– Anh Phong, sao còn đứng ngoài đó, không sợ nắng sao?
Đôi mắt nai đã tìm thấy tôi còn thập thò ngoài cửa.
Nắng dần xuất hiện liếm nhẹ trên gót chân làm tôi phải dịch về trước một đoạn, chẳng những vậy nó còn leo lên vai tôi tinh nghịch như muốn đẩy tôi vào nhà theo cách truyền thống mà một thằng bạn thân hay làm trước người bạn nhút nhát của mình.
Tôi bước vào nhà, rụt rè như ngày đầu cô dâu ra mắt. Thoáng nhìn đôi mắt nai sáng lên theo màu nắng, tôi bước có phần rụt rè hơn, cảm giác những lằn xi măng tôi đang bước lên giữa hai miếng gạch lót chính là sợi dây treo tòn ten trên không trung.
– Anh bị sao đó có cần em giúp gì không?
Con bé lại chu miệng uống nước, nó cầm ly nước bằng hai bàn tay bé xíu, từng ngón tay bấu chặt vào thành ly như thể một cô bé hạt tiêu và chiếc ly nước khổng lồ.
– Hề không sao, em sao rồi!
Tôi ngồi vào ghế, tự trách mình hỏi một câu không đâu ra đâu.
– Em có sao đâu, câu này nên hỏi anh mới đúng!
– Thì… anh cũng có sao đâu!
Thêm một lần nữa tôi lại tự trách mình với câu trả lời không đâu ra đâu.
Khoảng lặng tĩnh mịt lại bao trùm lấy tôi và Ngọc Mi, cả hai đều ngồi bất động nếu có một cử động nào, chắc chỉ là do con bé Mi vơ lấy ly nước trên bàn để uống. Nhưng tôi là người không thích sự yên lặng, với tôi nó còn khó chịu hơn việc phải đối mặt với con bé.
– Gần tới giờ cơm rồi. – Cuối cùng tôi cũng nói, quay đầu sang phía con bé, tôi biết đã đến buổi trưa. – Em về chưa Mi?
– Quần áo chưa khô, em không về được đâu! – Ngọc Mi nói bằng giọng ấp úng, nó nói như thể đi dép trong bụng tôi – Anh đừng lo, em gọi về nhà rồi!
– Gọi về nhà à?
– Ừa, hôm nay chắc em ăn cơm ở nhà anh đó!
Câu nói của con bé như một mũi tên bắn thẳng vào tim tôi. Có chút rạo rực, tôi nói:
– Mà… anh chưa nấu cơm, cũng chưa có đồ ăn!
– Thế thì tụi mình đi chợ!
Nó tròn mắt như thế đó chỉ là vẫn đề nhỏ nhặt mà tại sao tôi lại hỏi với khuôn mặt còn hơn đi viếng mộ.
– Vậy là giờ tụi mình đi chợ?
– Còn sao nữa, à mà… – Con bé đột nhiên ngập ngừng – Anh có áo khoác không, dày tý càng tốt.
– Ủa sao thế, em cũng có áo khoác mà!
– Anh hông cần biết, em kếu lấy thì lấy đi!
Con bé cố đẩy lưng tôi đi, hai má nó đỏ lựng.
Chẳng còn cách nào khác, tôi phải chạy lên lầu lấy chiếc áo khoác xuống cho có bé mà mãi đến khi ra khỏi nhà tôi mới biết được nó dùng để… che.
Chợ buổi trưa cũng không còn gì nhiều, đa phần là rau củ quả các loại và tôi cũng không phải là người chọn lựa. Tôi đi sau con bé Mi phụ trách xách đồ cho nó, điều đó cũng không cản được những cặp mắt tò mò của mấy bà trong chợ. Vì quá quen mấy bà này mỗi lần đi chợ nên đi đến đâu tôi liền bị hỏi đến đấy, nhưng câu hỏi chỉ có một:
– Bạn gái của con đó à, sao mà dễ thương quá vậy!
Mấy bà đó thắc mắc là điều dĩ nhiên thôi, vì trước đây tôi thường đi với nhỏ Nhung, mà nhỏ thì chắc chắn không thể so bì với Noemi được, Hoàng Mai thì đã lâu nên chắc cũng không ai còn nhớ, mặc nhiên mọi sự chú ý đều đổ dồn vào cô bé mắt nai xinh xắn này.
Bọn tôi ra xe về nhà với bọc rau thịt đầy vun mà mỗi lẫn đi chợ tôi chỉ mua bằng một phần ba như thế. Vừa quay một vòng pê đan lấy đà, tiếng thằng Huy đã cất lên:
– Ê Phong, chờ đã!
Tiếng nó cất lên từ sau lưng, nó phóng cực nhanh đến sát cạnh bọn tôi:
– Gặp mày ở đây hay quá!
– Sao thế, tìm tao có chuyện gì?
– Chiều rảnh không lên sân cát đá banh với tụi bên đường 17!
– À, chuyện này…
Tôi lưỡng lự nhìn sang phía bé Mi và một lần nữa nó đi dép trong bụng tôi:
– Không sao, em sẽ đi cùng anh!
– Thế nhé, tao đi mua đồ đây!
Chỉ cần bấy nhiêu đó, thằng Huy nhìn tôi cười nửa giễu nữa thật rồi quay đầu xe đạp về khu chợ và mất hút trong đó.
Tôi đưa con bé về nhà để nấu bữa trưa cho hai đứa. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy bé Mi trổ tài nấu ăn của mình. Đúng thật là được dạy dỗ theo nề nếp từ nhỏ có khác, bàn tay bé tý của con bé cứ thoăn thoắt qua lại hệt như một đầu bếp thực thụ.
Trong một khoảnh khắc nào đó tôi chợt nhớ đến dáng hình của Hoàng Mai nhưng lại vụt đi nhanh cũng như đến:
– Nè anh đứng đó làm gì, phụ em rửa rau đi chứ!
– À rồi, xong ngay đây!
Sau buổi trưa linh đình cùng Ngọc Mi, tôi chở con bé đến bãi cát hoang gần đường Nguyễn Hữu Thọ để tụ tập đá banh cùng tụi đường 17.
Con bé Mi lúc này đã thay bộ áo đấu ra, dĩ nhiên quần áo của nó đã khô từ lâu rồi. Tôi chỉ mặc lại được cái áo đấu bayern thôi, còn chiếc quần thì bất đắc dĩ phải lấy một chiếc quần sà lỏn cùng màu thay vào, công nhận cái áo thơm cực.
Chở con bé qua những con đường mà thường ngày nó ít lui tới, tôi cố tìm mọi chuyện để nói với nó nhầm tránh khoảng lặng khó chịu. Tôi tìm đủ thứ từ những của hàng bánh kẹo mà hai đứa đi ngang cho đến những ngôi tòa cao ốc đang xây còn ngổn ngang, có nhưng lúc bí chủ đề tôi còn nghĩ đến cả chuyện học.
Đoạn đường đến sân cát không xa, nhưng chủ đề thì lúc nào cũng thiếu. Chỉ nói chuyện qua loa được một lúc, tôi lại nín thinh như tờ, mắt cứ láo lia khắp nơi để tìm những thứ hay ho đến nỗi suýt lao vào cả cột điện. Lần này đến lượt con bé lên tiếng:
– Phong này, có thật là anh đã ở chung với chị Nhung từ đầu năm lớp 11 tới giờ không?
Tôi đứng hình vài giây trước khi cười xuề xòa:
– Ừ, thì chị Nhung chỉ ở nhờ để tìm nhà trọ thôi!
– Thật chứ? – Nó tròn mắt nai.
– Thật mà, anh với chị đó cãi nhau còn không hết, khoảng thời gian đó anh ít khi ở nhà lắm!
– Hì…
Con bé không hỏi gì, chỉ mỉm cười. Nụ cười của con bé như một cơn gió hạ thoảng qua tim tôi, tuy có một chút bức rức nhưng lại ấm nóng và vương vấn một chút hơi xuân. Thật đặc biệt.
Bọn tôi đến sân cát khi tiết trời con nắng chang chang vàng. Bọn đường 17 chắc là đang ở giữa sân vờn banh với nhau, xa xa ở góc sân là tụi thằng Huy cùng một vài thằng trong xóm tôi đang tụm ba tụm bảy trò chuyện, tôi nhận ra được nhờ tấm lưng to bản của thằng Huy.
Không cần phải gọi bọn nó, khi tôi nhả pê đan để chạy đà đến gần sân, cả bọn đã dán mắt ngay vào Ngọc Mi chỉ trong cái nhìn đầu tiên. Sự việc này không nằm ngoài dự kiến. Việc dẫn con gái vào sân đá banh là một việc cấm kị và khi nhỏ con gái đó càng đẹp càng có nguy cơ đổ máu. Tôi đã lường trước được sự việc nên chẳng tỏ ra hãnh diện gì chỉ âm thầm dẫn con bé đến chỗ tụi thằng Huy, dù vậy những đôi mắt thèm thuồng đó vẫn cố bám theo.
– Sao rồi tụi mày, đang bàn tán gì đó!
Tôi ngồi xuống vỗ vai thằng Huy, để bé Mi ngồi cách mình một khoảng.
– Đang bàn chiến thuật đây, tụi nó to con quá, tao sợ tụi bây không càn lại thôi!
– Sợ gì, to con thì chuyền nhanh, tao thấy tụi nó ụt ịt! – Tôi nhún vai gỏn lọn.
– Trước khi mày đến là vậy nhưng sau khi mày đến… – Nó nhíu mày nhìn con bé Mi tỏ vẻ ái ngại – tao cũng không chắc đâu!
Quả thật là nhìn ánh mắt ganh tức của tụi nó tôi đã đoán được vài phần. Con bé Mi như hiểu chuyện, nó nhìn tôi bằng ánh mắt hoang mang. Tôi biết đây không phải là lỗi của nó, đó hoàn toàn là do máu ganh tỵ của bọn kia, thế nên tôi cười xòa:
– Không phải tại em đâu mà lo, xem bọn anh đá nhé!
Dù vậy nhưng thực sự là tôi rất lo, chẳng thà không chở con bé theo tôi có lẽ đã thoải mái hơn, nhưng đã chở đến đây rồi tôi không để nó phải thấy bọn tôi thua te tát được. Tôi quay sang thằng Huy:
– Sao mà hẹn kèo với tụi nó chi vậy?
– Ai mà biết đâu, hồi sáng cái thằng cắp kèo với tao nhìn như con chuột, tới đây thằng nào thằng nấy như con voi!
Nó nói, nhìn một lượt cái tụi to con đang đá ngoài sân, lắc đầu ngao ngán. Tôi thút tay nó:
– Ê mày, hay giờ gọi thêm thằng Toàn lên!
– Ờ, tao cũng tính vậy, nếu không hổ mặt đám Tân Quy tụi mình hết!
– Ừ, vậy để tao!
Thế nhưng khi gọi cho thằng Toàn:
– Alô tao đây, mày trả lời được 3 câu hỏi rồi à?
– Không phải, giờ rảnh không lên sân cát đá giúp bọn tao trận đi!
– Đù, có gấp không tao đang ở nhà với bé Phương!
– Cái gì?
– Tao đang ở nhà bé Phương, bọn mày cứ đá đi có thể tao lên trễ tý!
– Thế nữa cơ à?
– Vậy nhé, cứ đá giữ chân với bọn nó đi!
Nó cúp ngang như đang có chuyện gấp.
Nhiệm vụ của chúng tôi bây giờ là phải đá hoãn binh chờ tụi thằng Toàn đến. Thoáng nghe qua rất dễ, nhưng việc đó lại khó vô cùng. Người ta thường nói công dễ thủ khó, phòng thủ trong bóng đá là cả một nghệ thuật.
Không phải chúng tôi sợ thể hình bọn nó cao to nên không dám tấn công. Khi trận đấu bắt đầu bọn tôi đã bàn với nhau rằng sẽ đánh đòn phủ đầu ngay từ đâu trận đấu để đánh vào tâm lý đối phương.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122