Chuông điện thoại vẫn cứ ngân vang mà con bé Mi chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Những ý nghĩ về việc nghe điện thoại vẫn cứ lởn vởn trong đầu tôi chẳng thể nào dứt ra được. Số của nàng vẫn cứ hiện khiêu khích trên màn hình. Liệu khi bắt máy rồi tôi sẽ nói gì đây, hỏi thăm sức khỏe cửa nàng ư? Nhưng quan trọng nhất là nàng có trả lời lại khi biết tôi đang nghe điện thoại không? Cả tâm trí tôi giờ này chỉ tập trung duy nhất vào chiếc điện thoại đang run bần bật trên tay.
Nhưng rồi tôi cũng đi đến quyết định cuối cùng, ngó xuống cầu thang một lần nữa, tôi run rẩy bắt điện thoại:
– Alô, Mi đó hả, sáng giờ bận quá không chúc mừng năm mới em được, hôm nay sao rồi, mọi việc vẫn bình thường chứ?
– …
Tự nhiên lúc đó tôi khựng miệng chẳng nói được lời nào mặc cho Ngọc Lan cứ nói luyên thuyên như chưa hề biết danh tính của người ở đầu dây bên kia.
– Sao thế, em gặp chuyện gì à? Sao không trả lời chị?
– … À!
– Qui êtes – vous? Maman? (Là ai vậy, mẹ à?)
Thấy không thể tiếp tục kéo dài, tôi bèn lấp bấp mở lời:
– À, là Phong đây, mình…
Chưa kịp nói hết câu, nàng đã nhanh chóng cúp máy chỉ để lại những tiếng tút tút làm tôi thấy bần thần cả người.
Làm sao chứ, nàng không muốn nói chuyện với tôi hay sao, tại sao khi vừa nghe tiếng tôi nàng lại tắt máy thay vì vui vẻ tiếp chuyện như trước kia, tôi đã làm gì sai chăng? Nhưng chưa kịp suy nghĩ gì thêm, tôi phải cuống cuồng trả điện thoại về vị trí cũ khi nghe tiếng con bé bước lên lầu:
– Anh làm gì mà hớt hải thế, mới làm chuyện xấu à?
– À không có gì, chỉ ngắm cảnh thôi mà?
– Có thật là thế không?
– Thật hề hề!
Tôi vuốt ngực thở phào vì khi con bé vừa lên đèn màn hình đã kịp tắt trực tiếp cứu cho tôi một phen hú vía thấy rõ. Nó đưa cho tôi ly nước chanh rồi vươn vai tựa vào ban công hít một hơi thật sâu. Lúc đầu tôi cũng chẳng để ý lắm, chỉ chú tâm nhắm nháp ly nước chanh mát lạnh đang cằm trên tay thôi, nhưng mãi đến lúc sau, thấy con bé cứ đứng đó tôi mới tò mò hỏi chuyện:
– Nè, làm gì đứng đó hoài vậy, không sợ lạnh hả?
– Anh cứ uống đi, hỏi nhiều làm gì?
Tức thì, tôi bỏ ly nước xuống bàn rề rà đi đến chỗ của con bé. Nó giờ này tựa hẳn người vào ban công như chẳng còn chút sức sống nào, mặt cứ nhìn xa xăm đâu đó, phải gọi đến lần thứ 2 nó mới đáp lại:
– Sao không uống đi, ra đây đứng làm gì?
– Bạn gái anh buồn thế này không ra sao được!
– Đừng có đùa, không vui đâu!
– Gì thế, bộ gặp chuyện gì à?
– Anh có thật là thích chị em không?
Nó bất chợt hỏi, mắt vẫn nhìn về phía trước.
– À thì thích mà, sao em lại hỏi thế!
– Thích nhau có vui không, sao ai cũng thích nhau hết thế?
– Hở, em đang nói cái gì vậy?
– Từ nhỏ đến giờ ít tiếp xúc với con trai nên cũng chẳng biết cái cảm giác thích nhau, cảm giác vui vẻ như thế nào nữa!
– Từ đó đến giờ em không có đi đâu chơi hết à?
– Không, lúc nhỏ em chẳng có thời gian để đi chơi nhiều như chị hai đâu! Có đôi lúc em ganh tỵ với chị hai lắm. Nhưng giờ quen rồi, không gò bó cũng thấy khó chịu!
Con bé khẽ cười, nhưng tôi có thể nhận ra được nó không thực sự cười, khóe mắt nó đỏ lên và có thứ gì đó long lanh đang ứa ra, chắc là nó đang cố kiềm nén cảm xúc trước mặt tôi. Nghĩ lại cũng đúng, tôi từng nghe nói nội con bé rất nghiêm khắc, có lẽ con bé đã bị ép theo khuôn khổ từ nhỏ nên đáng lẽ ra ở cái lứa tuổi này con bé ắc hẳn phải hồn nhiên, vô tư lắm chứ không phải thông minh, sắc xảo đến đáng sợ như thế này. Nhìn đi nhìn lại, chắc chỉ có tôi mới giúp con bé được vào lúc này thôi, thế cho nên hít một hơi thật sâu, tôi khều vai con bé:
– Nè, mấy ngày tết có đi đâu chơi không?
– Tết âm lịch thì cũng ở nhà như mọi ngày thôi!
– Hay đi chơi giao thừa ngắm pháo bông với anh nhen!
– Đi… với anh?
– Gì? Đừng nói là không biết tết là thế nào nhé!
– Không ý em nói là anh rũ em đi chơi đấy à?
– Sao? Lạ lắm hả?
– Không… không có gì, đi thì đi vậy!
Phớt lờ đi những biểu hiện kì lạ của Ngọc Mi, tôi vẫn vui thầm trong bụng vì tin rằng mình đã làm được một việc tốt giúp con bé. Còn về cú điện thoại đó của Ngọc Lan tôi cũng chẳng biết vì sao nàng lại làm thế, chắc là do ngại, nhưng cũng có thể là một lí do nào đó, âu thì cứ đợi nàng về sẽ rõ vậy…
Trở lại với những diễn biến ở trường.
Có thể nói thời gian tiền nghỉ tết là khoảng thời gian dài thê lê vô số kể, bởi lẻ tâm trạng đứa nào đứa này bây giờ chỉ có một chữ tết mà thôi chẳng còn hứng thú học hành gì nữa, ấy thế mà các giáo viên chẳng chịu hiểu cho học sinh, cứ mỗi khi học xong lại giao cả sấp bài tập về nhà cao như núi, còn không thì phải trả bài muốn mệt xỉu với những bài lịch sử, địa lí dài 2 – 3 trang giấy.
Hôm nay cũng vậy, mới vừa bước vào lớp thôi đã thấy cảnh tượng cả đám học sinh tụm 5 tụm 7 nháo nhào chép bài làm tôi thấy hơi nhồn nhột liền chạy vào chỗ hỏi thăm tình hình ngay:
– Ê Toàn, chép cái giống gì thế mày?
– Chép bài lịch sử!
– Bữa trước mày không ghi bài à?
– Bữa hổm bố ghi rồi, đây là cái bài bà cô lịch sử hồi nãy mới gửi bảo là có thanh tra đến dự giờ đột xuất nên đưa cho lớp ứng phó trước, mày tranh thủ chép vào đi, làm phật lòng bà cô thì đừng có hòng mà sống yên!
Toàn phởn nói chẳng sai tý nào cả, trong lớp tôi ai cũng sợ cái uy của bà cô dạy lịch sử đó, chẳng những khó mà còn rất nghiêm, một khi đã phạt đứa nào thì đừng có hòng mà chống chế, xin xỏ. Còn nhớ hồi đầu năm có thằng chỉ lỡ miệng ngáp trong giờ học thôi đã bị bà cô cho lên sổ đầu bài không thương tiếc, từ đó trong giờ lịch sử cả lớp ai cũng trên tinh thần cảnh giao cao độ chả đứa nào dám hó hé lời nào cả, tưởng chừng như chỉ cần nhút nhít một tí thôi đã bị bà cô cho lên sổ ngồi chơi vậy. Nay có thanh tra dự giờ thì chắc sẽ còn căng thẳng hơn nhiều thế cho nên cả lớp tôi giờ đây ai cũng chép ro ro như máy, cơ mà cũng có một vài trường hợp ngoại lệ:
– Ê Phong, mày làm bài tập tiếng anh chưa, bày tao với!
Đó là thằng Khang đinh trong lớp tôi, biệt danh đó xuất phát từ mái đầu không bao giờ dài của nó. Lúc đầu thì nó cũng để tóc ngắn như bao thằng con trai khác đấy nhưng nó cứ để dài ra chẳng bao giờ chịu hớt nên khá nhìu lần bị đội trưởng đội cờ đỏ Lam Ngọc nhắc nhở, thế là nó chơi luôn nguyên quả đầu đinh lên trường làm ai cũng nhìn nó với cặp mắt sững sốt. Mà cũng phải công nhận rằng thằng này chơi khá được, nó nói là nó làm, chả bị ai tác động gì cả, chỉ ngặc một nỗi nó hơi lầm lì, học khá kém, có khi còn thua cả Khanh khờ nữa, vì thế cứ mỗi lần có bài tập là nó lại tìm đến tụi tôi, nhất là môn tiếng anh, cũng nhờ thế mà nó thân với tụi tôi luôn.
– Đâu, mày không hiểu phần nào?
– Thì mấy cái bài tập đó, hôm nay ông thầy anh văn bắt nộp bài tập mà!
– Làm tới đâu rồi đưa bố xem!
– Hề, chưa làm!
– Đệt, thôi cái đó để sau đi, tao chép bài lịch sử đã!
– Thì mày cứ làm hộ tao, để tao chép bài lịch sử cho mày cho!
– Úi cái thằng đấy mà vẽ vời gì, chữ nó xấu thế bố thằng nào đọc được, đâu có đẹp như chữ bố!
Xin phép được giới thiệu với mọi người, đây là một trong số 3 thằng bạn mới bọn tôi đã quen được từ hồi đầu năm lớp 11 tới giờ, tên của nó là Phú nổ. Cái biệt danh Phú nổ xuất phát từ cái tính hay nổ của nó, về khoản nói phét, chém gió thì thằng này là trùm, ở đâu có nó ở đó như cái đại nhạc hội, chẳng bao giờ yên lặng được, nhưng cũng nhờ nó mà cả lớp như sinh động hơn hẳn, tiết nào tiết nấy vui nhộn hẳn ra.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122