Ngày mới đầu tuần học thật vất vả, nhưng cứ rảnh được giờ giải lao, nó lại chạy lên thư viện để được thấy nhỏ Nhi bốn mắt đọc sách. Quả nhiên là nhỏ có ở đây.
– À… ưm, chào!
Chẳng thèm đáp lại, nhỏ lật một trang sách mới, chăm chú đọc. Không gian yên lặng, những lúc thế này, nó luôn tự hỏi nên bắt đầu thế nào. Giờ giải lao hết, lại tiếc ngẩn ngơ nhìn cái ngọn tóc đuôi sam bước nhanh ra khỏi thư viện với quyển sách dày cộp vốn có. Hình như, nhỏ muốn nuốt trọn cái thư viện này vô đầu vậy.
Mùa thi, mùa mà những thằng sinh viên như nó mới bắt đầu học thật sự. Gần như là, đầu năm chơi, giữa năm chơi. Cuối năm học hoặc tử. Nói hơi quá những đó là sự thật vì thi lại là điều đứa nào cũng sợ hết. Lịch thi đã điểm. Vài đứa bạn trong nhóm thằng Tuấn bàn tán ôn chung, vì mỗi thằng siêu một lĩnh vực nhất định, có thể giúp nhau.
– Vô hết ký túc đi tụi bay!
Vài thằng nhao nhao. Thằng Khánh đầu đàn mở ra cái trò này vì rất thích tụ tập.
– Vậy họ cho ở không?
Nó thắc mắc. Cũng muốn ở tập thể và học thêm chút kiến thức bị hổng từ tụi này. Vài đứa cười xòa.
– Tụi tôi ở đấy hết chứ có mỗi ông với mấy thằng dở hơi kia ở trọ thôi. Mà giờ tụi nó cũng vô nên có mình lão nghệ sĩ này là ở riêng!
– Vậy hả?
– Thôi, vô lý túc luôn với bọn tôi đi!
Bọn này réo lên rủ nó vô, từ nãy thấy thằng Tuấn ngồi im. Nó hơi lạ.
– Sao thế?
– Đang muốn ở với các ông nhưng ông bà già không cho! Cay ghê!
– Trời ơi, mày biết nghe lời bố mẹ từ khi nào vậy? Haha!
– Im mồm! Bố giã chết mẹ mày giờ?
Thằng kia im bặt. Nó vỗ vai thằng bạn.
– Thôi, ban ngày qua lớp cũng được mà. Học thế này hạn chế đi chút đi.
– Ừ. Nhưng thấy chán, cứ như ông lại vui. Tự do tự tại.
– Chẳng vui đâu!
Nó trầm ngâm, mặc cho tụi bạn bàn tán. Đến tối, nó chuyển vào. Ở đây hơi chật vì sáu thằng một phòng, ba giường. Nó nghe như thằng Quang bảo, phòng nó gần tụi nữ. Chỉ cách nhau một cái lan can.
– Chờ đi tân binh, ở đây tuy không thoải mái nhưng vui lắm.
– Đúng đó hehe!
Thằng Hoàn nhai mớ cao su đỏ đỏ đi ra. Thằng Quang thấy vậy lao vào tranh.
– Thằng khốn, bò khô ở đâu ngon thế? Bố mày với!
– Đéo cho, mày đuổi được bố mới cho! Hehe!
Thế là hai thằng đuổi nhau trong ký túc xá, nó đứng trên ban công cười. Hôm nay có gió nên, không khí dễ chịu hơn nhiều. Nhắn một tin bảo nhỏ Tâm nó không đến vì còn mệt mà nhỏ cứ nhất quyết đòi sang phòng trọ. Đành nói là ở bên bạn làm bài luận nhỏ mới tin mà thôi. Phải dần dần xa nhỏ vậy.
– Nghệ sĩ!
– Ờ! Khánh à?
– Hehe, tiến thêm được chút nào với con bé Nhi chưa?
– À chưa!
– Tôi bảo rồi, khó lắm, ông còn ba tuần nữa, nhưng trong thi tôi ra thêm một tháng nữa nhé. Không thì chuẩn bị dạy đàn đi. Hehe.
– Ừ, khó thật!
– Thôi ngủ sớm đi, mai bắt đầu ôn nhé!
– Ừ.
– Ê, hai thằng khỉ kia, đi ngủ. À mà nhớ đánh răng đấy, lúc nào tao cũng phải nhắc tụi mày!
– Còn mày đừng đánh răng cho cái máy tính như hôm nọ nhé thằng cận khùng!
Nó phì cười vì bọn bạn, thời sinh viên lúc nào cũng vui thế này thì tốt biết mấy. Đôi khi nó vẫn nghĩ, nó thích sống một mình, thích riêng một góc không bị ai quấy rầy. Nhưng mà cứ ở tập thể, nó lại luôn có cảm giác vui vẻ, hân hoan. Nhớ cái lúc mất em. Nó lại tự nhủ phải cô lập mình, phải ở riêng chứ nào đâu phải là không hợp với cuộc sống tập thể như nó nghĩ trước kia. Nằm trên giường tầng, nó vắt tay lên trán nghĩ ngợi. Không gian yên tĩnh. Chỉ còn tiếng ngáy của thằng bạn đối diện giường mới quen. Khẽ kê lại đồ, nó chìm vào trong giấc ngủ với một tâm hồn héo úa.
Thư viện ngày thường không đông, nhưng những ngày gần đây. Ý thức được việc quan trọng của thi cử. Nhiều sinh viên kéo xuống tìm tài liệu tham khảo, mượn về để học. Trường sắp cho nghỉ một đợt để tự ôn. Nó vẫn say đắm nhìn nhỏ Nhi đọc sách và coi đây là bước đầu của cái kèo cá cược tình cảm với Khánh. Mặc kệ mọi người có để ý, miễn sao nhỏ Nhi hiểu nó thích nhỏ là được rồi. Nhưng điều này đối với nhỏ hình như vô dụng, đơn giản, ngoài nó ra thì cũng có một số kẻ trồng cây si trước nhỏ bí thư dễ thương học giỏi này.
Hành lang kéo dài với những cửa kính đóng kín, nó lẽo đẽo đi theo nhỏ về lớp vì dù sao hai lớp cũng gần và nó cứ muốn đi theo nhỏ thôi. Đơn giản là vậy. Chưa bao giờ cưa cẩm nên người ta hay có những hành động ngớ ngẩn lắm.
– Nè! Sao em cứ đi theo chị hoài thế?
Nhỏ đang đi từ từ bỗng nhiên quay phắt lại ở góc cầu thang, nó chẳng có cái gì bấu víu để tỏ ra chùng hợp gặp nhỏ. Nên khá ngại.
– À ờ, đang đi lên lớp thôi!
– Vậy thì đi đi, việc gì cứ phải đi sau rồi nhìn chằm chằm vô người ta!
– Đâu có! Thì tại gần lớp…
Nó nói cái ý nghĩ nhanh chóng xuất hiện trong đầu để qua sức ép này. Ánh mắt của nhỏ Nhi là ánh mắt không thể qua mặt. Người của trí tuệ và kiến thức. Lũ mọt sách rất thông minh.
– Thôi đi em! Nãy giờ nhìn vô cửa kính cứ thấy em ngước mắt nhìn chị! Nói đi, có chuyện gì? Không thì cái danh nghệ sĩ của em chẳng cứu vẫn nổi cái danh biến thái đâu!
Nhỏ hừ mặt, chắc giận thật vì bị làm phiền. Nó trong lúc đấy chẳng nghĩ được gì, liền nói bừa.
– Vì…vì tôi thích Nhi!
Đã vào giờ, hàng lang vắng chỉ còn hai đứa nó. Tiếng nói của nó vang lên rồi chìm vô yên tĩnh. Thiếu điều mặt nó có thể nướng một thứ gì đó chín luôn. Nó đơ cả người vì câu nói không suy nghĩ, không uốn lưỡi và rất ư thẳng thắn của mình.
– Hahahaha!!
Nhỏ cười to giòn rã, nhưng cũng nhạt toẹt. Rồi đanh mặt lại buông một câu.
– Đồ thần kinh! Tôi đi đây, đừng bao giờ làm phiền tôi nữa!
Nó nghệt mặt, ngọn đuôi sam vẫn đung đưa như trêu tức nó. Cô nàng tri thức này thật biết cách làm người khác tổn thương. Nhưng với bản tính chai lì của nó thì điều này có hề gì. Ngược lại còn vui nữa, nó đút tay vô túi huýt sáo và vào lớp. Ít ra khuôn mặt không sắc thái của nhỏ Nhi có hồng lên chút sau khi nghe câu bày tỏ của nó. Cảm giác như đã thành công một nửa vậy.
Tiếng giảng đều đều của lão giảng viên khiến nó ngủ gà gật câu được câu mất, chúng nó có một tuần để ôn, nghĩa là… Nghỉ. Cuối năm rồi, mà nghỉ nhiều dữ. Thôi để tự học, còn hơn thi mà nợ môn nào. Chiều sang quán làm, nhỏ Hoài chạy tới chạy lui kể nể về công việc, nghe mà muốn mệt thay giùm nhỏ. Than gì mà khéo ghê.
– Quên… Lùn ơi cho anh này!
Nhỏ chìa trong túi một chiếc vòng cổ tự sâu, theo nó biết thì là công sức lượm vỏ sò của nhỏ. Thành thử nhìn không đẹp nhưng khá ý nghĩa, một mặt ngoài con sò có khắc chữ M méo mó. Cộng thêm hai bên là hai con sò nhỏ cùng kích cỡ.
– Đẹp hông anh?
– Đẹp… Rất đẹp. Cảm ơn Thanh Hoài nhé!
– Hihi, anh thích là em vui rồi! Để em đeo cho.
Nhỏ cao hơn nó lên dễ dàng luồn ra đằng sau mà cột hai đầu giây lại.
– Lựa mãi mới được vỏ bằng nhau đấy. Anh phải giữ nghe chưa!
– Rồi nghe rồi!
Nó vui vì được quà, chẳng phải vì giá trị nhưng nó ít khi được quà nên điều này đôi với nó rất ý nghĩa. Đang sờ tay ngắm nghía, thì khách hàng vô. Nó cười cười chạy ngay đến bàn mà không để ý vị khách này. Là con nhỏ P.A – tảng băng đi động, vẫn đẹp, vẫn lạnh lùng pha chút bất cần. Vẫn mái tóc đỏ mới nhuộm xõa dài. Đôi mắt thì không cảm xúc, phe phẩy chút kiêu kì. Sao nhỏ biết nó ở đây mà đến. Hay cũng có thể một sự trùng hợp của nào đó của nhỏ.
– Chị uống gì?
Nhỏ lắc đầu cười gượng khoe khóe miệng duyên quen thuộc và hàm răng trắng. Đẹp quá, nó ngẩn ngơ.
– Anh có quen em không?
– C…ó!
– Em là gì của anh?
– À…ưm bạn! Còn giờ thì khách hàng!
– Ừ, anh đang làm việc nhỉ?
Nó im lặng nhìn cái nhếch môi đểu mà đầy quyến rũ. Có gì đó bí ẩn. Nó không nghĩ mình đáng nhận hành động này.
– Một cà phê đen!
Nhỏ P.Anh cao giọng như đang ra lệnh. Đắng ngắt, nó lầm rầm rồi đi vô trong. Càng đỡ công nhỏ Hoài. Tự dưng thấy ghét con nhỏ lạnh lùng gì đâu. Bí ẩn, lúc nào cũng bí ẩn. Xuất hiện rồi lại biến mất và để lại trong nó nhiều suy nghĩ.
– Thanh Hoài. Một đen không đường nhé!
– Ủa, ai mà uống cái nước cống đó vậy anh?
– Kia kìa!
Nó chỉ tay, nhỏ P.Anh đeo tai nghe, tay che miệng ngáp dài. Điệu bộ đáng yêu mà mất đi vẻ lạnh lùng này, nó chưa bao giờ gặp. Dù sao nhỏ cũng là con người, chứ đâu phải thần thánh gì đâu. Nhưng phải nói, sắc đẹp của nhỏ còn hơn ối cô hoa hậu.
– Người đâu đẹp dữ vậy nè, nhìn còn lạnh lùng còn uống cà phê đen. Hâm mộ chị ấy quá đi. Hihi.
– Kém tuổi em đó! Chị gì?
– Nhưng anh phải công nhận nhìn chị đó già dặn hơn em đúng không?
Nó quan sát, thì đúng. Nếu nhỏ P.Anh là một công nương quyến rũ thì nhỏ Hoài chỉ là một cô bé đáng yêu thôi. Tuy nhỏ Hoài hơn nhỏ P.Anh nhiều tuổi. Nhưng hai gương mặt luôn đối nghịch nhau. Hoài luôn cười, P.Anh thì lạnh. Lạnh như tuyết mùa hè.
– Mà anh quen chị đó hả, biết kém tuổi em luôn. Ghê à nha! Hihi.
– Thì…có quen sơ sơ! Thôi đưa nước đây để đưa người ta mang ra!
– Anh cũng ghê lắm, cứ giấu đi!
Nhỏ Hoài bĩu, nó lật đật mang nước ra mà không biết nói câu nào phù hợp, chẳng nhẽ cứ chúc ngon miệng như mọi hôm. Liệu có quá nhí nhảnh với cô nàng này không? Nó chọn cách lặng im. Nhỏ P.Anh gỡ tai nghe ra.
– Nghe gì thế?
Nó tài lanh bắt chuyện cho không khí bớt trầm, ít ra cũng không nên bày tỏ thái độ ghét nhỏ ra mặt.
– Bản nhạc buồn nhất mà anh biết! Nghe không?
– Không…không! Thôi mời dùng!
Nó quay bước lúng túng chạy lấp sau quầy thở dài lẩm nhẩm. “Lại là con đường của gió.”
Tan ca, nó ghé quán cơm với Hoài. Nhỏ P.Anh nhìn nó một lúc lâu thì đeo túi đi về. Nhiều lúc nghĩ, mình với nhỏ P.Anh là cái quái gì của nhau không biết, tại sao mỗi lần thấy nhỏ, người nó cứ bị lẫn lộn, không được bình thường. Thật sự, lúc đó tự nghĩ, nó đang mắc phải một căn bệnh về thần kinh nào đó như nhỏ Nhi nói. Tất nhiên, đó là suy nghĩ.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184