng vẫn thật khỏe. Ông dẫn chúng tôi đi xuyên rừng già suốt một buổi sáng mà cũng chẳng thấy mệt mỏi, tôi với Hoàn Tử Đầu thì đã đi một ngày một đêm, bèn thu xếp nghỉ ngơi một lát.
Gọi Hoàn Tử Đầu ra sau tảng đá đi tiểu, nhân cơ hội tôi bảo hắn: “Huynh đệ, qua câu chuyện anh kể tôi phải nhắc anh một câu. Nơi này núi hoang rừng vắng, trăm dặm không bóng người tự nhiên lòi ra một ông già, anh cảnh giác một chút!”
Hoàn Tử Đầu gật gật: “Nếu anh không nói thì tôi cũng định bảo anh rồi. Ông già này nhìn có vẻ chất phác, nhưng không giống người tốt, tôi chưa từng ra sau núi, nhưng vẫn biết, trên này thú dữ nào cũng có. Một ông già như ông ta, không thể sống một mình ở đây được!”
“Đi bước nào tính bước đó, tùy cơ ứng biến vậy!”
Hai chúng tôi thống nhất rồi quay lại chỗ ông lão. Nghỉ ngơi thêm một lát, cả ba lại tiếp tục lên đường về chỗ ông già ở. Cả đoạn đường, cứ lúc nào chúng tôi hỏi còn bao xa, ông ta đều nói là sắp đến rồi.
Tuy ông ta chỉ là một người già, nhưng trong lòng tôi lại nảy sinh sợ hãi. Bởi ông ta cứ cho tôi một cảm giác mãnh liệt rằng, không phải tình cờ, mà giống như ông ta cố ý đến để đón chúng tôi vậy.
Đi theo ông lão từ sáng cho đến tận 2h chiều, mà vẫn chưa tới chỗ ở của ông lão. Đi qua triền núi cuối cùng, bỗng trước mặt rộng mở, xung quanh toàn là núi non trùng điệp, chỉ có một khoảng đất bằng duy nhất này, rất rộng!
Trên khoảng đất đó, cỏ mọc xanh mướt, trang điểm bằng những khóm hoa dại nhiều màu sắc, một căn nhà gỗ nhỏ hiện lên ở chính giữa. Ông lão râu dê cười, chỉ tay về phía trước nói: “Căn nhà nhỏ kia chính là chỗ ở của tôi!”
Hoàn Tử Đầu thấy nơi đây rộng rãi thoáng mát thì mừng ra mặt, vội vàng đi theo ông lão vào nhà. Đồ đạc bên trong toàn bộ đều bằng gỗ, trên chiếc giường nhỏ không có đệm, mà chỉ có một tấm vải bố đơn sơ. Ông lão bảo chúng tôi cứ nằm nghỉ ngơi để mình đi nhóm bếp nấu cơm.
Trèo rừng núi suốt hai ngày một đêm, chân phồng rộp, hai chúng tôi vừa đặt lưng thì liền ngủ như chết. Lúc tỉnh dậy thì trời đã tối, vẫn còn ngái ngủ, mở mắt chợt khiến tôi giật mình. Tôi với Hoàn Tử Đầu nămg trên giường, còn lúc này ông lão râu dê đang ngồi ở cái ghế đối diện, mặt vô hồn nhìn chằm chằm chúng tôi!
Thấy tôi tỉnh, ông lão cười chỉ tay vào đĩa khoai trên bàn, nói: “Trong núi không có gì ngon, tôi già cả, cũng không bắt nổi gà rừng, thôi thì hai cậu ăn tạm!”
Chúng tôi thực sự đã quá đói, không hề khách sáo, xuống giường xỏ giày rồi ngồi ăn ngấu nghiến. Hoàn Tử Đầu cắn miếng khoai, đánh giá căn nhà một chút, hỏi: “Bác, bác ở đây một mình thật à? Không sợ gì sao?”
Ông lão xua tay: “Ban đầu thì cũng sợ, nhưng sau thì quen!”
“Bác không có người thân à, sao lại vào đây ở, để canh rừng phòng cháy ư?”
Ông già rót cho hai chúng tôi ly nước ấm, đẩy về trước mặt, từ tốn nói: “Trước đây, nơi này là một thôn, có điều hiện giờ chỉ còn mình nhà tôi!”
Thôn?
Hoàn Tử Đầu suýt thì phun miếng khoai trong miệng ra, nói: “Ngoài căn nhà gỗ của bác, làm gì có nhà nào nữa mà thôn?”
Tôi cũng ngạc nhiên nhìn ông lão, hỏi: “Thôn mà bác nói, chính lá bãi đất trống?”
Ông lão chắc cũng đoán trước chúng tôi sẽ kinh ngạc, gật đầu nói: “Đúng vậy, bãi đất trống xung quanh đây, trước kia đều là nhà người ta. Nhưng sau này cả thôn chết hết, nhà cửa đều bị cháy rụi!”
Hoàn Tử Đầu trợn tròn mắt, khoa chân múa tay, vớ vội ly nước uống để trôi miếng khoai đang nghẹn ở cổ họng. Ông lão vuốt chòm râu, nói tiếp: “Sáng nay hai cậu thắc mắc về Điền Loa cô nương nhỉ, để tôi kể cho các cậu nghe.”
Biết rằng trong này ắt có chuyện, tôi bèn buông đũa xuống, ngồi thẳng lưng lắng nghe.
“Bên dưới căn nhà nhỏ của tôi đã từng là một thôn có hơn trăm hộ. Tất cả đều chỉ quanh quẩn ở đây nên người ngoài không ai biết đến. Nhà Điền gia trong thôn, có một đứa con đặt tên là Điền Loa!”
Hoàn Tử Đầu a một tiếng, trêu chọc: “Liệu có phải truyện cổ tích mẹ cháu kể, bắt nguồn từ thôn này không?”
Ông lão xua tay: “Không, hai câu chuyện khác nhau. Điền Loa cô nương này ra sau núi nhặt được hai đồ vật, người có tuổi trong thôn nói, hai thứ này tà khí mạnh, không thể giữ. Nhưng Điền Loa yêu thích nên lén giấu chúng đi, bắt đầu từ hôm đó, trong thôn xảy ra liên tiếp chuyện lạ. Hết nhà này đến nhà khác có người đột tử, chỉ trong vài ngày mà toàn bộ thôn chết hết, chỉ mình Điền Loa còn sống. Cô bé đổ lỗi cho chính mình, phóng hỏa đốt cả thôn, rồi thắt cổ tự tử.”
Ông lão nói rồi chỉ xuống sàn nhà: “Đúng rồi vị trí căn nhà của tôi, chính là nhà Điền Loa năm xưa.”
Hoàn Tử Đầu đang ngồm ngoàm nhai, nghe ông lão nói lập tức sợ đến rơi cả khoai xuống bàn. Gió nổi lên, từng cơn gào thét thổi qua, không biết có phải câu chuyện của ông lão đã làm kinh động đến hồn ma của cái thôn cũ hay không. Tôi ớn lạnh sống lưng, quấn chặt quần áo, hỏi: “Cô gái ấy nhặt đồ vật gì mà kinh khủng như vậy?”
Ông lão chợt trầm sắc mặt, nhìn tôi chằm chằm, nói: “Hai đồng tiền cổ và một cuốn sách cũ!”
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209
Phần 210
Phần 211
Phần 212
Phần 213
Phần 214
Phần 215
Phần 216
Phần 217
Phần 218
Phần 219
Phần 220
Phần 221
Phần 222
Phần 223
Phần 224
Phần 225
Phần 226
Phần 227
Phần 228
Phần 229
Phần 230
Phần 231
Phần 232
Phần 233
Phần 234
Phần 235
Phần 236
Phần 237
Phần 238
Phần 239
Phần 240
Phần 241
Phần 242
Phần 243
Phần 244
Phần 245
Phần 246
Phần 247
Phần 248
Phần 249
Phần 250
Phần 251
Phần 252
Phần 253
Phần 254
Phần 255
Phần 256
Phần 257
Phần 258