Buổi tiệc rồi cũng được bắt đầu với những món ăn ngon tuyệt được bày ngay ngắn ra sàn nhà láng bóng. Đa số chúng được bọn tôi mang từ nhà lên để chế biến góp phần cho buổi tiệc, còn lại do thầy tự chuẩn bị trước với đủ các món siêu ngon. Ít phút sau bọn tôi cũng bắt đầu bữa tiệc nhẹ với thầy chủ nhiệm quý mến của mình, đương nhiên là không thể nào thiếu phần đọc diễn văn ngắn gọn súc tíc của thầy được:
– À, hôm nay thầy rất vui khi các em đến nhà thầy dự tiệc cho nên… cứ ăn thỏa ga nhé!
– Dạ, cái đó thì khỏi phải bàn rồi, hề hề!
– Tết rồi thầy có lì xì cho bọn em gì không thầy?
– Đù, đó giờ tao mới thấy thằng Kiên đâm đúng chỗ nè, có lì xì cho tụi em hông thầy?
– Mấy đứa lớn rồi, đòi lì xì làm gì nữa?
– Có lớn đâu thầy, còn con nít mà, thầy ơi lì xì…
Trước sức ép đông đảo của bọn quỷ con tụi tôi, thầy chẳng biết gì hơn là xui xị đồng ý nhưng cách lì xì lại chẳng như chúng tôi mong đợi:
– Mùng 3 rồi chắc các em cũng đã được người thân lì xì tiền rồi phải không, vậy trong mấy ngày này chắc vui chơi nhiều lắm hả?
– Dạ không có đâu ạ, tụi em toàn ở nhà thôi?
– Vậy thầy lì xì cho mấy bài toán để hết ở không nhá?
– Éc, dạ thôi! Em không đòi lì xì nữa đâu ạ!
– Hà hà, thầy đùa tí thôi! Chờ thầy một tí nhé, sẽ có quà lì xì ngay!
Thầy đứng lên, mờ chiếc tủ kính kê ở sát tường rồi lấy một cây đàn guitar ra ngồi xuống hớn hở với chúng tôi:
– Để thầy hát cho bọn em nghe một bài nhé!
– Ô, gì chứ chuyện này thì tán thành cả hai tay luôn, hề hề!
– Thầy hát bài liên khúc nghèo đi thầy!
– Đâm bang nữa, tết mà chơi liên khúc nghèo, muốn nghèo cả đời luôn à?
Toàn phởn cốc cho Kiên lảng một cú nhóe lửa.
– Thôi các em, để thầy hát bài này, cũng không phải là mới lắm!
– Dạ không sao, thầy cứ hát!
– Ừ, vậy thầy sẽ hát bài “Mùa xuân của mẹ” nhen!
Không ai nói ai, cả bọn tự khắc vỗ tay bôm bốp để ủng hộ màn lì xì đầu năm của thầy như tiếp thêm tinh thần. Sau tràn pháo tay đó, thầy bắt đầu gãy những tiếng đàn đầu tiên để bắt đầu bài hát. Trước đây khi có dịp về quê những ngày tết, nội tôi hay bật những bài như thế này vào đầu năm thay vì những bài hát giật gân, giật cổ như trên thành phố, nhưng không vì thế mà nó làm ngày xuân trở nên buồn đi, mỗi dòng nhạc đều có cái hay riêng cả thế nên bọn tôi cứ nghe, thầy cứ say xưa hát đến nỗi bài hát hết lúc nào mà chẳng biết.
– Trời ơi, đó giờ mới nghe bản này lần đầu mà hay quá xá đã!
Phú nổ vỗ đùi khen tấm đắc.
– Cứ mỗi lần buồn buồn lại lấy đàn ra đánh ấy mà, không có gì phải ngạc nhiên đâu!
– Thầy không phải khiêm tốn đâu, là thật đó!
– Đúng rồi, thầy đánh hay thật mà!
– Thầy ơi!
– Gì đấy Kiên?
– Cây đàn mua nhiu vậy thầy?
– Thằng này nữa, xử nó anh em!
Thế là cả đám lại xúm vào nó, kẹp hai chân vào cột nhà mà thi sức kéo làm nó la oai oải, mãi cho đến khi thầy chạy ra can bọn nó mới bỏ Kiên lảng xuống mà ngồi nhập tiệc, trông nó thảm đến phát tội. Lớp bọn tôi là thế, không gặp mặt thì thôi hễ gặp là cứ như đám choai choai quậy không đỡ nổi, đúng là có thêm con trai khác hẳn, lúc trước có 3 thằng chỉ toàn nói giỡn nhau các kiểu, giờ thì banh nhà lồng. Thế nên sau khi nhập tiệc không lâu, thằng Khanh bỗng dưng đứng dậy chạy ra ngoài chỗ để xe như muốn lấy thứ gì đó.
– Gì thế, đang ăn tự nhiên bỏ đâu vậy?
– Dù là gì đi chăng nữa tao vẫn có cảm giác bất an mày à?
Phú nổ mặt méo xệt nhìn theo hướng thằng Khanh.
Và đúng như dự đoán, Khanh khờ sau khi lọ mọ một lúc ở ngoài cũng đi vào với thứ gì đó giấu sau lưng, trong mặt nó nguy hiểm không thể tả được.
– Phim kinh dịịịịịịịị…
Toàn phởn cố kéo dài chữ cuối làm không khí tăng thêm phần căng thẳng.
– Mày im dùm bố cái, đang sợ xám mặt đây!
– Mà sợ gì thế, tao thấy cũng bình thường mà!
– Thằng Khang không biết rồi, cứ chờ đó đi rồi… thấy!
Không để thằng Khang chờ đợi lâu, Khanh khờ đặt ngay một chai pepsi to đùng xuống sàn mà đá lông nheo:
– Đây, pepsi gia truyền mời mọi người thưởng thức!
– Sặc, nữa hả mày?
– Thấy chưa, tao biết ngày cái thằng này mà!
– Rượu à, thôi vứt đi, nhậu nhẹt gì không biết!
– Ê, ê! Để cái chai lại cho bố!
Khanh khờ thẳng thốt khi thằng Phú cầm chai rượu đi tỉnh ruồi.
– Hôm nay là ngày vui mà, làm sao thiếu vắng cái này được hề hề!
– Nhưng mà đây là ở nhà thầy đó, không nên đâu!
Lam Ngọc nhăn mặt kéo theo cả đám con gái đồng tình.
– Ừ đúng rồi, mình đang ở nhà thầy mà, cất vào đi!
– Phải đó, ăn thôi được rồi!
– Mấy bà cứ làm chuyện nghiêm trọng! Ngày tết mà, cho xõa tý nha thầy!
– À, việc này…
Trước sự hô hào cổ vũ của đám con trai bọn tôi và sự phản đối kịch liệt của bọn con gái cộng một số ít mấy thằng gan bọng như Phú nổ, thầy cứ gãi đầu cười mà chẳng biết ủng hộ bên nào. Nhưng cuối cùng, thầy cũng chốt hạ một câu chất lừ:
– Ừ, tết mà, cứ chơi tới đi!
– Dạ, thầy muôn năm!
Khỏi phải nói, cả đám con trai tôi cứ hét lên muốn banh cả nhà, cùng với đó là bộ dạng yểu xìu như bún thiu của Phú nổ. Chai rượu Khanh khờ đem nếu tính ra cho gần 20 người ở đây thì mỗi người uống chả thắm thấp bao nhiêu cả, cái chính là nhìn khuôn mặt nốc rượu của từng đứa để giải khuây thôi. Sau khi thầy nốc ly mở màn thì cũng là lúc bọn tôi tha hồ mà bắt chẹt nhân vật cá biệt của buổi tiệc hôm nay, thằng Phú nổ:
– Đây cưng, không có trốn được đâu nghen!
Khanh khờ rót một lý đầy vung đặt trước mặt, làm Phú nổ sợ toát cả mồ hồi nhưng vẫn cố chống chế:
– Xời tưởng gì, mấy cái này ở nhà tao uống hoài!
– Vậy thì uống đê!
– Bậy, uống hoài ngán lắm tao không uống đâu, mai mốt có gì qua nhà tao uống hen, qua tua!
– Ế, bậy không! Uống có một ly thì có gì ngán đâu bây, uống bố coi xem nó ngán cỡ nào?
Trước sức ép như vũ bão, thằng Phú phải miễn cưỡng cầm ly rượu lên như muốn khóc, mồ hôi mồ kê đổ ra như mưa, trông mặt thằng này chẳng khác gì đi viếng mộ là bao. Chống chày được một lúc, nó cũng phải nốc hết ly rượu trên tay để qua tua, bọn tôi phải gọi là chết cười khi nhin thấy bộ dạng nước mắt nước mũi tèm lem của nó khi nốc xong cả ly:
– Há há, tao thở không nổi, mắc cười quá!
– Cười gì mày, tại tao ngán nên uống không nổi đó!
– Đến thế mà mày còn nói được, quả là phục thánh nổ thật rồi!
– Xìa, tao qua tua rồi! Giờ đến ai người đó tự giác đê, hề hề!
Nó vừa nói xong, Lam Ngọc liền cau mày phản ứng ngay vì người tiếp theo chính là nàng. Nhưng như mọi người đã biết rồi đấy, nàng không uống bia được mà huống chi đây là rượu mới hả, thế mà thằng Phú vẫn không chịu buông tha do vẫn còn cay cú chuyện bị ép uống:
– Bà Ngọc này làm một ly đầu năm cho sung, cứ ngồi đấy cau mày làm gì?
– Tôi không uống được đâu, cho xin đi!
– Gì mà không uống được, tui cũng có uống được đâu mà vẫn phải uống này, nếu không uống thì bất công cho tui quá!
Chẳng còn cách nào hơn, Lam Ngọc đành cầm ly rượu lên mà mặt mày tối sầm. Nàng đưa mũi lên hít một hơi rồi lại bụm miệng như muốn phát ói. Thấy vậy tôi chẳng thể ngồi yên được:
– Đưa đây Phong uống cho!
Tôi giật lấy ly rượu trên tay nàng, nốc một hơi rồi đặt cạch xuống đất khè như rắn:
– Khà, rồi đấy, qua tua đi!
– Ê ê, chơi gì kì vậy ba!
– Chơi gì kì mày, lúc nãy có nói là không uống dùm đâu!
– Ớ thằng này định làm anh hùng cứu mỹ nhân à?
– Thế đấy có được không, cứ đến tua Lam Ngọc thì để tao uống cho!
– Ồ, ồ… ồ!
Ngay lập tức cả đám liền ộ lên rùm một góc, biết ngay tụi nó đang nghĩ gì, tôi chặng đầu ngay:
– Ê, uống dùm thôi, có gì đâu mà làm ghê thế tụi mày?
– Ừ thì tụi tao đâu có nói gì đâu, hế hế!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122