Chẳng chờ đợi lâu, hít một hơi lấy tinh thần, tôi bắt đầu dõi mắt theo từng con chữ:
“Phong à, xin lỗi vì đã ra đi không lời từ biệt, lúc đó thật là Lan muốn đánh thức Phong dậy lắm nhưng nghĩ lại Phong đang bị bệnh mà, nhưng đừng buồn chéri, Lan có để món quà tạm biệt ở trên người Phong đó, cởi áo ra là thấy, hì hì…”
Đoạn rồi tôi tò mò cởi chiếc áo bệnh nhân màu xanh nhạt trên người ra xem xét nhưng phải đóng nó lại ngay sau đó bởi bị trên ngực tôi lúc này có nguyên một dấu son đỏ hỏn, nhỏ nhắn. Nếu như theo Ngọc Lan nói thì đây chính làm món quà nàng tặng cho tôi hay sao? Càng nghĩ mặt tôi lại càng nóng, khắp người tôi máu cứ chạy rần rần như bơm nước. Chính Ngọc Lan đã đặt đôi môi của nàng lên đây, chỉ nghĩ đến thôi tôi đã thấy chộn rộn rồi, huống chi là tình cờ thức dậy ngay khoảnh khắc đó, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa…
Đóng chặt cúc áo đến tận cổ, tôi bắt đầu đọc tiếp:
“… nhưng cho Lan xin lỗi thêm một lần nữa nhé, xin lỗi về tất cả những gì mà Lan đã gây ra cho Phong, nhất là những chuyện liên quan đến tên Nghĩa, thấy Phong thế này Lan đau lắm, đau nhất ở trong tim… còn nhớ cái lúc Phong bị tên Nghĩa đánh vào lưng Lan đã ôm Phong khóc nhiều lắm, cứ tưởng sẽ không còn gặp lại Phong thôi, chéri ngốc ạ…”
“Haizz, thiệt tình, chẳng biết nói gì luôn” – Tôi cười phì lắc đầu với nét trẻ con có đôi chút của Ngọc Lan.
Nhưng nghĩ lại, nếu như Ngọc Lan không có tình cảm với tôi thì tại sao nàng lại có biểu hiện như thế, ắc hẳn cũng phải có gì đó chứ nhỉ? Càng nghĩ, nó lại càng làm trái tim tôi ấm đi rất nhiều, không còn cảm tháy hụt hẫn khi biết tin nàng đã đi nữa, cứ như nàng luôn bên cạnh tôi vậy.
Nhưng đọc đến những dòng cuối cùng, tôi như muốn rụng rời…
“Nhưng Phong à, Lan sợ sẽ chẳng gặp Phong được nữa…”
Đến đây chữ bị nhòe đi, chắc là do nàng đã khóc, nhưng với quyết tâm tột độ, tôi cố gắng đọc từng chữ một:
“… Lan về nước một phần là vì những biểu hiện nhức đầu, mờ mắt của mình đó, chắc Phong cũng đã thấy rồi phải không, Lan sợ lắm chính Lan còn không biết mình đã bị gì, Lan rất sợ mình sẽ không được gặp Phong nữa… nên Phong à, hãy tự chăm sóc và cố gắng luyện tập đôi chân đừng tuyệt vọng khi không có Lan nha, không được lười biếng đó, từ đây cho đến lúc Lan có thể quay về sẽ có người giám sát Phong, nếu lười biếng Lan sẽ không về nữa đâu…
Thôi, sắp đến giờ phải lên xe rồi, Lan ngừng bút ở đây nha, Lan sẽ cố gắng nhất có thể để trở lại đây… Chéri ạ!
P/s: Cho phép Phong dùng từ điển tra “chéri” rồi đó!”
Hết bức thư, trong lòng tôi cảm thấy ngỗn ngang vô cùng, cứ như có ai đó xả mấy cuộn len vào đó vậy, rối nùi cả lên một đống.
Đến giờ khi đã cầm lá thư trong tay rồi, tôi vẫn chẳng thể nào tin được Ngọc Lan đã về nước, rời xa quê hương này, rời xa nơi đây và rời xa cả tôi… Đúng thật là nàng đang có vấn đề gì đó với những triệu chứng như thế, còn quá nhiều điều về Lanna mà tôi không biết hết được, nhưng hơn bất cứ điều gì, tôi chỉ cần ai đó trả lời cho tôi 1 câu hỏi duy nhất thôi, “khi nào Ngọc Lan mới quay về đây?
Đến chiều, khi những tia nắng vàng rực ban trưa đã ngã hẳn sang màu vàng phấn, những cơn gió thổi nhẹ lùa vào những tán cây phương làm cho những bông hoa rơi hững hờ đỏ cả một góc sân. Tôi kềnh càng trên chiếc xe lăn mà Lam Ngọc phải thuyết phục lắm tôi mới chịu ngồi lên đó, cảm giác mình cứ như là người liệt thật vậy, đã thế được nàng đẩy đi, tôi cảm thấy ngượng ngịu vô cùng, cứ thoáng chốc nàng lại khom xuống hỏi tôi muốn đi đâu trông thật là thê thảm. Nhưng may sao, có vẻ nàng biết ý tôi ngại nên vội đẩy tôi vào gần một băng ghế đá rồi chạy ra ngoài mất hút mãi đến một lúc sao mới chạy vào với một ổ bánh mì trên tay:
– Nè, ăn đi!
– Hả, gì đó!
– Ăn đi rồi biết!
Tôi nhìn nàng nghi hoặc một lúc rồi từ từ cắn một mẫu cỡ vừa, trái lại với suy nghĩ của tôi là nàng sẽ tìm cách trêu chọc tôi bằng ổ bánh mì này nhưng không phải, đây chỉ là một ổ bánh mì bình thường, nhưng nó đặc biệt ở chỗ lại là bánh mì phá lấu, món tôi cực kì ưa thích.
– Ngọc mua à, ở đâu hay thế?
– Hàng dạo ngoài cổng bệnh viện đó, cứ mỗi chiều lại đẩy xe ngang đây, ngon lắm cứ ăn đi!
Tuy nhiên nhìn ổ bánh mì duy nhất này và gương mặt có phần phờ phệch của Lam Ngọc, trong lòng tôi lại nãy sinh nhiều câu hỏi mâu thuẫn và chỉ khi tôi cắn miếng bánh mì mọi việc mới được phơi bày:
– Ngọc, chưa ăn tối à? Sao tay chân rung lên thế kia?
– Ăn rồi, mới mua một ổ bánh cho Phong đấy!
– Đừng giấu Phong, rõ nghe cả tiếng rột rột!
– Ăn đi, nói nhiều quá!
– Sao Ngọc không thêm một ổ nữa!
– Thì bảo ăn đi mà! – Nàng bắt đầu lúng túng.
– Sao Ngọc không ăn?
– Thì… còn tiền đâu mà ăn!
Vừa nghe, cổ họng tôi cứ khô khốc đi. Tôi cứ nhìn nàng trân trân chẳng biết nói gì, còn Lam Ngọc chỉ biết thở dài, mím môi làm cho hai gò má cứ phồng lên vô tội vạ. Phải đến một lúc sau tôi mới đạp đổ được bức tường ngăn cách giữa hai đứa:
– Ngọc… không có tiền trong người sao?
– Có nhưng để quên trong balô hết rồi, mấy ngày nay toàn dùng đồ của bọn Toàn gửi lên! Nay họ nghe tin Phong ngày mai xuất viện nên ở nhà chuẩn bị gì ấy, không gửi lên nữa!
– Nè, cùng ăn nhe! – Tôi xé đôi ổ bánh mì đưa cho nàng.
Lúc đó Lam Ngọc phải nói là tròn xòe mắt nhìn nửa ổ bánh mì đó mà không nói nên lời, phải mất một lúc nàng ở đẩy nửa ổ đó về phía tôi:
– Không ăn đâu, ưu tiên người bệnh!
– Cứ cầm lấy, ưu tiên người chăm sóc người bệnh! Có đưa lại Phong không lấy đâu!
Tôi lại dúi ở bánh mình vào tay nàng và dứt khoát không nhận lại. Lúc đầu nàng có hơi tung lúng khi cầm nửa ổ bánh mì đó mà không biết phải xử lí thế nào cả, đôi mắt nàng cứ rung lên lóng lánh tựa như đang muốn tuông trào một thứ gì đó, nhưng rồi một lúc sau nàng lại thở hắt ra, cười mỉm với những vệt hồng ngang má.
– Bốp… – Nàng đột ngột vỗ vai phát mạnh làm tôi muốn phun ra một họng bánh mì!
– Gì thế Ngọc, đang ăn mà!
– À… không có gì, muốn thử xem Phong khỏe chưa thôi!
– Lạy hồn, thôi ăn đi còn về phòng nghỉ ngơi nữa!
– Rồi, ngay đây, cứ càm ràm mãi!
Buổi chiều hôm đó trôi qua thật thật yên bình, yên bình như những gì nó mang đến, yên bình như những gì nó mang đi. Những cành phượng còn vương vãi trên sân, những cơn gió lùa cứ làm chúng bay phấp phới, nó tựa như mái tóc thề xõa tự nhiên của Lam Ngọc được vén lên ngang tai mỗi khi có gió táp.
“Bé gấu hôm nào đã lớn thật rồi nhỉ?”
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122