Đợi chú khuất khỏi cánh cửa phòng, tôi mới dìu Ngọc Lan ngồi xuống lau đi những giọt nước còn vương hững hờ trên đôi má hồng ửng của nàng.
Tôi cười:
– Thiệt tình, anh không khóc thì thôi, sao em lại khóc!
– Thì em thấy tôi nghiệp cho mẹ của anh chứ bộ! – Nàng chun mỏ đánh nhẹ vào vai tôi.
– Ủa, mẹ anh chứ bộ!
– Thì là mẹ của… anh! Cái anh này giờ còn chọc em phải không?
– Ui da đau đừng nhéo hông anh nữa! Anh chừa, anh chừa!
– Xí, tha cho anh đó! – Nàng khoanh tay trước ngực, mặt vẫn còn phụng phịu.
– Mà em nè, em thấy chú út là người như thế nào?
Tạm quên đi cơn giận với tôi, nàng mím môi nghiêng nghiêng mái đầu:
– Ừm, em cảm thấy chú anh không phải là người xấu. Nhìn ánh mắt của chú nhìn anh hiền lắm, không thì chú cũng không đưa hình cho anh làm gì!
– Ừ, anh cũng cảm thấy như vậy. Nhưng chỉ có 1 điều anh không hiểu là tại sao chú lại nói không nên kết thân với thằng Sang nhỉ?
– Em cũng không biết! Nhưng thôi cứ nghe lời chú đề phòng cho chắc đi anh!
– Ừ, em nói cùng phải.
– Thôi cũng trễ rồi, mình về thôi anh!
– Giờ mình về nhà Ngọc Mi theo kế hoạch hả em?
– Tất nhiên rồi, em không thể cho ba mẹ biết mình lên sớm như vậy được. Nội bây giờ cũng không còn khó như trước nên anh cứ yên tâm.
– Ừ, vậy mình đi thôi em!
Cứ thế cho đến khi tôi và Ngọc Lan về quê gặp lại tụi Toàn phởn và cho đến gần 1 tháng sau, mọi chuyện vẫn êm đềm như chưa hề xảy ra chuyện gì cả.
Về cơ bản thì mọi chuyện đã sáng tỏ rồi. Tôi cũng đã chấp nhận sự thật rằng căn nhà yêu đấu của tôi đã không còn nữa. Từ nay tôi sẽ sống ở võ đường của ba. Mặc dù xa hơn một chút nhưng tôi vẫn sẽ đi học, vẫn sẽ gặp Ngọc Lan trên lớp mỗi ngày. Âu đó cũng là một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của tôi sau một mất mát lớn.
Hôm nay cũng là lúc tôi lại phải rời xa quê nội để trở về với nơi thành phố nhộn nhịp. Vì chỉ tầm hơn 1 tuần nữa thôi, ngày nhập học của bọn tôi sẽ đến.
Cũng như bao lần trước, tôi lại thấy đôi mắt sâu hoắm của nội nhìn bọn tôi với một nỗi buồn buồn mà ít ai có thể nhận ra được nếu không tiếp xúc lâu với bà. Để mặc tụi Toàn phởn đang giỡn hớt trước bậc thêm chờ tới giờ ra xe, tôi lò mò ngồi cạnh nội đang nhai trầu tóm tém trên bộ ván ngựa.
– Sao vậy nội? Nội buồn hả?
– Cha mày! Tụi bây ở đây rần rần suốt ba tháng trời, giờ đi hết ở đây im lìm sao mà không buồn!
Thồi cười xòa xoa lưng nội:
– Thôi nội đừng buồn, rồi hẹ năm sau con sẽ về mà!
– Nội nghe tụi cái Nhung nóii hè năm sau tụi bây ôn thi đại học mà phải không?
– À, dạ! Đúng rồi nội!
– Thội, chuyện thi đại học quan trọng hơn! Khi nào mày thi đạu đại học rồi dắt con Lan về đây ăn mừng với nội là được rồi!
Tôi gãi đầu bối rối:
– Dạ, con cũng không chắc! Con gái nhà người ta mà nội, sao nói dắt là dắt được!
– Thôi nội không cần biết! Mày liệu mà dắt về đây, tao nhớ chịu không nổi đâu!
– Nhưng…
– Hì, con hứa sẽ về mà nội, nội yên tâm!
Ngọc Lan đột nhiên sà xuống cạnh nội phía bên kia. Có lẽ nàng đã nghe được cuộc nói chuyện giữa tôi và nội nãy giờ.
Nội xoa đầu Ngọc Lan cười móm mém.
– Ừ, cháu ngoan! Rán năm sau thi đại học rồi về quê với nội nghen con!
– Dạ, con hứa mà nội!
Cũng vừa lúc đó, đám Toàn phởn bỗng réo inh ỏi ngoài thềm:
– Ê, xe đò tới bóp kèn ngoài lộ rồi kìa, ra lẹ lẹ đi hai đứa!
Nghe tiếng thúc giục của Toàn phởn, tôi với Ngọc Lan lật đật tạm biết nội rồi chay jra bậc thềm kéo vali, hành lí được để sẵn ở đó.
Một lần nữa tôi quay lại nhìn nội, lần này đôi mắt bà lại đỏ hoe. Nhưng không còn cách nào khác tôi đành chào tạm biệt bà lần nữa rồi kéo hành lí mon men con đường đá sỏi dẫn ra ngoài lộ lớn.
Tụi thằng khánh cũng biết hôm nay bọn tôi lên thành phố nên bọn nó đã đợi sẵn trước cổng thành một đám khá đông. Vừa thấy bọn tôi đi ra, cả đám đã xúm lại đỡ lấy hành lí chúng tôi đang mang:
– Đây, để tụi tao xách hành lí dùm bây ra tới ngoài lộ cho!
– Chi cho cực vậy bây! – Tôi tròn mắt.
– Cực gì đâu! Thời gian qua tụi bây cũng giúp tụi tao nhiều rồi, giờ để tụi tao giúp một lần coi!
Không có lí do gì để từ chối đám loi nhoi này, tôi ngó thấy bé Linh nhỏ Nhung của đi chung trong nhóm nên chỉ tò mò hỏi:
– Ủa, bà với bé Linh chưa lên Sài Gòn hả?
– Chưa, tụi ở nhà sắp xếp vào chuyện rồi 2 3 ngày sau mới!
– Ờ, vậy tui lên trước nghen, chừng nào lên báo tui ghé chơi!
– Ừa, tui biết rồi, đi đường mạnh giỏi nghen ông!
– Thượng lộ bình an nghen anh! – Bé Linh cũng nhí nhảnh nói theo chị.
Tạm biệt hai chị em nhỏ Nhung, tôi với đám thằng Huy khệ nệ vát hành lí ra đến ngoài lộ, nơi có xe đò đợi sẵn. Bọn thằng Huy chày cối lắm, cũng chỉ tiễn chúng tôi đến đây rồi đứng tụm lại nhìn chúng tôi với đôi mắt lom dom trông tội đến phát buồn cười.
Sau khi chất hành lí lên xe, tôi mới quay lại thở ra:
– Thôi tụi bây tiễn tới đây được rồi, về làm việc đi! Khi nào rảnh tao lại về chơi với tụi bây!
– Không thì lên Sài Gòn chơi với tụi tao cũng được, hế hế! – Toàn phởn lại giở cái bộ mặt thương hiệu của nó ra dụ khị.
Tất nhiên thì trong cái đám này thì chỉ có thằng Khánh là có khả năng sẽ “dám” lên thăm tôi ở Sài Gòn mà thôi. Còn lại nhìn bộ mặt ngáo ngơ của tụi thằng mậu thì tôi không chắc bọn nó khi lên Sài Gòn rồi thì tôi biết kiếm tụi nó ở đâu nữa, có khi lại phải đăng tin tìm trẻ lạc cũng không chừng.
Vì còn nhiều người đang đợi lên xe đò nên bọn tôi không nán lại được lâu. Tầm 5 phút sau khi chất đủ hành lí lên xe đò, bọn tôi cũng yên vị luôn trên ghế mà nhìn bọn thằng Khánh đường ló ngó ngoài cửa kính trong đến phát tội. Cứ như néu được sự đồng ý của tài xế, bọn nó sẽ phóng đến chỗ của bọn tôi ngồi cạnh luôn vậy.
Nhưng rồi xe cũng phải chuyển bánh cho kịp giờ khởi hành. Bóng dáng tụi thằng Khánh cũng mờ dần sau những rặn cây um tùm hai bên đường.
Lại một lần nữa, tôi lại phải nói lời tạm biệt với nơi gắn liền với biết bao nhiều kỷ niệm ngày hè của mình. Lần này phải rất lâu lắm tôi mới có thể trở lại nơi đây. Nhưng quan trọng hơn hết là lần này lên Sài Gòn tôi sẽ phải làm quen với cuộc sống mới, ngôi nhà mới và cả… những thử thách mới nữa.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110