Chú nhìn tôi với nét mặt hiền hiền quen thuộc trong kí ức tôi:
– Mới đây mà hơn 10 năm rồi. Con giờ lớn quá chú nhìn không ra luôn!
– Dạ, nhìn chú cũng thay đổi nhiều quá con cũng xem không nhận ra!
Giờ này chú út mới chuyển sự chú ý sang Ngọc Lan đang đứng cạnh tôi với đôi mắt tròn xoe lộ vẻ ngạc nhiên:
– Bạn con đây hả?
– Dạ, con là bạn của Phong đó chú! – Ngọc Lan vui vẻ đáp.
– Ừ, con là con lai hả?
– Dạ, con tên Lanna, mẹ con là người Pháp đó chú!
– Ừm, hèn gì nhìn đẹp gái ta!
Tuy nhiên, tôi chưa kịp hỏi thêm được câu nào, chợt có một giọng gọi với từ phía bên kia chiếc xe tải nơi chú út đi ra:
– Có chuyện gì bên đó hả chú út?
– À, chú gặp người quen một chút!
Có vẻ như thấy được thứ gì đó bên đây, người đó mới rụt rịt tiến lại gần chỗ tôi. Giờ này tôi có thể thấy rõ đó là một thằng nhóc trạc tuổi tôi. Điều đó khiến tôi liên tưởng đến lời kể của thằng Huy về cặp vợ chồng trung niên và một đứa trạc tuổi tôi xuất hiện trong ngôi nhà đó.
Nhưng đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua vì rất nhanh, thằng nhóc đó liền chạy đến gần chúng tôi với khuôn mặt niềm nở:
– Đây là người quen của chú út hả?
– À, đây là Phong, con của chú Đẳng bên xui đó!
Thằng nhóc đó có vẻ ngạc nhiên, nhưng rồi lại trở về nét mặt bình thường chào tôi:
– À, ra là con của chú Đẳng hả? Giờ mới biết. Tui là Sang, con của anh ruột mẹ ông đó. Nói tên thì chắc ông không biết đâu.
Thấy tôi vẫn còn lơ ngơ, chú út mới đỡ thêm:
– Tức là Sang là anh họ của con đó. Ba của Sang là anh ruột của mẹ con đó Phong!
– À dạ, con hiểu rồi!
Thằng nhóc đó nhìn qua bên chiếc xe tải đã chất đầy vật liệu rồi quay sang chú út:
– Công nhân xếp hàng xong rồi chú, mình đi thôi!
– Ừ, vậy thôi chú đi làm việc nha Phong!
– À… dạ… chú…
Có vẻ như chú út đã đọc được suy nghĩ của tôi, ông liền lục một thứ gì đó trong chiếc túi áo rồi trao vào tay tôi. Đó là một chiếc danh thiếp của một công ty nào đó. Khỏi phải nói tôi cũng có thể đoán ra được đây có lẽ là công ty vật liệu xây dựng mà chú út đang làm.
Kèm theo tấm danh thiếp đó, chú út nói thêm:
– Ở dưới cùng là số điện thoại của chú. Chiều tối nếu có rảnh thì gọi chú cháu mình gặp nói chuyện nhé!
– Dạ, con biết rồi chú!
– Ừ, thôi chú đi!
– Tui cũng đi luôn nhé Phong! – Rồi nó quay sang Ngọc Lan nói với giọng nhẹ nhàng hơn – Mình đi luôn nghen bạn!
– Ừ hì, tạm biệt!
Chào tạm biệt chú, tôi ngước nhìn bầu trời và phả vào không trung những luồn hơi nặng nề và đầy suy tư. Gặp chú, tui vừa mừng mà cũng vừa lo. Mừng vì đã gặp lại người chú thân thuộc đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Nhưng lo vì nay mai tới đây, tôi sẽ không còn được ở ngôi nhà của mình nữa.
Dẫu vậy, buổi chiều hôm nay trời vẫn đẹp và thật bình yên với những gợn mây lăn tăn như sóng nước, thế nhưng tại sao lòng tôi lại chẳng bình yên chút nào…
… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 5 tại nguồn: http://truyensex68.com/doi-hoc-sinh-quyen-5/
Khoảng 1 tháng kể từ cái lần thám thính đó, tôi về quê hẳn không có bất cứ động thái nào thêm.
Ngay buổi tối hôm đó tôi đã có đủ thông tin từ chú út qua buổi cà phê cùng chú như đã hẹn.
Sau khi tạm biêt chú, tôi và Ngọc Lan tìm một quán cà phê có phòng lạnh để nghỉ ngơi. Bởi lẽ tôi với nàng sau khi xuống xe là đến thẳng luôn nhà tôi mà không nghỉ ngơi gì. Ba tiếng đi xe không phải là dài, nhưng đường đi từ quê tôi lên Sài Gòn cũng không phải là dễ đi.
Lúc đó đường đi vẫn chưa được trán nhưa, chúng chỉ là những con đường đất đỏ lót đá mi cùng với những cây cầu gỗ bắc ngang những con kênh. Vì thế, 3 tiếng đi xe từ quê tôi đến Sài Gòn lúc nào cũng là một hành trình gồ gề.
Gọi cho mình một cà phê sữa, tôi bắt gặp ngay ánh mắt của Ngọc Lan đang nhìn tôi với một vẻ dịu dàng pha lẫn thích thú.
Tôi ngệch mặt:
– Sao vậy? Mặt anh dính gì hả?
– Không phải! – Nàng chống cằm lắc đầu.
Sau chắc chắn là không có gì bất thường trên người của tôi lúc này, tôi lại hỏi:
– Sao lại nhìn anh cười cười vậy?
– Hì, em biết vì sao anh lại kêu ca cao đá xay nè!
– Sao nào, nói anh nghe thử!
Nàng tủm tìm tỏ vẻ lém lỉnh:
– Ừm… anh nhớ mùi cappuccino phải không?
Ngọc Lan đoán trúng phốc, đúng thật là tôi rất nhớ cappuccino của nàng. Nhưng ngặc nỗi do chọn đại nên quán này không có món cappuccino yêu thích của tôi thế nên tôi gọi một ly cà phê sữa để gọi là thay thế mùi vị lúc thiếu vắng.
Khi nghe nàng đoán trúng, tôi gãi đầu cười cười:
– Thì gọi uống cho có vị ấy mà!
Ngọc Lan không nói gì, chỉ khẽ cười rồi mở balô rút từ trong đó ra chiếc bình giữ nhiệt nàng hay sài:
– Nè, biết anh thế nào cũng thèm mà!
– Ủa, gì đây!
– Xì, mở ra thì biết! – Nàng hcun mũi dúi vào tay thôi.
Cầm chiếc bình giữ nhiệt trong tay, tôi cũng bán tín bán nghi thứ đang chứa trong đó. Nhưng để cho chắc, tôi liền mở nắp ra ngay. Ngay lập tức, một hương vị quen thuộc sộc ngay vào mũi tôi nghe lâng lâng, thơm ngát. Đó không gì khác hơn chính là hương vị cappuccino nàng hay pha cho tôi.
Vừa mừng vừa xúc động, tôi đưa tay nưng má nàng:
– Không ngờ là em chuẩn bị sẵn cappuccino cho anh đó!
– Hì, có gì đâu anh. Hồi trưa lúc soạn đồ xong còn dư một chút thời gian nên em pha phòng hờ đó. Anh uống đi!
Rót đầy một nắp bình giữ nhiệt, tôi gật gù, sướng tê trong lòng vì đã chọn đúng người con gái của cuộc đời mình. Một người con gái vừa tinh tế, đảm đang lại còn xinh xắn, dễ thương như thế nữa. Và sau khi nốc một ngụm cappuccino ngọt bùi, tôi càng chắc nịt ý nghĩ đó hơn mà tu tiếp mấy ngụm nữa cho đã cơn thèm trong lòng.
– Uống từ từ thôi anh! – Nàng lắc đầu cười cười.
– Hề hề, đi đường xá xa xôi từ trưa đến giờ phải được tận hưởng chứ em!
Nhưng rồi nàng đổi giọng:
– Mà nè! Tối nay gặp chú út, anh định hỏi gì?
– Ừm, đương nhiên là anh muốn hỏi lí do vì sao mà họ lại lấy căn nhà của anh rồi!
– Anh nghĩ chút út về phe nào?
– Sao em lại hỏi vậy? – Tôi chợt nhíu mày.
– Không! Em chỉ hỏi vậy thôi. Chắc tại em thấy chú út đi chung với họ!
– Anh cũng không biết. Nhưng anh nghĩ cho dù chú út ở phe nào thì cũng không có lí do gì chú hại tụi mình cả.
– Um, em cũng nghĩ vậy, anh đừng lo!
Chợt nhớ ra, tôi khêu nàng:
– Mà em nè! Em thấy cái thằng đi chung với chú út thế nào?
– Cái người nhìn trạc tuổi mình phải không anh?
– Đúng rồi, tính ra nó là anh họ của anh đó!
– Ừm, em thấy người cũng không có gì đặc biệt. Dù gì cũng mới gặp nhau lần đầu mà, anh đừng suy nghĩ nhiều. Uống cà phê cho thư giản đi anh!
Ngọc Lan nói đúng, dù gì đây là lần đâu tiên tôi và thằng Sang gặp nhau. Nó chẳng để lại trong tôi một chút ấn tượng nào ngoài bộ mặt kính cận đầy tính thư sinh cả. Có lẽ vì là người trong họ hàng nên nó làm ở đây cùng với chú út kiểu như đi làm thêm vào dịp hè vậy. Còn danh tính người đứng sau việc ngôi nhà tôi bị lấy đi còn phải đợi chú út mới có thể sáng tỏ được.
Tôi với Ngọc Lan nghỉ ngơi ở quán đến tầm 7 giờ hơn thì chú út đến như đã hẹn lúc chiều.
Thấy bọn tôi, chú chợt mỉm cười rồi một thoáng rồi lại trở về nguyên trạng bình thường tiến đến chỗ chúng tôi đang ngồi.
– Mấy đứa tới lâu chưa?
– Dạ, cũng mới đây à chú! – Ngọc Lan nhanh nhảu đáp.
Chú nhấp một ngụm cà phê đen rồi tầm ngâm:
– Tính ra thì cũng hơn 10 năm rồi Phong nhỉ?
– Dạ, sao chú lại không đến nhà con chơi nữa?
– Ừm, trong thời gian đó ở bên chú nhiều chuyện xảy ra lắm, nên chú không qua nhà con chơi được. Con cũng biết là bên ngoại với bên nội của con không qua lại với nhau mà phải không?
– Vậy còn chuyện căn nhà của con là sao?
– Ừm… chú biết thế nào con cũng hỏi vậy mà!
– Vậy mọi chuyện là thế nào hả chú.
Chú không trả lời ngay, chỉ với lấy ly cà phê tu thêm một ngụm rồi thừ người thở dài:
– Chuyện này có lẽ bắt nguồn từ thời ba con lấy mẹ con đấy. Lúc đó nhà ngoại con cũng thuộc diện khá giả trong vùng. Rồi vào dịp anh hai của mẹ con, tức là ba thằng Sang khánh thành công ty vật liệu xây dựng, đoàn lân sư của ông nội con mới được mời tới múa. Lúc đó ba của con cũng có mặt trong đội múa lân đó. Rồi ba của con gặp mẹ của con, hai người thương nhau. Nhưng nhà bên ngoại ngăn cấm vì không có môn đăng hộ đối. Cuối cùng thì nhà bên ngoại cũng chịu thua trước sự cương quyết từ mẹ của con. Nhưng đổi lại mẹ của con không được trở về bên ngoại nữa. Anh hai của mẹ con lúc đó vì thương tình mới cấp cho mẹ con một một miếng đất coi như của hồi môn, nay là căn nhà của con đó. Tới bây giờ vì công ty của ba thằng Sang làm ăn thua lỗ quá, nên mới lấy lại khu đất này mở kho vật liệu xây dựng để đỡ tốn kém.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110