Tàu TN chở bọn Tâm đến Đà Nẵng khi trời vào ban trưa. Hơn 30 con người, mệt mỏi vì chuyến đi dài nhất từ trước tới giờ. Tâm dẫn mọi người ra khỏi ga, yên ổn đội hình rồi đi ăn. Cả lũ chiếm hết chỗ của mấy quán ăn. Sau một lúc nghỉ ngơi là chuyến hành quân đi bộ ra đến biển. Ai cũng hào hứng khi đi qua cây cầu Hàn ra biển. Tâm gọi cho cô Sương và chú Tiến trên đường đi. Nó và mọi người đến nơi thì chú Tiến đã ở chân công trình đợi nó. Chú vẫn vậy, già già, sương gió.
– Toàn đội hình của cháu đây phải không.
– Vâng chú ạ. Giờ nghỉ chút rồi cháu phải sắp xếp ăn ở.
– Ừ, cái đó quan trong đó. Công trình đằng kia của chú sắp xong. Chú đã bảo anh em bên đó nhượng cho ít cốt pha với bạt, thiếu đâu mua thêm. Xe máy chú đã theo lời cháu bảo, mua 2 chiếc xe cũ cho cháu để đằng kia cùng đống cốt pha đó.
– Vâng cháu cảm ơn chú. Chú đợi cháu tí, cháu sắp xếp xong rồi cùng chú đi gặp cô Sương.
– Ừ, chú ra công trình xem. Có gì cứ ra đó.
Tâm nhanh chóng gọi mấy chú già ra dặn dò chuẩn bị mọi thứ. Đợi nó về rồi sẽ đi mua gạo, nồi niêu và thức ăn. Rồi Tâm ngồi sau xe chú vào thành phố. Chú dẫn nó tới một tòa nhà 2 tầng cổ cổ, có gắn biển tên công ty TNHH Thảo Nguyên. Cô Sương đón nó bằng nụ cười tươi rói. Cả 3 ngồi bàn bạc về ngày khởi công, các chuyện cần làm… Tâm ngồi nói chuyện, nó chợt nhận ra ánh mắt chú Tiến khi nhìn cô, đầy ân cần và dịu dàng. Nó chợt nhận ra điều gì đó. Bàn việc xong thì đã gần 5h, cô Sương muốn chiêu đãi nó nhưng Tâm từ chối. Nó phải lo ăn ở cho mọi người đã.
Tâm về đến nơi thì lán trại đã được dựng sơ sơ. Gạo thịt cũng được mọi người mua xong. Xoan và 2 người con gái khác đang chổng mông nấu cơm, bọn thanh niên thì đang hò reo nô đùa ở bãi biển. Hóa ra mọi việc cũng không ghê gớm như nó sợ ban đầu. Tâm ngồi nhìn bãi biển, vậy là nó đã và sẽ ở đây một thời gian dài.
Nhóm thợ chỉ được nghỉ 2 ngày trước khi khởi công. Tâm phân công luôn có một nhóm ở lại lán trại trông đồ đạc. Ngay từ hôm sau, cát sỏi gạch đá rồi máy xúc các kiểu dần được cô Sương tập kết, Tâm chỉ phải kiểm kê, ký nhận bàn giao. Mọi người có 2 ngày nghỉ, đưa nhau đi khắp Đà Nẵng. Không khí vui vẻ, bàn tán sôi nổi. Có vẻ mọi người cũng đã quen với hoàn cảnh mới, không còn vẻ lo âu như ban đầu.
Rồi ngày khởi công đến, cô Sương lôi cả Thảo Nguyên đến từ sớm làm lễ cúng. Cô nàng có vẻ không thích lắm nhưng không dám cãi mẹ. Cô nàng ngồi trên một cái ống cống to ngắm trời đất. Một chiếc xe Camry chờ tới. Xuống xe là một người đàn ông trung niên, hơi rám đen vì nắng nhưng đầy phong độ, trông như một quan chức. Người đàn ông lại chỗ cô Sương, mặt cười cười:
– Hôm nay khởi công sao không gọi anh. Hai mẹ con đều đến cơ à.
– Anh đến đây làm gì. Anh đến rồi mụ la sát nhà anh đến, sới tung lên thì tôi còn làm lễ cúng gì nữa.
– Làm gì có chuyện đó. Có cần gì nữa không để anh giúp.
– Thôi khỏi, tôi đang đợi đến giờ thôi.
Cô Sương mặt lạnh trả lời người đàn ông. Người đàn ông cười hơi gượng, quay qua chỗ Thảo Nguyên:
– Thảo Nguyên, lại đây với ba.
– Thôi, con ngồi đây mát rồi. Ba cứ nói chuyện với mẹ đi.
– Con bé này…
Người đàn ông bèn quay qua chỗ nó. Không đợi ông ta chào trước, chú Tiến giơ tay ra bắt trước:
– Chào anh Hùng, anh biết tin rành quá nhỉ.
– Có gì đâu. Vợ con mình mà, không để tâm sao được.
– Anh nói vậy thế bà vợ ở nhà thì tính sao.
– À… chuyện nào đi chuyện đó… ai cũng là người thân của tôi cả… haha…
Ông ta cười to, không hề có chút gượng gạo. Ông quay sang bắt tay Tâm:
– Vậy cậu là cậu Tâm, cai xây khách sạn cho vợ tôi phải không.
– Cháu chào chú, cháu là Tâm ạ. Tâm lịch sự hơi cúi người bắt tay ông Hùng. Bàn tay ông ta không to hơn Tâm, nhưng ông hơi siết tay thật chặt. Có lẽ với người khác sẽ đau, nhưng với Tâm thì chả có vấn đề gì, chỉ là một cái bắt tay mà thôi.
– Ừ, cháu còn trẻ mà làm được thế này là khá đó. Tất nhiên là cô Sương cũng giúp cháu nhiều. Hồi đầu chú đề nghị nhà thầu vừa làm khách sạn ở Huế làm mà cô Sương nhất quyết cháu làm đó. Nhưng làm phải cẩn thân nghe. Có vấn đề gì có thể nhờ chú, chú sẽ giải quyết cho.
– Vâng, cháu cảm ơn chú.
Ông Hùng ngó nghiêng các thứ, rồi đứng cạnh cô Sương. Cô mặt nhăn nhó, đuổi ông Hùng đi nhưng ông ta cứ nhăn nhở cười, còn vòng tay ôm chặt cô, mặc cô dãy dụa. Tâm thấy mặt chú Tiến đanh lại, 2 bàn tay chú siết chặt. Chú có vẻ giận, mặt đá hơi tái xanh. Thật may giờ làm lễ khởi công đã đến. Cô Sượng mặc kệ ông Hùng, đi làm lễ. Ông Hùng theo sau, đứng ngay cạnh cô, cũng khấn vái như đúng rồi.
Tâm và mọi người cũng làm lễ, cầu mong mọi việc thuận lợi. Buổi lễ kết thúc, ông Hùng ra thầm thì với Thảo Nguyên mấy câu rồi ra về. Cô Sương như trút được gánh nợ, mặt cô đầy mệt mỏi. Tâm thấy chú Tiến mắt đượm buồn, chú cứ đứng nhìn bờ biển, không biết nghĩ gì. Cô Sương phân phát đồ lễ cho cánh thợ của Tâm, cô chợt thấy chú Tiến. Cô lại gần, đặt bàn tay nhỏ nhắn lên vai chú Tiến:
– Anh có sao không.
– À… em xong rồi à… anh không sao… anh ngắm biển chút thôi.
– Anh ngắm bao năm chưa chán à.
– Anh sẽ chán khi anh được ngắm ai đó hàng ngày.
– Ngày đó xa xôi lắm anh.
– Anh sẽ đợi.
Cô chợt mỉm cười, nụ cười của cô mang theo cả giọt nước mắt khẽ lăn trên gò má. Chú Tiến khẽ nắm bàn tay nhỏ bé của cô, rồi chú lau nhẹ giọt nước mắt trên má cô. Ánh mắt chú tràn đầy yêu thương khi nhìn cô. Cô Sương chợt bỏ tay chú ra khỏi má mình, quay đi. Tâm cũng biết ý quay luôn chỗ khác. Nó thấy Thảo Nguyên vẫn cầm cái xẻng vu vơ nghịch cát, chả quan tâm gì.
Buổi lễ kết thúc, máy xúc các kiểu tiến vào múc đất làm móng. Do có tầng hầm lên móng khá sâu. Cả 2 ngày liền sau đó toàn máy múc làm là chính. Sau đó mới đến nhóm Tâm xây móng, đan sắt làm móng. Mấy việc này dù nó đã có bản vẽ, chú Khá nó cũng chỉ cho nó nhiều. Nhưng khi làm cũng hơi rối, thợ hỏi nhiều. Cũng may có chú Tiến ở đó. Chú có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nói cũng tốt. Chú giải thích cánh thợ còn hiểu nhanh hơn Tâm chỉ.
Cô Sương thuê Tâm để xây khách sạn cho cô, nhưng Tâm chỉ như chân chạy việc của chú Tiến. Chú rất cẩn thận, khâu nào chú cũng quan sát kỹ, thấy chỗ nào không ổn chú bảo ngay. Tâm và mấy bác thợ già phục chú sát đất. Có lẽ chả có giám sát nào như chú, vì chú đang làm việc như chăm sóc đứa con tinh thần của mình. Cứ mỗi ngày trôi qua, chú lại đứng nhìn thành quả của một ngày.
Móng đổ cũng xong, vì có xe chở bê tông. Xây xong hết tầng hầm và tầng 1 thì bắt đầu giai đoạn khó khăn. Trời bắt đầu mưa nhiều, việc thi công khó khăn hơn. Chú Tiến vẫn đội mưa đi khắp quanh khu đất, chỉ bảo, càm ràm, yêu cầu thợ làm tỉ mỉ. Đến cánh thợ đi ống nước và thợ điện còn bị chú chỉnh tới chỉnh lui. Làm việc với chú dưới trời mưa như hành xác. Vì mưa to chú mới cho nghỉ, mưa nhỏ là phải làm, thậm chí tối còn phải thắp đền làm bù, cho kịp tiến độ. Ai cũng mệt mỏi, nhưng đều động viên nhau. Vì chỉ qua hơn nửa tháng, ai cũng có thêm nhiều hiểu biết nhờ chú, những kinh nghiệm có khi đi xây chục năm cũng không biết được.
Trời đã vào tháng 12, những chớm lạnh từ miền Bắc bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến nơi đây. Vậy là Tâm đã ở đây gần 3 tháng. Đợt này mưa to, lại vừa đổ trần xong, chú cho mọi người nghỉ 2 hôm vì chú có việc bận. Chú bảo không có chú ở đó, chú không yên tâm chất lượng công trình. Tâm gãi đầu cười cười, nó như đi làm thuê cho chú.
Tâm ngồi trong lều ngắm mưa, ngắm biển. Nó nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ Cẩm, nhớ cả thím Lan, cả thằng Tính, cái Liên. Dù mẹ và Cẩm vẫn hay gọi điện cho nó, kể cả thím và chú nó. Cái Liên thì cứ 2 – 3 hôm lại gọi, chỉ để nói bang quơ vài câu chữ. Nó nhớ cả… An. Đã lâu rồi nó không gọi được cho An. Cuộc gọi không có ai bắt máy. Dù nó biết nó và An sẽ không có gì cả, nhưng nó vẫn muốn quan tâm đến An. Ngồi rỗi một mình, Tâm chợt nảy ra ý muốn đến thăm An. Từ đây lên Kon Tum có vẻ không xa lắm, có xe khách thì phải. Tâm bật dậy, nó kéo thằng Tú, mặc áo mưa phi xe ra bến xe. May quá, 1h nữa có một chuyến đi lên Kotum. Tâm dặn dò thằng Tú rồi ở lại bến xe.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209
Phần 210
Phần 211
Phần 212
Phần 213
Phần 214
Phần 215
Phần 216
Phần 217
Phần 218
Phần 219
Phần 220
Phần 221
Phần 222
Phần 223
Phần 224
Phần 225
Phần 226
Phần 227
Phần 228
Phần 229
Phần 230
Phần 231
Phần 232
Phần 233
Phần 234
Phần 235
Phần 236
Phần 237
Phần 238
Phần 239
Phần 240
Phần 241
Phần 242
Phần 243
Phần 244
Phần 245
Phần 246
Phần 247
Phần 248
Phần 249
Phần 250
Phần 251
Phần 252
Phần 253
Phần 254
Phần 255
Phần 256
Phần 257
Phần 258
Phần 259
Phần 260
Phần 261
Phần 262
Phần 263
Phần 264
Phần 265
Phần 266
Phần 267
Phần 268
Phần 269
Phần 270
Phần 271
Phần 272
Phần 273
Phần 274
Phần 275
Phần 276
Phần 277
Phần 278
Phần 279
Phần 280