Cuối cùng thì trận đấu hôm đó cũng kết thúc với tỉ số hòa cho cả hai đội.
Trong khi tụi thằng Toàn còn đang mải mê uống nước cho thỏa cơn khát, tôi lật đật ngồi dậy tìm cách ra khỏi sân nhanh nhất có thể. Việc đó không qua mắt được thằng Tuyên, nó tròn mắt:
– Ê, đi đâu đó?
– Đi đây chút! Gặp tụi bây sau!
Tôi phóng đi một mạch không để thằng Tuyên kịp nói một tiếng nào. Nhắm thẳng nơi Lam Ngọc đang ngồi, tôi định cắm cổ phi thẳng đến đó. Thế nhưng chỉ chạy được vài bước tôi lại gặp trở ngại, lần này lại là Ngọc Mi. Con bé vừa thấy tôi chạy xồng xộc đã ghì tay tôi lại, tròn mắt nai:
– Anh đi đâu đấy, mới xong trận mà?
– Đi công việc tý!
– Nhưng đi đâu?
Con bé càng nắm chặt tay áo của tôi hơn, vẻ mặt của nó đã bắt đầu sốt sắng. Nếu bây giờ tôi nói rằng mình đi gặp Lam Ngọc chắc chắn sẽ sinh ra nhiều chuyện rắc rối. Chi bằng cứ nói qua loa với con bé chuyện gì đó để nó lơ qua cho mình đi là được, dù gì cũng đang ở sân mà, chắc nó cũng chẳng làm gì quá đáng.
Quyết định xong tôi quay sang con bé hối hả:
– À, anh đi găp người bạn tý thôi, về ngay ấy mà!
Nhưng con bé chứng tỏ mình cầm tinh con đĩa. Nó tiếp tục níu áo tôi lại. Câu hỏi thật là chính đáng:
– Ngoài những người ở trên sân ra anh còn bạn nào nữa?
Trong khi tôi đang xoay chuyển đầu óc, cố nghĩ ra cớ để qua mặt con bé, tiếng thằng Huy đã vọng lên từ phía sau. Trực tiếp nhân đôi rắc rối mà tôi đang đối mặt lên:
– Ê Phong, cả đội đang trong sân mà mày chạy đâu đấy?
– Ờ thì đi công chuyện tý!
– Sao anh nói với em là đi gặp bạn, giờ lại nói là đi công chuyện?
Con bé Mi lại hùng thêm tý xăng vào. Cả người tôi lúc này cứ như một con bù nhìn phát hỏa bùng bùng. Quay bên trái là cái mặt mo của thằng Huy. Bên phải là ánh mắt sắc lẽm của con bé Mi. Bần cùng sinh đạo tặc, tôi chỉ về phía sân bóng nơi tụi thằng Toàn đang chụm lại uống nước, nói lớn:
– A, tụi thằng Toàn kêu hai người kìa!
– Đâu?
Cả hai đứa liền quay sang hướng tụi thằng Toàn, bọn nó vẫn đang ngồi trong sân nghỉ mệt. Nhưng đến khi quay lại, tôi đã phóng vèo đi mất xác, chẳng kịp để bọn nó nói được lời nào. Mà cũng có đấy chứ. Một chữ “Ê” từ thằng Huy và một chữ”Ơ” từ Ngọc Mi. Thế là hết.
Loại được cả hai chướng ngại vật, tôi tiếp tục băng băng chạy về băng ghế đá nơi Lam Ngọc đã ngồi lúc nãy. Việc luồn lách qua từng dòng người đông nghịt lúc này chẳng khác nào việc trèo đèo lội suối để tìm đến nơi có ánh sáng hy vọng. Gặp những đứa dễ tính thì chỉ nhíu mày khi tôi va phải, còn gặp thằng nào ba gai nó cứ như muốn chạy theo tôi mà đè đập. Miệng nó chửi um cả lên.
May sao tôi cũng đến được chỗ cần đến. Nhưng tôi đúng là số con rận. Lam Ngọc bây giờ chẳng còn ngồi trên băng ghế đá nữa, thậm chí bây giờ cũng chẳng có ai thèm ngồi ngoài mấy đứa con nít đang ngồi liếm cà lem ở đấy.
Tôi nhìn khắp nơi với hy vọng tìm được cái bầu má mủm mỉm quen thuộc. Cảm giác của tôi lúc này giống như một đứa bé đang lạc vào một nơi thật xa lạ. Tôi cố tự dằn lòng mình người lúc nãy tôi và thằng Tuyên nhìn thấy chỉ là một ai đó giống nàng mà thôi.
Tôi cố nghĩ thế để đỡ phải thấy chán nản với tình cảnh hiện giờ của mình. Nó thật trống vắng với thứ gì đó nhói nhói trong tim.
Nhưng có lẽ số con rận vẫn chứ phải là số xui nhất. Khi cảm giác chán nản bắt đầu kéo đôi chân tôi quay về sân cỏ, một giọng nói quen thuộc bỗng vang lên:
– Mới đá xong mà ra ngoài làm gì vậy?
Nghe như đó là giọng của Lam Ngọc. Nó phát ra từ ngay phía sau lưng tôi. Nhưng có lẽ với tình cảnh hiện giờ, việc đó chẳng khác gì những hình ảnh của nàng đang lởn vởn trong đầu tôi lúc này. Nó thoắt ẩn rồi lại thoát hiện làm tôi cứ cảm thấy xuyến xao.
Bởi lí do đó, tôi càng tin rằng đây chỉ là tiếng gọi phát ra từ trong trí tưởng tượng của tôi mà thôi. Việc tốt nhất hiện giờ chính là cứ bỏ qua nó mà đi. Khổ ghê!
– Nè, không nghe Ngọc nói à?
Lần này cái trí tưởng tưởng của tôi lại lên tiếng. Chẳng những thế nó còn nắm tay áo tôi kéo một cái thật mạnh. Lúc này tôi bắt đầu nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh mình không phải trong trí tưởng tượng nữa. Và tiếng nói đang phát ra sau lưng tôi cũng là thật. Tôi lập tức quay lại sững sốt:
– Ngọc đấy hả?
– Chứ còn ai nữa? Phong hôm nay bị sao vậy?
– À không… Nãy giờ Phong tìm Ngọc!
Nhớ tới chuyện hôm trước, tôi bỗng ấp úng. Cả người như quả bong bóng xì hơi. Trái lại ở phía đối diện, hai mắt Lam Ngọc tròn lên, nhíu tia nhìn vào tôi muốn cháy khét:
– Tìm Ngọc? Có chuyện gì gấp vậy?
– Là vì… sáng nay Phong không thấy Ngọc đến!
Lam Ngọc chợt cười, đôi mắt giản ra như đã hiểu được phần nào sự việc. Nàng thở dài một trước khi đấm nhẹ vào vai tôi:
– Ngốc quá, Ngọc bận một tí việc với ba Ngọc thôi. Lát còn phải đi thêm một chập nữa!
– Vậy ba Ngọc… có làm gì Ngọc không?
– Không đâu, làm gì là làm gì chứ?
– Thì…
Chưa kịp nói gì thêm nàng vội vã đập vào vai tôi rồi nhìn về chiếc đồng hồ được treo giữa sân:
– Thôi, có chuyện gì để lúc sau hẳn nói, Ngọc phải vào sân khởi động đây! Nhớ cổ vũ cho Ngọc đó!
Và rồi bóng dáng Lam Ngọc xa dần, thoắt cái nàng đã khuất sau dòng người tấp nập. Thoắt cái nữa tôi chẳng còn thấy nàng đâu. Có lẽ nàng đã vào phòng thay đồ để chuẩn bị cho trận đấu sắp đến.
Lúc này tôi cảm thấy thật rối rắm. Cả người tôi như có hai luồng khí nóng lạnh cứ thay phiên nhau vây bám làm tôi thấy thật xốn xan. Có thể nàng đang muốn tránh mặt tôi nên khi thấy tôi vừa đến, nàng đã vội vã chạy đi ngay. Nhưng cũng có thể nàng không giận tôi thật, mà người giận tôi lại chính là ba nàng. Tôi đã cắn ông mà, ai dễ dàng tha thứ chuyện đó được. Vậy là từ nay về sau tôi hết có cơ hội được qua nhà nàng nữa rồi. Buồn gì đâu!
Thế là tôi đành phải trở về sân cỏ nơi có biết bao nhiêu cặp mắt đang hướng về tôi lúc này. Người đầu tiên lên tiếng chính là con bé Mi, vừa thấy tôi nó đã chạy sấn đến nói như tát nước vào mặt:
– Anh chạy đi đâu vậy, nay còn dám lừa cả em nữa?
– Thì anh bảo đi công chuyện mà!
– Có thật không, sao về sớm thế?
– Thì công chuỵên xong rồi! Anh mệt quá, đi thay đồ đã!
Bất kể con bé có kêu réo như thế nào, tôi vẫn nhất quyết đóng vai người điếc cho đến cùng. Giọng con bé cứ í ới đằng sao nghe mà xót. Tuy nhiên tôi chẳng thể đóng được đâu, vừa vào đến sân, cả đám trong đội bóng lại quay sang hỏi tía lia:
– Ê mày, đi công chuyện gì mà nhanh thế?
Thắng Khanh hóng hớt chen vào trước:
– Có gì đâu, đi gặp người quen chút xíu ấy mà!
– Thật à, mà mày còn người quen nào thế, sao không bảo vào sân chơi?
Vẫn là những câu hỏi soi mói, nhưng cũng chỉ một câu trả lời duy nhất:
– Đi công chuyện xíu à!
Cứ tưởng vậy là thoát khỏi mấy cái miệng tò mò, ai ngờ đâu một giọng nói lạnh lùng sướng gió bỗng cất lên sau lưng làm tôi giật tê cả người:
– Ê Phong!
– Hả, gì?
– Mày đi đâu nãy giờ thế hả?
– Thì… gặp người quen…
– Ừ vậy được rồi!
– Tổ bà mày làm tao hết hồn!
Không còn phải nói thì ai cũng biết đó là Kiên lảng. Lần nào nó nói cũng làm cho cả đám tức điên nhất là những thằng được nó hỏi. Và lần này sự tức điên đó đã trở thành cái cốc mạnh vào đầu nó muốn tóe nước mắt. Nhưng chắc có lẽ thằng này quen ăn đòn rồi nên cứ ôm đầu cười hềnh hệt như mình mới vừa tặng quà sinh nhật cho nó.
Đến đây, lượt đầu vòng bảng dành cho ba bảng đầu coi như kết thúc. Tiếp theo sẽ là lượt đấu của ba bảng kế tiếp. Bây giờ bọn tôi mới kháo nhau đi dò la tin tức của cặp đấu còn lại tròn bảng diễn ra cùng giờ với bọn tôi lúc nãy. Khổ nỗi trận đấu đã qua, cả bọn cổ động viên đã về nghỉ mệt hết. Giờ trên sân chỉ còn ban tổ chức ngồi theo dõi trận đấu, chắc chắn sẽ không có thời gian thông báo kết quả cho đám nhí nhố bọn tôi.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122