Trước cái nắng dữ dội như thiêu của Hà Nội, nó chỉ muốn về nhà luôn thôi, ấy vậy mà ông trời không thương, cái cột đèn chết tiệt đổ sang màu đỏ. Dừng xe lại đợi đèn xanh, nó để ý mấy người đỗ bên cạnh, khuôn mặt ai cũng tấm mồ hôi và lộ vẻ căng thẳng, dám chừng một hành động nhỏ của nó thôi cũng ăn chửi không bằng ý, khiếp thật!
Lúc sau được đi, nó về thẳng luôn. Không phải nó siêu đến độ đi một lần biết đường luôn đâu, thật ra cũng mấy lần nó nhìn thấy có khu nhà y hệt chỗ nó nhưng đối diện không có hàng rào hoa giấy nào lên nó tiếp tục chạy. Nói chính xác hơn thì nó nhớ nhà nhỏ vì căn nhà rất đặc biệt. Về qua nhà nhỏ thì thấy bác Tám đang cắt gì ngoài giàn hoa, chắc tỉa cành, nó chào bác:
– Dạ cháu bác.
– Ủa M hả cháu?
– Vâng, bác mở giùm cháu cửa với, cháu gửi lại bác cái xe.
Bác ấy ra mở cửa, thắc mắc:
– Ơ cái Tâm đâu? mà cháu lại đi xe nó thế này?
– Dạ, Tâm nhờ cháu đèo đi học ạ, cháu sang trả xe.
– Ôi cái con bé này, nắng nôi bắt tội cháu quá. Ừ bác xin, cứ để đấy cho bác, vào nhà uống li nước cháu. – Bác mời nó.
– Dạ thôi, cháu xin phép về còn còn ra quán với anh Cương không muộn bác ạ.
– Ừ.. Vậy để dịp khác nhé, cháu ngoan quá, mới lên đã định đi làm rồi, chả bù cho con Tâm nhà bác.
– Dạ cũng bình thường mà bác hihi.
Gì chứ, được khen thì nó sướng lắm. Chào bác đi về, thấy phòng nào cũng đóng cửa. Vào phòng mình thì ông Cương đang ở trần trước cái quạt, trông mặt phê phê, thấy nó ổng cười cười:
– Ghê à nha, chú em khá đấy haha?
– Khá gì, ông hâm à?
– Mới lên mà mày đã lọt vào mắt xanh của cái Tâm rồi, quá siêu ấy chứ haha.
– Xanh đỏ gì, thế có ra quán không? – Nó không thích lắm lên đổi chủ đề luôn.
– À anh quên, thôi đi luôn, muộn rồi mày.
Đen quá vừa đi về xong, chưa kịp thở. Ông Cương dắt xe ra, đến cổng khu thì nó leo lên xe. Quán cũng vắng thôi vì tầm chiều ít khách. Anh Cương nói chuyện với chủ quán về việc anh nghỉ, nó làm thay anh, ông bà chủ dễ tính nên cũng đồng ý, nó làm bắt đầu từ ngày mai, anh Cương làm nốt hôm nay. Xong nó đi xe anh Cương về, anh bảo thế. Đến phòng, nó nằm xuống ngủ luôn vì mệt quá rồi.
… Bạn đang đọc truyện Mãi mãi yêu em – Quyển 1 tại nguồn: http://truyensex68.com/mai-mai-yeu-em/
Khoảng 4 giờ rưỡi thì nó dậy, nhớ đến cái con nhỏ kia, còn phải đón nhỏ nữa. Rửa cái mặt cho tỉnh ngủ nó định đi đón thì mới nhớ đã trả xe. Bây giờ mới thấy cái ngu của nó, biết thế không trả xe nữa, lại phải đi xe của ông Cương.
Thôi thì đành vậy, nó đi sớm một chút, nhỏ đỡ phải đợi. Chả hiểu sao nó bắt đầu biết nghĩ cho nhỏ từ lúc nào. Lại đi trên cái đoạn đường đó, ít ra cũng tắt nắng rồi, đỡ hơn bao nhiêu. Đến cổng trường nhỏ thì có tiếng trống. Công nhận nó thiêng thật đấy. Nhìn cái cảnh học sinh túa ra nó lại nhớ đến cái thời cấp 3 của nó, tẻ nhạt và vô vị, không có thằng Long và cây Ghitar, khéo nó tự kỉ lúc nào không hay. Lúc sau nhỏ đi ra, đứng gần cái cổng nhỏ cứ nhìn nhìn xung quanh, chắc kiếm nó. Nó tiến đến gần:
– Xe ôm em ơi? – Nó trêu nhỏ.
– Giá cả thế nào anh, hihi!
– Cần ôm thôi em.
– Xí, mơ đi nhá.
– Ờ để về ngủ đã, lên xe đi.
– Là sao?
– Thì ngủ mới mơ được chứ.
– Hihi!
– Thôi cười hoài, lên đi còn về.
– Từ từ đã nào, vừa tan xong mà.
– Rồi, thế ở đó cho đỡ mệt, đây về trước. – Nó giả bộ vít tay.
– Đây đây, con trai gì mà khó tính.
– Mệt quá, nói nữa là đi bộ nha…
Tưởng nó nói thật, nhỏ trèo vội lên xe, bỗng ở cái cổng trường đông đúc, một đám học sinh, toàn con gái đi ra:
– Ôi con Tâm có trai đón kìa tụi mày, đẹp trai quá hihi…
– Con kia có bạn trai mà giấu kĩ ghê…
– Hú hú, anh ơi bỏ nó đi đèo em về nè.. Bla… bla.
Khiếp! Động phải cái ổ yêu nhền nhện rồi, chắc bạn của nhỏ, đúng là cái lũ nhiều chuyện, cơ mà cũng vài con xinh phết nó để ý thấy. Mà công nhận bọn này bạo mồm thiệt đấy, chứ ở quê nó, mấy đứa con gái mà thấy trai lạ thì lại xúm hết vào nhau đi về nhà vội, kiểu bắt sợ bắt cóc không bằng.
Nhỏ nghênh cái mặt lên cười cười:
– Ờ đấy, anh yêu của tao đấy tụi mày thấy đẹp trai không? hihi.
Nhỏ cũng bạo mồm không kém. Mà nó là anh yêu của nhỏ lúc nào nhỉ? Diễn cũng vừa vừa phải phải thôi chứ. Nhưng nó nghe hai từ ” anh yêu ” cũng thấy thích thích, dù sao nhỏ cũng xinh mà.
– Ui trộ ôi, tình cảm quá kìa tụi mày..
– Thôi đi đi anh. – Nhỏ đập đập vai nó.
– Uhm.
– Tao về trước nha, mai gặp. – Nhỏ vẫy tay chào mấy con nhền nhện.
– Anh ơi đèo nó về thẳng nhà nha anh, hihi…
Chúng nó vẫn không tha. Nó gật đầu trào cả đám rồi, phóng xe đi. Trên đường nhỏ hỏi nó:
– Xe em đâu mà đi xe anh Cương thế anh?
– Trả rồi.
– Sao không để đấy xe em mà đi?
– Thế tự nhiên đi xe em, trước mặt hai bác à?
– Có sao đâu, xe em chứ đâu phải xe bố mẹ.
– Thế ai mua?
– Bố em mua.
– Thì đó, không thấy kì à?
– Nhưng mua cho em mà.
– Thôi mệt quá, xe nào mà chả được, nói nữa đi bộ á.
Dường như câu dọa này rất hiệu quả, nhỏ im luôn. Đến chỗ cột đèn nhỏ lại gọi:
– Anh ơi.
– Gì?
– Em đói.
– Đói về tý ăn cơm.
– Nhưng về bây giờ chưa có cơm.
– Rồi, thế giờ muốn sao?
– Đi ăn đi anh?
– Ăn gì?
– Anh cứ đi đi em chỉ cho.
Rồi, quẹo trái, quẹo phải, đi thẳng…
– Đến rồi anh ơi.
Một quán ăn nhỏ gần trường tiểu học, nó đỗ xe khóa cổ rồi đi vào cùng nhỏ Tâm. Bên trong có vài đứa trẻ con đang ngồi ăn nhìn nhìn chúng nó như sinh vật lạ. Chắc chưa thấy mấy đứa lớn như nó vào đây bao giờ. Ngồi vào chiếc ghế nhựa, thì một chị trẻ trẻ đeo cái tạp dề đi ra:
– Tâm à em, như cũ nhé. – Nhỏ khách quen rồi thì phải.
– Vâng chị, hihi.
– Ủa mà nay dẫn bạn trai đi nữa cơ à, đẹp trai đó nha, em ăn gì?
– Dạ lấy em giống của Tâm. – Ngại lên nó trả lời bừa, nhỏ ăn được chắc nó cũng ăn được.
Chị ấy đi vào…
– Quán quen luôn hả?
– Vâng hihi, tan học em hay vào!
– Vậy tan học lúc nào cũng đói à? Học gì mà tốn calo giữ vậy?
– Thì học thôi, con người ai chả phải ăn.
– Ừ, nhưng ít ai, ăn 4 bữa chính lắm.
– Cái anh này, kệ người ta.
– Thế ăn nhiều không sợ béo à?
– Nhưng em có béo đâu?
– Vậy em nhận là em ăn nhiều à? =))
– Không nói chuyện với anh nữa.
Lúc sau chị, bán hàng mang ra, Đĩa xúc xích, bò viên chiên, cá viên chiên, nem chua…
– Nhiều này ăn sao hết, vậy trời.
– Anh cứ ăn đi, tý nữa có khi phải gọi thêm đấy.
Rồi nhỏ ăn, xỉa mấy cái đĩa cứ như chết đói năm 45 ý. Nó thì được vài miếng rồi thôi, gì chứ mấy thứ này nó ít ăn lên không thích lắm. Lúc đói, coi bộ củ khoai lang với nó còn thích hơn cái đống này. Nó ngồi im lặng nhìn nhỏ ăn, lâu lâu ngước lên bắt gặp ánh mắt nó nhìn mình, nhỏ chỉ cười cười rồi lại cúi xuống ăn tiếp, khiến nó hơi ngại. Rồi mấy cái đĩa đồ ăn hết sạch nó hỏi:
– Xong chưa?
– Rồi anh ạ, hihi.
– Thế về nhá.
– Vâng, hihi.
Nó đi ra chỗ chị bán hàng trả tiền, nói gì thì nói. Nó cũng biết, đi với con gái con trai luôn là đứa phải đứng ra trả tiền. Chán thật, chưa đi làm được ít tiền nào mà nó đã tiêu như thế này rồi, may mà lúc đi có mang theo cái ví. Nhưng :
– Nè nè, anh làm gì vậy?
– Thanh toán.
– Thôi để em trả cho.
– Nhưng….
– Thôi lần này anh đèo em, em mời, mà anh cũng ăn mấy đâu.
Đành vậy, nhỏ giành thì thôi, đỡ tốn, mất công làm người tốt mà chả được gì. Nó ra lấy xe mặc trong ánh mắt ngạc nhiên của chị bán hàng. Bước dắt cái xe ra nhỏ trèo lên, nó nổ máy chạy. Trên đường nhỏ lại vỗ vỗ lưng nó:
– Anh anh.
– Gì nữa, đừng bảo quay lại vì còn đói nha?
– Không em hết đói rồi.
– Vậy sao?
– Lúc nãy ăn cay, em hơi khát.
– Cái gì vậy trời, ở đấy có nước mà sao nãy không uống?
– Nãy không khát, giờ mới khát. – Nhỏ phụng phịu.
– Thôi xin thua chị hai, giờ muốn sao?
– Đi uống nước đi anh, hihi?
– Chị hai tha em, mệt quá rồi.
– Đi mà anh, em khát thiệt mà.
– Haizz. Chờ tý, vào kia đổ xăng đã, đi từ chiều còn xíu à, không tý dắt bộ về á.
Xong, vẫn mất tiền đổ xăng, cũng thế, không về lại mang tiếng với ông Cương, vì đi xe ông ý mà…
Ghé vào cây xăng gần đó, trong lúc đổ nhỏ cứ đi tới đi lui.
– Sao thế, khát quá à? Uống tạm cái này không?
– Cái gì? – Nhỏ quay qua nhìn nó.
– Nè! – Nó chỉ vào bình xăng.
– Đồ dở hơi, có giỏi anh đi mà uống.
– Haha.
Đổ xăng xong, nhỏ trèo lên xe, nó thì trả tiền xăng.
– Rồi, giờ đi đâu?
– Đến ngã tư, quẹo phải nha anh.
Ngã tư, quẹo phải….
– Đến rồi anh.
Một quán cà phê hiện ra trước mắt nó, trên biển còn có hình cốc cà phê bằng dây đèn màu vàng. Bên ngoài thì hoa lá chăng xung quanh, trông cũng đẹp. Nhưng coi bộ nó thích cái quán cóc, với đầy đủ loại nước giải khát bày la liệt trên bàn ở phía đối diện hơn, vì thật ra nó không thích uống cà phê, cà phê đắng nó chỉ uống lúc nào nó buồn thôi. Cái thứ mà nó thích uống nhất là…. nước lọc, đơn giản đó là thứ giải khát tốt nhất, cái thứ nước, không màu không mùi không vị, và chắc chắn không thể ngon bằng những loại nước khác.. Nhưng liệu có ai không uống nước lọc trong vòng một ngày hay không? Nó nghĩ là không đâu, và hơn cả nó cũng không được uống nhiều loại nước ngọt. Lan man quá, thôi kệ, cứ vào cùng nhỏ. Để anh bảo vệ dắt giùm cái xe. Nhỏ với nó đi vào, nhỏ chọn cái bàn gần máy lạnh, chắc nhỏ cũng nóng. Một bé chạy bàn đi ra:
– Anh chị dùng gì ạ?
– Lấy chị một cam ép em ơi, anh uống gì?
Đang tính xem cái menu mà nhỏ gọi luôn, chả lẽ lại để bé kia đợi, nó chưa biết gọi gì, vì không thích cà phê, chả lẽ gọi… nước lọc, ngại chết, thôi thì :
– Cho anh như của chị này nhé. – Lần thứ bắt chước nhỏ.
– Dạ anh chị chờ chút ạ. – Bé chạy bàn ghi ghi rồi chạy vào.
– Nè, sao lại bắt chước em hoài vậy?
– Thì không biết gọi gì?
– Bộ muốn uống gì cũng không biết à?
– Biết.
– Sao không gọi?
– Muốn uống nước lọc đấy, có gọi không?
– Ơ, sao lại nước lọc?
– Thì muốn uống cái đó thôi.
– Sao lại thích uống cái đó?
– Mệt quá, hỏi nhiều uống cho xong rồi còn về.
Con bé chạy bàn mang nước ra:
– Dạ, em mời anh chị ạ.
– Ừ… cảm ơn em. – Nhỏ chạy bàn đi vào. Nó cũng khát, liền cầm cốc nước cam ực phát hết già nửa.
– Khiếp làm gì mà anh như chết khát thế?
– Thế cơ à? Không biết đứa nào chết khát nhỉ?
Nhỏ chả nói gì cúi cúi xuống hút, còn vén tóc lên, trông cái điệu bộ này, nó thấy hơi hơi có chút gì xao xuyến vì nhỏ dễ thương quá.
Nó cứ ngồi nhìn nhỏ uống nước thôi, cốc nó thì hết từ nãy rồi. Chả hiểu sao, mới quen nhỏ chưa đầy ngày mà nhỏ tạo cho nó một cảm giác kiểu như quen từ lâu rồi ấy, nhất là về phía nhỏ, bạo dạn thật, nói chuyện với nó rất tự nhiên. Đi với nhỏ mà nó có cảm giác lạ, chút thích chút vui vui, lạ lắm. Không biết nhỏ có thế không nữa? Đang nghĩ nghĩ thì:
– Nè, anh M ơi!
– Hả.. Gì?
– Anh nghĩ gì mà mặt nghệt ra vậy, về thôi.
– Xong rồi hả, ừ thôi đi về.
Lần này nó trả tiền, nhỏ cũng chả dành nữa. Đi trên đường, thấy cũng tối tối, nhòm nhòm được cái đồng hồ ở cửa hàng quần áo, 6 giờ hơn rồi, cũng muộn. Mà thôi chết! Nó mải đi với nhỏ mà quên mất đón anh Cương rồi. Nó đành phóng vội về, trên đường nhỏ bỗng vòng tay qua bụng nó, một luồng điện chạy qua:
– Ế làm gì vậy?
– Thì trả công xe ôm.
– Anh đùa thôi mà.
– Bộ không thích à.
– Thì c.. ó. Nhưng người ta nhìn kìa.
– Kệ người ta.
Xong, nhỏ Tâm chắc tốt nghiệp trường bạo dạn rồi. Dù cũng phê phê, nhưng vì ngại lên nó vẫn:
– Thôi bỏ ra đi nóng mà. – Đúng là lần đầu được gái ôm, dù không khít nhưng cảm giác vẫn rất lạ.
– Hứ. – Nhỏ rút tay lại luôn.
Nó và nhỏ không nói chuyện gì với nhau trong suốt quãng đường về nữa. Trên đường, từng dòng xe, tiếng cười nói của con người, tiếng xào xạc của lá cây, tạo lên một không khí xô bồ vội vã, nó cảm nhận được như vậy. Dường như mùa thu đến thật rồi, luồng gió mát rượi phả vào người nó sảng khoái quá. Mà phải công nhận, Hà Nội ồn ào thật.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184