Sáng hôm sau dậy sớm để kịp chuyến xe khách. Vệ sinh cá nhân xong xuôi, nó chỉnh đốn lại đồ đạc, những gì cần mang theo thì nó mang, những gì không cần thì nó để lại… Cây guitar của nó cũng nằm trong số đó.
Bước xuống đường phố vắng tanh buổi sớm của Hà Nội, thời tiết hơi se lạnh, cảm giác thu đã chớm lắm rồi.. Cái không khí đó khiến nó thấy thoải mái.. Bầu trời hơi le lói ánh mặt chơi của bình minh, chỉ khoảng một tiếng nữa thôi nơi đây sẽ trái ngược hẳn so với lúc này, sẽ ồn ào và náo nhiệt hơn.. Hàng cây trên vỉa hè khẽ đung đưa theo từng làn gió nhẹ.. Khẽ hít một hơi thật sâu để tận hưởng cái không khí hiếm có này của Hà Nội.. Sau đó nó đi kiếm xe ôm.. Cũng chẳng khó khăn gì, khi những người làm nghề này dường như chở khách 24/24 vậy.. Cũng phải thôi, ai chả vì cuộc sống, không ai muốn mình khổ cả và nó cũng vậy.. Đeo cái balo, rồi chèo lên chiếc xe wave cũ của một bác xe ôm có vẻ đứng tuổi.. Nó đọc bác nghe tên cái bến xe nó muốn đến, để bác chạy.. Chỉ tầm mười phút là đến nơi vì đường vắng nên phóng nhanh, trả tiền cho bác xong, nó ngồi đợi.. Cho đến khi chiếc xe khách đến.
Ngồi trên tuyến xe khách về quê. Như một thói quen sau khi soát vé, nó chọn cho mình cái ghế cuối xe, nơi mà ít ai muốn ngồi, thật sự mà nói thì cái bệnh say xe muôn thủa của nó khiến nó cần một nơi thoáng, dù cả ở trên xe.. Nếu không muốn phun ra bất kì lúc nào.
Ngồi được tầm nửa tiếng người cũng đã bắt đầu nôn nao rồi, mà quên mất, hôm qua có bỏ quả chanh vô balo để chống say mà, nó mang ra giữ vào mũi ngửi… Cái bài thuốc này của nhỏ Chi hiệu nghiệm gớm.. Tuy không giúp nó khỏi luôn, nhưng ít ra cũng tạo cho nó cái múi the the chua chua để thoát khỏi cái không khí bí bách trên chiếc xe để quá tải người là người này.. Mà cũng khổ thật, mỗi lần xe xóc hay dừng lại là lúc nó suýt phun.. may mà kiềm chế được, không thì bẩn xe người ta.
Ngó cái đồng hồ cũ đeo tay của nó, thế mà cũng gần 2 tiếng rồi, sắp về đến quê nhà rồi… Lúc đi lần đầu thì thấy lâu, đi lần sau lại cảm thấy mau về, lạ thật. Mà cũng không biết quê mình giờ sao nhỉ, đẹp hơn không? Cái đợt nó đi là xã cũng có nhiều chính sách tốt, nhưng chưa kịp thực hiện nó xem, sau mấy tháng không biết thêm gì không đây.
Chiếc xe đi một lúc lâu nữa rồi dừng hẳn lại trước khi xóc một cú trời giáng.. Suýt phun cháo ở bụng ra, mẹ bố thằng tài xế không biết nhìn đường. Đến quê rồi chăng, suốt thời gian ở trên xe nó cũng chả thèm hé mắt ra cửa sổ để nhìn đường như trước.. Rút kinh nghiệm rồi, thành ra cũng không biết đã đến nơi chưa, mà lão tài xế cho dừng xe lại, một vài vị khách đang xuống.. Nhoài người lên thì thấy luôn cổng trường cấp hai TT qua chiếc của sổ, đến quê rồi.. Đúng lúc, khách trên xe xuống xong hết…
– Ấy ấy còn cháu mà đừng đóng cửa vội.. Nó cầm lấy chiếc balo vội rảo bước trên phía cửa ra vào của xe, đi qua thì thấy thằng soát vé đang giữ cửa nhìn nó có vẻ khó chịu.. – Ông chọc cho lòi mắt ra chứ ở đó mà nhìn.
Xuống khỏi xe thì cứ như được sống lại vậy, sảng khoái thật.. Cơ mà vẫn hơi nôn nao và choáng.. Nó ngồi vào một quán cóc gần cổng trường, gọi một chai nước… Khoáng. Uống rồi súc miệng, trả lời những câu hỏi han của cụ già chủ quán.. Lúc sau thấy có vẻ đỡ thì nó trả tiền xong đi về…
Trường này cách nhà nó cũng không xa lắm, khoảng 1.5 km thì phải.. Thôi thì đi bộ về, tranh thủ ngắm quê luôn… Mà ở nhà cũng có ai biết nó về đâu.. Sự bất ngờ luôn tạo lên sự thú vị mà.
Đi men theo con đường đất mà chưa được rải nhựa.. Từng căn nhà san sát nhau, mỗi nhà lại có một gian hàng của riêng họ.. Quê nó là thế, luôn có những buổi họp chợ sáng và chiều.. Sáng thì ở chợ này, chiều lại chợ xóm bên.. Giờ vẫn chưa muộn, thành ra vẫn còn phiên chợ.. Qua khu trợ là những bãi đất ruộng trải dài, lúa ngô, rồi rau.. Nông thôn chỉ thế thôi.. Công nhận, gần trưa mà cái không khí ở đây vẫn như là của một ngày mới, khác hẳn trên Hà Nội.. Mà ngoài khu chợ ra thì ở đây cũng chả còn nơi nào mà ồn ào nữa.. Vui thật.
Qua cánh đồng thì đến xóm nó, cái ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, nhưng sống gần được hai mươi năm rồi thì làm sao nó có thể lạc được.. Dừng chân trước căn nhà cấp bốn nhỏ của nó.. Dường như chỉ muốn lao vào mà nói với bố mẹ rằng ” Con về rồi đây ! ”
Nhưng mà nghĩ lại tầm này, bố mẹ đi làm chứ đâu ở nhà mà vào chào… Nhớ bố mẹ quá, chưa bao giờ nó xa gia đình quá ba ngày chứ đừng nói gì hai tháng.. Mở cánh cổng nhà bằng gỗ đan ra, nó bước vô mảnh sân nhà nó mà tự nhủ, khi nào có tiền nó sẽ sửa lại… thay thế cái cửa này bằng một cái cửa khác chắc chắn hơn, để thế này thì trộm vào khuân hết.
Đang đứng, nhìn lại ngôi nhà thì một cái bóng trong vườn bỗng vụt ra…
Gâu.. ! Gâu!..
A đây rồi, con milu.. con chó mà nó nuôi từ lúc dứt mẹ.. giờ sao to vậy trời.. Đi lâu thế mà nó cũng nhớ mình, cứ quán quít bên chân mà liếm liếm.. Vui thật, nhớ trước kia nhà nghèo… Đi đường bắt được hai nghìn sung sướng mua được quả trứng về làm để ăn.. Thấy tội con milu còn bé nên chia vào cái bát nó một nửa.. Con này nó rất khôn vì người cho ăn thường là nó. Nên chỉ cần huýt sáo miệng cái là ở đâu nó cũng chạy về.. Gãi gãi cái đầu con milu.. Con này cứ dúi cái đầu vào tay nó mà quẫy đuôi lia lịa…
– Ai đấy! – Bố ở trong nhà đi ra, quái nhỉ tưởng ông tầm này đi làm đồng rồi, cơ mà thật vui khi được gặp bố.
– Dạ bố..
– Ơ thằng M, mày về lúc nào? Mà sao lại về thế này, vào nhà..
– Vâng…
Vào nhà thì trông có vẻ khá hơn trước, để tý hỏi bố sau vậy.
– Trường con được nghỉ nên con về một tuần chơi..
– Ừ, về là tốt rồi, cũng hai tháng rồi còn gì nữa…
Bố nó luôn vậy, bình tĩnh trong mọi tình huống, không tỏ ra gì nhiều ngoài ngạc nhiên.. nhưng nó biết niềm vui đang hiện hữu trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của ông.
– Mẹ con đâu? Anh D nữa?
– Mẹ mày ngoài chợ bán hàng ý, còn thằng D đi làm ngoài xưởng rồi, nhờ cái chính sách hộ nghèo với cả thằng D cũng đi làm nên nhà mình cũng khá hơn con ạ.
– Dạ vâng, mà bố không ra đồng ạ?
– Mày lú rồi à, tháng mười rồi còn ra làm gì nữa, gặt xong hết rồi, được mùa nên tết năm nay không lo gì nữa haha.. Thôi vào nấu cơm đi..
– Con vừa về mà, bố nấu hộ con.. – chán thật, vừa về đã bị bố sai
– Tao vả cho phát giờ, tao sai mày để mày sai lại thế hả.. – Hú hồn, thôi xuống thổi cơm.
Lọ mọ xuống cái bếp kiềng, tìm xoong để nấu cơm, ít ra thì thùng gạo nhà nó cũng đầy.. Vo gạo xong, đặt lên bếp nhóm lửa mà thổi.. Thổi hộc cả mồm thì nó mới lên lửa cho, mà ho sặc sụa vì dính khói do củi ướt.. Con milu thì ở ngoài bếp cứ vẫy đuôi như vui vì thấy cảnh này.. Ông lại cho bó rơm với mẻ riềng bây giờ chứ lị.
Được lúc sau cơm chín, thì mẹ cũng về.. Nhìn thấy nó mà mẹ ngạc nhiên, đánh rơi cả bó rau mà vào hỏi han..
– Sao mày đang đi học lại về thế này?
– Mà mày gầy thế hả con? Khổ, lên đấy trong như cái khung xương thế này?
Mẹ ơi, có khi mẹ còn gầy hơn con đấy.. nhìn bàn tay trắng nõn nổi đầy gân xanh của mẹ mà nó suýt khóc, thương mẹ quá, cả đời mẹ chưa bao giờ qua được 40 cân, ấy vậy mà luôn thồ cái xe đạp cà tàng hàng lặng trĩu hàng hóa, chỉ vì gia đình bố nó, anh em nó.
Đỡ cho mẹ cái xe xuống rồi, kể chuyện với mẹ, mẹ cũng hiểu nên xuống làm rau với tráng mấy quả trứng rồi đi ăn cơm. Anh nó chiều mới về. Nhìn mâm cơm đĩa trứng, đĩa rau, bát canh mà sao thấy sang lạ thường.. Chả như trước kia, đậu phụ luộc mới lạc rang muối.. Canh thì là nước sôi, ấy thế mà đói mờ mắt vẫn phải ăn.. Và những thức ăn đó đã nuôi sống nó được đến bây giờ..
Ăn cơm thì cũng không có việc gì ngoài việc nó thưa với bố mẹ là đi làm và không ở với anh Cương nữa? Bố mẹ hỏi thì nó giải thích là trường mới chuyển cơ sở ra chỗ khác phải ở trọ, cả nhà nó là gia đình lao động nên cũng ủng hộ chuyện nó đi làm. Ăn cơm xong thì rửa bát, mà mẹ cứ hỏi han suốt, mẹ thương nó lắm, thương hơn cả anh nó. Vì nó giống mẹ hơn, ở cả làn da trắng bóc lẫn dáng người nhỏ, có thể vì lẽ này nên bố mới mê mẹ Rửa xong rồi đi ngủ. Để chiều còn đi thăm mộ chị.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184