Dự sinh nhật của Ngọc Mi thì không thành vấn đề gì, vào ngày 15/1 tôi cũng rảnh. Cái khó ở đây là việc chọn quà cho con bé. Nó không giống như khi tôi đi sinh nhật của một đứa bạn nào đó, lại không thể thân mật như đi sinh nhật của người yêu và càng không thể xuề xòa qua loa được.
Để chọn được quà cho con bé, tôi lập một danh sách các sở thích của con bé mà tôi biết được dán vào chiếc kệ sách nơi bàn học. Nhưng như thế là chưa đủ tôi lại dán thêm một danh sách những đặc trưng tính cách của con bé cạnh bên. Hai thứ này sẽ giúp tôi tìm ra được món quà phù hợp nhất.
Tuy nhiên ghép qua ghép lại, chọn tới chọn lui tôi vẫn không tài nào có được một món quà hoàn chỉnh. Một túi xách hàng hiệu lại quá khổ so với túi tiền của tôi. Một đôi giày dạo phố tôi cũng chẳng mua nổi.
Chung quy thì dựa theo danh sách này, tôi chỉ chọn được những món hàng đắt tiền trong khi đó túi tiền tôi lại nhẳn nhụi.
Cuối cùng sau hàng giờ liền suy nghĩ, hai tờ danh sách đó đã nằm yên vị trong sọt rác. Và tôi cũng đã nằm yên vị, tất nhiên là trên giường.
Nhưng những ý nghĩ về chuyện mua quà cứ quanh quẩn trong đầu khiến tôi không tài nào chợp mắt được.
Vừa mới nhắm mắt, gương mặt bé xinh của con bé đã hiện lên cùng với đó là vô vàn những món quà lướt ngang qua đầu tôi như một băng chuyềntrong nhà máy.
Có lẽ khi đêm xuống là lúc con người hay suy tư nhất.
Đâu đó tôi vẫn còn nghe tiếng gõ lóc cóc của hai thanh tre. Tiếng gõ đều đều của hàng hủ tiếu đầu ngõ.
Một vài tiếng chó sủa. Nó kéo theo một loạt tiếng sủa khác tạo thành một âm thanh hỗn tạp dai dẵn.
Hết suy nghĩ đến những món quà, tôi lại suy nghĩ đến những chuyện đã xảy ra, rồi lại tự cười chính bản thân mình. Tôi trách bản thân thật vô dụng, vô dụng kể từ lúc chia tay với Hoàng Mai lúc đó nếu tôi chính chắn hơn, có lẽ đã không mất em trong một đêm mưa tầm tã để giờ đây tôi phải đối mặt với biết bao nhiêu chuyện mà tự mình không thể giải quyết được.
Cuối cùng cái đêm hôm đó tôi cũng chợp mắt được. Tất cả là nhờ cơn gió thoảng luồn qua khe cửa sổ ru tôi vào giấc nhủ bằng hương hoa sữa nồng nàng mà nó mang theo. Trước khi chìm vào giấc ngủ, tôi còn lẩm bẩm trong đầu: “Phải chọn được quà, nhất định phải chọn được quà”.
Tất nhiên là tôi chẳng thể nào tự chọn cho Ngọc Mi một món quà ưng ý.
Sáng hôm sau khi nắng còn chưa thức giấc, tôi đã quyết định lên trường ngay. Tôi không thể chịu được sự nôn nao khi còn ở nhà một chút nào được. Tôi biết trên lớp sẽ có một người giúp tôi trong việc này, đó chính là Toàn phởn.
Tuy nhiên khi lên đến lớp, trái ngược với không khí náo nhiệt thường ngày, cả lớp vắng tanh chỉ vọn vẹn dăm ba đứa ngồi học bài và chính tụi nó cũng hơi bất ngờ với sự có mặt của tôi lúc này. Tôi có đi sớm bao giờ.
– Phong đó hả, sao hôm nay đi sớm thế?
Có hơi giật mình nhưng tôi vẫn nhận ra được đó là giọng nói hơi trầm của Lam Ngọc.
– À ừ, hôm nay dậy sớm nên lên lớp luôn!
– Thôi vào chỗ đi, muốn đứng phơi nắng sao!
Ắc hẳn Lam Ngọc cũng ngạc nhiên khi thấy tôi có mặt ở lớp sớm như thế này. Nàng tươi cười vỗ nhẹ vào vai tôi rồi rung rinh đôi má đi về chỗ ngồi. Tôi tưởng tượng mình như chú cừu non được nàng dẫn về đàn.
Vẫn là bộ váy đồng phục, nhưng tôi không bao giờ thấy nhàm chán khi thấy nàng mặc nó. Từ áo dài cho đến váy áo, trang phục nào cũng phù hợp với nàng cả. Nó như tôn lên thêm cho thân hình thon thả, nhưng đầy đủ “tiện nghi” của nàng.
Một nét nữa là ở mái tóc của Lam Ngọc, nó không suông mượt như những cô nàng duỗi tóc, cũng không quá xơ xác như những mái tóc tự nhiên. Có lẽ do nàng thường xõa tóc dài nên những cơn gió đã giúp nàng vuốt thẳng mái tóc bồng bềnh một cách tự nhiên, nó còn trực tiếp đưa hương hoa lily thoang thoảng nhiều lần khiến trái tim tôi xao xuyến.
Tuy nhiên chưa được ấm chỗ, Lam Ngọc đã khiến cả người tôi lạnh băng:
– Phong học bài chưa, hôm nay lại có tiết sử đấy!
– À thì rồi, giờ để Phong ôn lại hen!
Tôi chỉ kiếm cớ để tránh việc truy bài của nàng, bây giờ mà bắt trả bài, tôi chỉ có toàn là chữ “quà” trong đầu.
– Mà Phong này, 14 tây có rảnh không…
Lam Ngọc ngập ngừng, nàng gấp cuốn sách đang cầm tay lại nhưng vẫn xỏ ngón tay vào làm dấu.
– 14 tây à, Phong rảnh, có chuyện gì không?
– À chỉ là hôm đó Ngọc sẽ tham dự vòng chung kết giải karatedo trẻ, Ngọc muốn mời Phong đến xem!
– Ngọc vào chung kết rồi sao, đúng là xuất sắc thật đó!
Lời khen tưởng như bình thường của tôi nào ngờ lại khiến hai bầu má hồng lên. Nàng lại ngập ngừng:
– Vẫn chưa đâu, 5h hôm chiều đó sẽ đấu hai trận bán kết trước khi vào chung kết!
– Vậy à, nhưng chắc Ngọc sẽ thắng thôi! Phong sẽ tới cổ vũ bằng hết sức luôn, hề hề!
– Thật chứ, Phong sẽ đến à?
– Chắc rồi, ngày trọng đại của Ngọc mà!
Lại một lần nữa tôi được chứng kiến nụ cười tỏa nắng của Lam Ngọc, trái tim tôi cứ ấm dần ra.
Gần sát giờ truy bài, Toàn phởn mới chạy vào cùng với bé Phương. Tụi thằng Phú cũng vào ngay sau đó. Nổ lực đi sớm của tôi đã trở thành công cốc khi tôi kịp nhận ra rằng, cái bọn này thường ngày cũng chẳng vào sớm hơn tôi là bao.
Lỡ dịp vào buổi sáng, tôi mòn mỏi chợ đợi đến giờ ra chơi. Nhưng hình ảnh về những món quà cứ ám ảnh trong đầu làm tôi chẳng thể nào tập trung vào bài vở.
Tôi bắt đầu dùng viết vẽ nguệch ngoạc hình ảnh của những gói quà vào cuốn sách sử. Tôi tưởng tượng nó với muốn hình vạn trạng.
“Những chiếc hộp cao cao mình sẽ dùng để đựng mô hình tháp eiffel cho con bé. Những chiếc hộp hình vuông có lẽ đựng túi xách sẽ hợp hơn, cả một đôi giày sang trọng nữa. Còn những chiếc hộp dẹp thì sao nhỉ? Nó rất vựa vặn để đựng những bộ áo hàng hiệu, những chiếc váy xinh xắn. Mình vẫn chưa thấy con bé mặc váy ngắn lần nào…”
Cứ thế tôi miên man trong đống suy nghĩ cho đến khi tiếng cô giáo cất lên:
– Trò Phong!
– Hả dạ!
Tôi giật thót trả lời theo quán tính, không quên gấp cuốn vở lại giấu đi tác phẩm nãy giờ.
– Nãy giờ trò làm gì vậy, có chú ý vào bài vở không?
– Dạ có mà cô!
– Sách em còn gấp lại như thế lấy gì mà học hành?
– Dạ…
Tôi lúng túng định mở cuốn sách ra nhưng chợt nhớ đến những hình nguệch ngoạc, tôi liền đóng lại. Thấy lạ, cô lật đật đi xuống:
– Em làm gì vậy, không nghe lời cô à?
– Dạ…
– Em không lật để cô lật cho!
Cô giật lấy cuốn sách trên tay tôi, lật từng trang giấy mà tôi tưởng tượng rằng đây là những nhát dao cắt vào tim tôi từng nhát một. Cuối cùng cô cũng thấy được mấy hình đó:
– Đây là gì đây Phong?
– Dạ sách học!
– Cô hỏi mấy cái hình em vẽ nè!
Tôi ấp úng ngó lơ xung quanh để tìm câu trả lời mặc dù chẳng có gì ngoài những cặp mắt tò mò chỉa vào tôi. Tôi gượng gạo đáp:
– Dạ à em vẽ mấy gói quà!
– Quà à, chưa gì mà nghĩ đến valentine rồi nhỉ, học sinh bây giờ thiệt tình!
– Hả, valentine?
Tôi trố mắt nhìn cô.
– Em còn giả nai với cô hả Phong, chẳng phải ngày mai là tới ngày của cô cậu chờ đợi rồi sao?
– Dạ, dạ!
– Vậy lên sổ đầu bài được chưa Phong?
Chẳng còn chống cự gì hơn, tôi đành gật đầu xui xị để tên của mình được vinh danh trên bảng vàng tiết này. Đổi lại tôi được biết thêm một thông tin khá thú vị, ngày mai sẽ là valentine, một ngày đặc biệt dành cho các cặp đôi.
Đúng lúc đó tôi lại đi xem Lam Ngọc thi đấu. Chưa kể nếu nàng thắng trận chung kết cả hai sẽ đi đâu đó ăn mừng. Như vậy chẳng khác nào hai đứa đang hẹn hò ngày valentine, thật tuyệt vời!
“Vậy là xong tháng 2” – Tôi hí hửng tiếp tục vùi đầu vào những bài giảng muốn thuở.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122