Bà cố kìm giọng:
– Tờ di chúc đó là thật!
Cả ba mẹ của thằng Long lúc này đều há hốc mồm trước câu nói của nội. Với vẻ lúng túng hơn lúc nãy, ba thằng Long dìu nội ngồi xuống giường rồi đóng chắc cửa lại:
– Má nói sao? Có tờ di chúc ấy hả?
– Có, tờ di chúc đó do chính ba của tụi bây viết đó!
– Nhưng sao…
– Thôi được để tao kể cho mấy đứa nghe… Thằng Định không phải là anh ruột của mày. Ba của mày đã nhận nuôi nó trước khi tao sinh mày ra. Nó lúc trước là gia đinh trong nhà này, nhưng do nó thật thà và mồ côi từ nhỏ nên ba mày mới quyết định như thế. Còn mày thì sao? Lúc nhỏ ăn chơi trác tán, không chịu phụ việc ba mày. Mọi chuyện lúc nào cũng đùng hết qua cho thằng Định. Mày có biết lúc đầu ba mày muốn giao hết gia tài cho thằng Định không? Cũng nhờ thằng Định khuyên, ba mày mới chịu đổi ý. Nếu không thì cái thằng giờ này đang ở ngoài rừng dừa là mày đấy.
– Nhưng đó là người ngoài, làm sao bằng con trai duy nhất như con được? Bộ ba tính tuyệt tự à?
– Ba mày từng nói giao gia tài cho mày thì chẳng thà giao cho thằng Định để miếng vườn đó còn được hưng thịnh. Bây giờ mày thấy đi, ngoài cho người ta thuê trồng mận không, mày có làm được gì nữa không? Cho nên ông nội mày mới viết di chúc phòng hờ cho thằng Định để mong nó đổi ý đấy. Cho nên mày có được như bây giờ thì nên biết ơn thằng Định đi.
Sau những lời từ tận trong đáy lòng của nội, ba mẹ của thằng Long đều cúi mặt trầm ngâm mà không thể nói thêm câu nào nữa. Cảnh tượng này cứ như một người con đang co cụm chịu khi bị mẹ mắng vậy. Nhưng rất tiếc là tôi không bao giờ có cảm giác ấy được. Chỉ có những trận đòn roi của ba mà nên người thôi.
Chúng tôi lặng lẻ rời khỏi phòng trả lại không khí riêng tư vốn có cho cả 3 mẹ con giải quyết sự việc.
Khỏi phải nói, đám thằng Toàn là người trong chờ chúng tôi nhất. Vừa ra đến sau hè, bọn nó đã bu lại như kiến bu thịt:
– Ê ê, tình hình sao rồi, kể tao nghe với!
Bây giờ đang trong tâm trạng buâng khuâng, tôi cũng không muốn trêu đùa tụi Toàn phởn. Nhưng do có thằng Long ở đó, tôi cũng không muốn làm sự việc thêm rối ren nên chỉ đáp chung chung:
– Mọi việc cũng tạm rồi! Bây giờ mình về thôi.
Thằng Long thản thốt:
– Về? Tụi bây về bây giờ à? Rồi chuyện trong rừng dừa thì sao?
Cực chẳng đã tôi mới tiếp tục phịa chuyện với nó:
– Tao mượn phòng ba mẹ mày lập đàn cầu phép rồi! Có hiệu nghiệm hay không thì chờ thời gian tới mới biết được! Bây giờ tụi tao phải về.
Thấy vẻ cương quyết của tôi thằng Long cũng không dám cản, nó chỉ thở dài trong về phía rừng dừa như còn đang sợ sệt điều gì đó:
– Vậy thôi tụi bây thu xếp đồ đạc đi! Tao gọi bạn chở tụi bây ra lộ lớn bắt xe bus về!
Tôi biết thằng Long là một đứa cả tin và nhát gan. Nhưng tôi không muốn nó phải vì chuyện của gia đình mà ảnh hướng đến tinh thần sau này. Chưa kể bọn tôi vẫn còn nhỏ tuổi. Một việc hết sức phức tạp như thế này nằm ngoài phạm trù hiểu chuyện nên tôi quyết định giấu nhẹm luôn. Trừ khi ba mẹ muốn nói cho nó biết.
Do đi chung xe với tụi bạn thằng Long nên bọn tôi chả nói chuyện với nhau được. Mãi cho đến khi ra lộ lớn đón xe bus tụi thằng Toàn mới dám khều tay nói nhỏ:
– Ê, tình hình sao rồi mày, khả quan không?
Tôi tặc lưởi thở dài, nh́n về phía con đường dẫn vào cồn đang xa dần:
– Tao cũng không biết! Lúc đầu tụi tao bị thế, lúc sau nhờ có ba nội thằng Long mới sáng tỏ mọi chuyện được.
Bé Phương xụ mặt hỏi:
– Vậy còn tờ di chúc thì sao anh? Liệu cô Tâm có được giúp đỡ không?
– Chuyện này thì anh không đoán được! Tất cả đều phụ thuộc vào vợ chồng chú ấy! Chúng mình chỉ giúp đến đây là quá giới hạn rồi!
Ngọc Lan cũng cười nhẹ tiếp lời cho tôi:
– Đúng đó! Chỉ có thời gian mới trả lời được thôi, tụi mình phải chờ tình hình xem sao đã!
Thực vậy, thời gian luôn là câu trả lời xác đang cho mọi vấn đề. Và phải mất đến một tháng sau, tức là vào ngày rằm tháng sau thằng Long mới ghé thăm bọn tôi. Nhưng với một tâm trạng hồ hởi hơn:
– Mày đúng là cao tay ấn! Chỉ có một ngày thôi mà hôn ma ông ba Định trong rừng dừa mất tiêu rồi. Ngày rằm tháng này rừng dư im re, không còn một tiếng động gì vào buổi tối luôn.
Thằng Long vui một, bọn tôi vui đến mười. Có lẽ ba mẹ của thằng Long đã quyết định giúp đỡ cô Tâm và anh Thiên. Nhưng sự việc cụ thể như thế nào thì bọn tôi phải đợi đọc đến lá thư mà ba nội của thằng Phong gửi riêng cho chúng tôi.
Trong thư viết:
“Cám ơn những lời cảnh tỉnh của tụi con đã giúp bà nhận ra mình đã quá vô tâm với gia đình thằng Thiên. Đúng thực là thằng Định khi xưa nó thông minh, tháo vát nên được lòng chồng bà. Nhưng phàm là con ruột thì cô vẫn thương thằng Sáng (ba thằng Long) hơn. Cho nên bà đã ủng hộ quyết định ra riêng của thằng Định.
Nhiều năm qua bà vẫn dằn vặt trong lòng khi thấy vợ chồng thằng Định lam lũ trong rừng dừa như vậy. Và đặc biệt là khi thằng Định mất.
Cũng nhờ lần này mà thằng Sáng cuối cùng cũng ngộ ra những gì mà thằng Định đã làm cho cả gia đình này. Nó đã quyết định giúp cô Tâm tìm nơi ở mới và việc mới để tiện việc chữa bệnh cho thằng Thiên.
Một lần nữa bà cảm ơn tụi con rất nhiều!”
Lời lẽ của bà nội thằng Long đầy sự biết ơn và phấn khởi. Cả đám bọn tôi cũng phấn khởi lây. Đặc biệt là cả tôi và Ngọc Lan, càng đọc càng vui tít mắt.
Sẵn có thằng Long ở đó, tôi được dịp đứng dậy vỗ ngực chém gió:
– Há há! Tụi bây thấy tao cao tay ấn chưa hả?
Cả đám ai cũng trề môi xì rõ to, riêng chỉ có thằng Long là vẫn đồng tình vì nó đâu có được chúng tôi cho đọc thư.
Nó cười hích hích:
– Hề hề, mày tài thiệt! Giờ tụi trong xóm tao ai cũng biết mày là thám tử kiêm luôn pháp sư trừ ma đó!
– Xời, tao mà lị!
Đang hăng say, thằng Long lại đột nhiên vỗ vai tôi:
– Ê mà có đứa dưới cồn Cái Gà nhờ mày trừ ma đó! Nghe nói chỗ đó nhiều ma lắm!
Tôi dở khóc dở cười, lắc đầu chối ngay:
– Thôi! Chắc có lẽ đây là lần trừ ma cuối cùng của tao rồi! Không có lần nào nữa đâu…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110