– Sao thế Ngọc, đi qua cầu cho vui!
– Thôi, Ngọc không biết đi!
– Có gì đâu, coi Phong đi nè!
Để chứng minh cho nàng thấy tôi đi thoăn thoắt qua cây cầu mà khong hề dừng lại một nhịp nào. Khi qua bên đầu bên kia, tôi mới vẫy gọi Lam Ngọc:
– Nè, qua đi có sao đâu!
Tuy nhiên nàng vẫn đứng bên đấy lắc đầu ngoày ngoạy. Chẳng còn cách nào khác, tôi phải chạy sang đầu cầu bên này kéo nàng lên để khỏi phải lưỡng lự. Phải thuyết phục dữ lắm tôi mới có thể từ từ dẫn nàng từng bước lên cây cầu được, dù là vậy nàng vẫn rụt rè không dám bước nhanh chỉ nhít từng chút. Thì ra Lam ngọc cũng có lúc phải sợ chứ không thể giữ bộ mặt lạnh lùng ấy mãi được.
Thấy tôi như đang nín cười, nàng lại nhíu mày:
– Phong, lại đang chọc Ngọc à?
– Bậy, làm gì mà chọc Ngọc chứ!
– Nhìn cái mặt đểu thật!
– Uầy, sao cũng được, giữ thật chắc nhé, kẻo té đấy!
Trong lúc đó ai mà ngờ được câu nói bâng quơ của tôi lại hiệu nghiệm đến vậy, chỉ vừa mới nói Lam Ngọc đã bấu chặt lấy tay tôi sát rạt làm biết bao nhiêu dũng khí của tôi bay hết ráo. Đáng lẽ ra thì việc bấu tay sẽ chẳng thành vấn đề gì với tôi đâu, nhưng chính việc đó làm vòng 1 của nàng ép sát vào tay làm tim tôi đập liên hồi muốn bễ lồng ngực.
– Qua bên kia cầu nhanh đi, còn đứng đây làm gì?
Nàng ấp úng với hai bầu má đã đỏ gay.
Chẳng còn cách nào khác, tôi đành lên từng bước líu ríu đi nốt phần cầu còn lại. Giờ này tôi mới chính là người muốn qua nhanh hơn cả Lam Ngọc vì cứ mỗi bước, cả người nàng lại ép vào tay tôi mềm nhũn khiến cả người tôi như muốn mềm nhũn theo, có những lúc tôi còn suýt bước hụt chân, nhưng may là vẫn còn đủ tỉnh táo để chỉnh ngay vào phút chót nếu không thì chắc hai đứa đã như chuột lột rồi.
– Thấy không, đâu có gì phải sợ đâu!
Tôi cười khì khi đã dẫn nàng qua được cây cầu.
– Hừm, Phong cũng rung mà còn nói ai!
– Đâu phải, Phong run về chuyện khác!
– Chứ rung về chuyện gì?
– Thì… hề, sợ Ngọc té thôi ấy mà!
– Đúng là mặt gian nói đểu!
Rời khỏi con đường hoa, chúng tôi tiếp tục đi dạo trên con đường dài dọc bờ sông Sài Gòn. Trời càng về khuya, đường phố càng lung linh hơn với những bản đèn được treo thành những hàng dài trên cao, phía bên dưới là dòng xe đang rũ rượi ra về sau chuyến du xuân tuyệt vời hôm nay. Nhìn xa xa sang bên phải, tôi có thể thấy một chiếc thuyền to lấp lánh ánh đèn đang neo đậu gần Bến Nhà Rồng thơ mộng, tất cả kết hợp với nhau tạo nên một nét đẹp huyền dịu mê hoặc cả những người khó tính nhất.
– Sài Gòn ban đêm đẹp thật Phong nhỉ?
Lam Ngọc mỉm cười, khẽ vén mái tóc do những cơn gió hững hờ thổi đến.
– Ừ, những cảnh này lúc bình thường chẳng thấy được đâu!
– Tại sao lại thế?
– Vì bình thường chẳng ai để ý đến nó cả, chỉ những lúc này, những lúc mà người ta chịu nán lại để từ từ thưởng thức nó thì mới có thể thấy nó đẹp thôi!
– Ừ, đúng thật là mỗi lần đi học về, Ngọc còn chẳng nhìn lấy nó một lần!
– Bởi thế con người luôn đi thật xa để tìm cái đẹp mà chẳng biết rằng cái đẹp luôn hiện hữu đâu đó quanh ta thôi!
– Ngọc vẫn chưa hiểu lắm, chắc có lẽ vì mấy môn võ làm Ngọc thô mất rồi nhỉ?
– Không đâu, để Phong cho ví dụ cụ thể hơn nhé!
– Ừ, cứ nói đi!
– Ngọc có thấy những cô gái đẹp đi du xuân không?
– Có chứ!
– Những cô gái đấy chỉ là những nét đẹp xa vời thôi…
– Còn nét đẹp quanh ta thì sao?
– Thì chỉ đâu đó quanh đây thôi, như ở trước mặt Phong này!
– …
Lam Ngọc bất giác nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nhanh chóng sau đó lai cuối gằm mặt xuống, những ngón tay cứ gõ nhịp vào thanh chắn tạo nên tiếng leng keng đặc trưng. Bất chợt, một cơn gió thổi từ ngoài sông vào làm làn tóc bồng bềnh của nàng bay phấp phới, tiếng leng keng đã thay bằng tiếng gió rít vi vu, đó chắc là bài hát của dòng sông tặng cho chúng tôi khi nhìn ra được vẻ đẹp của nó, một món quà thật đặc biệt.
– Một người ngô nghê như Phong mà cũng nghĩ ra những việc này nhỉ?
– Hả, việc gì cơ?
– Thì nét đẹp của những thứ xung quanh!
Nàng mỉm cười làm rung rinh hai bầu má.
– Có đâu, chỉ nghĩ sao nói vậy thôi!
– Có khiếu làm nhà văn đó!
– Thôi cho Phong xin, điểm văn thấp lè tè 3 – 4 điểm mà làm nhà văn nổi gì?
– Biết đâu được!
Nàng lại khẽ nghiêng mái đầu, để mặc cho những cơn gió cứ nâng niu mái tóc bồng bềnh của nàng làm chúng phấp phới trên không trung dưới ánh đèn pha rực rỡ từ những chiếc tàu nhà hàng sang trọng.
– Phong này, có lạnh không?
– Ừ lạnh chứ, gió sông mà!
– Ngọc cũng lạnh!
Sau câu đó, bọn tôi lại chìm vào khoảng lặng để mặc cho dòng sông cứ ngân nga những câu vi vu lạnh lẽo. Mỗi lần như thế, tôi lại phải suýt xoa đôi tay lạnh cóng của mình để xua tan đi cái lạnh đang bủa vây ngày một nhiều hơn.
– Nếu Phong lạnh thì sít lại đây này!
Nàng ngượng ngùn ngó lơ đi đâu đó.
Nghe vậy, tôi rụt rè sít lại gần nàng một tí, rồi một tí nữa, cho đến khi chạm vào cơ thể ấm áp của nàng tôi mới chợt giật mình dịch ra một khoảng, hai đứa vẫn nhìn theo hai hướng khác nhau.
– Phong hết lạnh chưa?
– Cũng còn nhưng…
Chưa kịp nói hết, bàn tay tôi chợt cảm nhận một thứ gì đó bao trùm lấy, nó rất ấm nhưng lại có một chút thô ráp. Đó chính là bàn tay của Lam Ngọc, nàng đang nắm lấy tay tôi rất khẽ nhưng cũng khiến tôi cảm được thấy hơi ấm tỏa ra từ nó.
– Ngọc…
Chưa kịp mở lời, nàng đã đặt ngón tay lên môi tôi, cùng với đó là ánh mắt thẹn thùng nhưng ẩn chứa biết bao nhiều là lời nói của nàng. Tôi tự nhủ rằng, không cần ngón tay đó đâu chỉ cần ánh mắt này của nàng thôi tôi đã hóa đá hoàn toàn rồi. Cứ thế, tôi và nàng ở lại để thưởng thức bản tình ca của dòng sông rất lâu, tay vẫn trong tay, dòng sông vẫn cứ hát vang những âm thanh đã không còn lạnh lẽo với bọn tôi nữa, đó là những âm thanh thật ấm áp và dịu êm.
Trời đã bắt đầu trở lạnh để chuyển mình vào màn đêm tối mịt, chúng tôi bắt đầu ra về để kết thúc chuyến đi chơi ngày hôm nay, con đường mới đây còn đông nghẹt người bây giờ đã trở nên thưa thớt hơn mặc dù vẫn còn những dòng người đi chơi muộn. Đã không còn những tiếng nhạc, những tiếng reo hò nhộn nhịp thay vào đó là những tiếng xe rít đêm nghe đinh tai nhức óc.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122