Chứng kiến cảnh hai đứa chọc ghẹo nhau trực tiếp trên lưng của thằng Toàn, tôi xốn mắt vô cùng, đang FA nên rất kị đi gần mấy cặp đôi thế này lắm, ấm ức không chịu nổi.
Thế nên tôi vội thúc hông thằng Toàn vào lớp ngay để tránh nổ não mà chết tức.
Nhưng đó không phải là nguyên nhân chính khiến tôi rối lên như vậy, các bạn hãy thử tưởng tượng xem, bạn bị thương một chỗ nào đó không thể đi lại được, nhờ một người khác cõng ở giữa chốn đông người, bọn họ nhìn bạn, ai nấy cũng đều cười bởn cợt như khinh thường, bạn sẽ cảm thấy thế nào, hẳn là rất ấm ức, khó chịu phải không, đó chính là cảm giác của tôi lúc này khi xung quanh ai ai cũng đều nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm rằng “thằng này bị gì mà bắt người ta cõng?”, “Thằng này bị què chăng?”, Thằng này bị dị tật chăng? “. Nó khiến máu nóng trong người tôi cứ sôi sùng sục nhưng chẳng làm được gì ngoài nghiến răng chịu đựng cho đến khi vào lớp.
Lớp tôi vẫn vậy, vẫn chẳng thay đổi gì chỉ có khác là vị trí phòng học đã thay đổi, nó không còn nằm ở lầu 3 nữa mà đã chuyển xuống lầu 2 và tôi bây giờ đã là học sinh lớp 11. Ngồi vào vị trí của mình năm trước, tôi dõi mắt đánh một vòng quanh sát cả lớp, tất cả vẫn y như cũ, vẫn là mấy nhỏ con gái sáng nào cũng nói luyên thuyên um cả một góc lớp, hôm nay gặp lại các nường lại nói càng dữ dội hơn, cứ như câm mới nói được lại vậy. Nhưng khoang…
Một thằng con trai lạ hoắc bỗng dưng đi vào lớp tôi, chốc sau lại thêm một thằng nữa, ba thằng rồi bốn thằng, đếm tổng cộng lại là 15 thằng con trai trong lớp tính luôn cả tôi và đám thằng Toàn. Ngay cả bọn con gái cũng phải trố mắt trước những gì xảy ra trước mặt mình, cái đám con trai mới này là ai thế, vào kiếm gái đẹp hay sao, nhỏ Thu đâu rồi, Lam Ngọc đâu rồi vào làm việc cái đám này đi chứ, sao để nó vào lớp ngồi vậy.
– Ê Toàn, mày có quen cái đám này không?
Tôi bàng hoàng quay xuống hỏi Toàn phởn.
– Tao cũng không rành lắm, hình như đây là học sinh mới chuyển xuống lớp mình!
– Mới chuyển xuống á?
– Ừ, còn từ đâu chuyển về thì tao không biết, nhưng chắc chắn là có một số đứa thành tích xấu lớp mình sẽ chuyển đi để có chỗ trống cho cái bọn này!
– Uầy, sao chứ! Giờ Lam Ngọc còn chưa dzô nữa!
– Bà Ngọc à, không chừng hôm nay không đi học đâu!
Giật mình bởi câu nói của thằng Toàn, tôi lại hốt hoảng quay xuống:
– Mày nói cái gì, không đi học á?
– Ừ, chắc vậy! Lúc sáng tao hỏi hôm nay có đi học hay không mà sao không rướt mày, nhỏ bảo không biết!
– Sặc… Hôm nay là ngay gì sao mà xúi quẩy thế này?
– Chịu khó đi con trai, thôi bố làm việc tiếp nhé!
Nó lại tiếp tục tâm tình với bé Phương để mặc cho tôi nằm dài ường, chán ngây trên bàn mà chẳng có ai ngồi cạnh, thằng quỷ Khanh khờ giờ này cũng dong theo nhỏ Kiều ẹo mất tiêu rồi, còn mấy thằng mới toanh kia thằng nào thắng nấy đều có bạn ngồi chung cả, dường như bọn nó học chung lớp hay sao ấy, nhìn cung cách nói chuyện cứ như quen nhau lâu rồi, thậm chí còn có vài thằng bạo gan sáp lại ngồi chung với các nường lớp tôi nữa, ấy thế mà mấy nhỏ này thích mới ghê, kiểu như thiếu hơi trai lâu rồi vậy. Tự dưng giữa khung cảnh nhộn nhịp đó, tôi lại nghĩ tới Ngọc Lan…
Nếu bây giờ có nàng ở đây chắc vui lắm, thế nào tôi cũng sẽ bị nàng chọc ghẹo khi nằm dài ường trên bàn thế này thôi. Ngay cả mấy thằng mới vào này nữa, chắc chắn cả thẩy sẽ phải đổ gục trước đôi mắt xanh biếc đó, đôi mắt không biết buồn… Nhưng giờ thì dãy bàn chỗ nàng đã được thay vào là một đám con trai cười nói quậy phá chí chóe làm nỗi buồn trong lòng tôi đã đau nay lại càng đau hơn gấp mấy lần.
“Chéri à, em bây giờ đang làm gì bên đó vậy?”
Chờ mãi rồi cũng đến tiết sinh hoạt đầu khóa.
Hôm nay chúng tôi sẽ gặp giáo viên chủ nhiệm của mình và sắp xếp lại chỗ ngồi, cũng như ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi kì này là một thầy giáo dạy Toán, môn học tôi ngán ngẫm nhất, như thế tôi sẽ không được làm học trò cưng như hồi lớp 10 của cô Thanh nữa. Tuy nhiên, điều đó không phải là điều tôi lo nhất, vì cho đến giờ này, tôi chẳng thấy Lam Ngọc đâu cả, nếu như thế có thể chức lớp trưởng sẽ vào tay người khác, vào tay bọn con gái lớp tôi thì chẳng nói gì, còn nếu vào tay bọn con trai kia đó mới là đều đáng lo nhất, chẳng biết bọn nó sẽ biến cái lớp này thành gì nữa.
– Ê, ai thập thò ngoài cửa kìa! Sao giống Lam Ngọc thế?
– Đâu, có thấy ai đâu?
– Đó, đang lấp ló đó!
– À thấy rồi, giống Lam Ngọc ghê!
Giật mình bởi những tiếng bàn tán xôn xao, tôi tia mắt ra ngoài cửa lớp nơi được cho là có hiện tượng đặc biệt. Quả thật nhìn được một lúc, tôi bỗng phát hiện ra một cái bóng con gái đang lấp ló. Nhìn kĩ một chút, cái bóng đó hình như đang mặc đồng phục váy của trường tôi, nhìn kĩ thêm chút nữa, đôi má mủm mĩm quen thuộc chợt hiện lên và chỉ khi nhìn thật kĩ qua cái khe cửa bí té kia, tôi mới giật thót rằng Lam Ngọc đang đứng rụt rè ngoài đó, trong bộ đồng phục váy mà chẳng dám bước vào.
– Ngọc, vào đi! Đứng ngoài đó làm gì?
– Gần bắt đầu sinh hoạt rồi đó!
Trong khi cả đám con gái đang the thé hối thúc Lam Ngọc vào lớp thì mấy thằng con trai kia lại tăm tia nhăn sắc của nàng qua những cử chỉ vuốt cằm gật gù trông phát bực. Nhưng tôi cũng chẳng để tâm đến bọn đấy lắm, bây giờ tôi chỉ muốn Lam Ngọc vào lớp vào trình làng bộ đồng phục tinh tươm của nàng thôi.
Và rồi, sau một hồi lưỡng lự, Lam Ngọc cũng quyết định vào lớp, chỉ mới vừa xuất hiện, cả lớp đã ộ lên một cách thích thú khi thấy Lam Ngọc trong bộ váy ngắn đang ngượng ngùng bước vào lớp. Nhưng kì thực, nàng mặc váy đẹp quá, vượt xa sức tưởng tượng của tôi lúc đầu. Cứ tưởng nàng sẽ giống một nhân viên công sở y như bé Phương nhưng chính số 87 đã phá băng hình tượng đó và thay vào là một thiếu nữ trẻ trung, xinh xắn với đôi má hây hây làm nền cho những lọn tóc mai buông dài huyễn hoặc.
Lam Ngọc đi một bước, bọn nọ lại ộ lên một tiếng, nàng đi nhanh bước, bọn nó lại ộ một tràng làm cho nàng bối rối chẳng biết mình phải làm gì cứ đứng khựng trước cả lớp mà chẳng biết neo đậu ở đâu. Cuối cùng nàng đành phải hạ cánh vào một cái bàn trống gần đó để không làm tậm điểm của cả lớp nữa. Nhưng khổ nổi bàn đó đã có một người ngồi trước, lại là 1 trong số những thằng con trai mới đến ở đây, khỏi phải nói khi được Lam Ngọc ngồi cạnh mặt nó phởn ra thấy rõ liền tìm cách bắt chuyện ngay trong cái nhìn đầu tiên.
Xét về mặt tiền, nôm mặt mũi thằng này cũng sáng sủa, bảnh bao và nhất là cái miệng của nó lúc nào cũng ba hoa, tíu tít với Lam Ngọc làm tôi thấy ngứa ngấy vô cùng. Đã thế chẳng hiểu sao Lam Ngọc lại cười tự nhiên với nó, cứ như đã quen biết trước rồi vậy. “Nhưng Ngọc ơi, Ngọc có biết làm như thế này, máu nóng trong người Phong nó cứ sôi sùng sục không hả?” Nhìn thấy thế, thật là muốn tọng vào cái bản mặt công tử của thằng đó một đấm cho hạ dạ chứ chẳng chơi.
– Ề mày Phong, quay lên kìa ông thầy đang nhìn mày đó!
Tôi nhìn lên bảng và chợt giật thót khi ông thầy chủ nhiệm đã nhìn tôi chăm chăm từ lúc nào, và thế là tôi phải ngậm ngùi quay lên trước mặt để nghe cho trọng tiết sinh hoạt hôm nay nếu không muốn bị để ý và có tên trong danh sách đen của ổng.
Hắn giọng vài tiếng, ông thầy bắt đầu tiết sinh hoạt:
– Chào các em, thầy xin phép được tự giới thiệu thầy tên là Tuấn dạy môn toán, sau này sẽ là giáo viên chủ nhiệm của các em trong suốt năm học này!
Vừa dứt câu, một tràn pháo tay theo tinh thần hưởng ứng được chúng tôi sướng lên nghe rộ cả một lớp. Sau đó, thầy Tuấn bắt đầu nói tiếp:
– Đầu tiên thì thầy sẽ thông báo với em một thông tin mà chắc các em cũng đang thắc mắc! Các bạn nam mới trong lớp ta là từ A5 chuyển lên và một số từ A3 chuyển xuống, cho nên lớp chúng ta cố gắng hòa đồng với các bạn mới nhé!
– Dạ…
Bọn con trai tụi tôi thì mở miệng một cách ỉu xìu, chỉ có bọn con gái mới nhiệt liệt hưởng ứng cái đám choai choai ấy thôi. Mà tôi không ngại cái bọn A5 lắm, vì bọn chung cũng đã từng qua lớp tôi giao lưu trong dịp trại hè vừa rồi nên cũng có chút hữu nghị, duy chỉ có bọn A3 lúc nào cũng là kịnh địch kèo trên của lớp tôi nên tôi khác là có ác cảm với tụi nó.
– Thôi được rồi, bây giờ là đến phần bầu ban cán sự mới nhé! Những ban cán sự cũ năm trước đứng lên để thầy biết nào!
Ngay lập tức lớp trưởng Lam Ngọc, lớp phó lao động Thu, lớp phó học tập Toàn phởn và cả các cán sự bộ môn năm cũ đều đồng loạt đứng dậy, nhưng chỉ riêng cán sự anh văn là tôi không thể đứng lên được. Điều đó sớm bị thầy Tuấn phát hiện ra:
– Cán sự lớp anh văn đâu rồi, hôm nay có đi học không?
– Dạ có ạ?
– Sao em không đứng lên để thầy biết?
– Dạ, em đứng không được!
– Sao lại không đứng được, em có chân không?
– Dạ, nhưng chân em không đứng được!
– Thầy hỏi lại, sao lại không đứng được?
– Chân em bị thương…
– Đâu cho thầy coi – ông đùng đùng chạy xuống chỗ tôi – đôi chân lành lặn thế này mà bị thương gì, trả treo với tôi à?
– Nhưng chân em bị…
Thực lòng thì tôi chẳng muốn nói chút nào những từ đáng ghét đó, kể từ khi biết mình bị đôi chân đến nay tôi đã thề sẽ không nhắc đến hai từ đó tới trừ khi tôi đã lâm vào bước tuyệt vọng nhất, không thể cứu chữa, nhưng giờ đây thầy chủ nhiêm đang đứng trước mặt tôi, vẻ mặt hơi cáu gắt vì lầm tưởng tôi đang bởn cợt, thế cho nên cách duy nhất lúc này chỉ là im lặng chịu trận mà thôi.
– Em tên gì?
Thầy Tuấn bỗng trầm giọng nhíu mày nhìn tôi đăm đăm.
– Dạ, em tên Phong?
– Thôi được, thầy sẽ ghi tên em vào sổ đầu bài!
– Khoang đã, thầy?
Lam Ngọc bỗng lớn giọng gọi giật.
– Em là ban cán sự năm trước à?
– Dạ, em là lớp trưởng năm trước! Chân của bạn Phong bị liệt ạ, không đứng lên được!
– Phải đó thầy, sáng này em cõng bạn ấy đi học mà!
– Thật thế à Phong?
Thầy chuyển sang nhìn tôi nhíu mày.
– Dạ…
– Hừm… có thế mà sao không nói được chứ? Thôi chúng ta tiếp tục buổi bầu chọn ban cán sự nào!
Thầy lại quay bước trở lại bục giảng cũng nhanh như xuống chỗ tôi lúc nãy vậy.
Quả thật là tôi chẳng có can đảm để nói rằng chân mình bị liệt tại thời điểm đó, với tôi nó là một nỗi ám ảnh, một nổi kinh hoàng lớn nhất trong cuộc đời tôi mắc phải. Chắc chắn sẽ có những người bảo tôi cứng đầu, bảo thủ nhưng tôi lúc đó là vậy, nóng nảy, cọc cằn và cực kì háo thắng…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122