Để chắc chắn là như vậy, tôi nuốt khan gõ cửa trước:
– Linh ơi! Anh Phong nè, mở cửa ra đi em!
Không thấy ai trả lời, tôi lại gõ:
– Anh muốn nói chuyện với em một chút, mở cửa đi!
Vẫn là một sự im lặng từ căn phòng của Diễm Linh, tôi chẹp miệng gõ cửa lần cuối:
– Em có nghe thấy gì không? Không là anh vào đó!
Đến lúc này con bé mới chịu lên tiếng, giọng có chút bực dọc:
– Anh về đi! Em muốn ở một mình!
Tôi vẫn kiên nhẫn nịnh ngọt nó:
– Ra nói chuyện với anh đi, anh có quà cho em nè!
– Không thèm, về đi về đi!
Không còn cách nào khác, tôi đành móc chiếc chìa khóa trong túi đã chuẩn bị sẵn để mở cửa phòng. Có trách thì trách nó bướng bỉnh không chịu nghe lời nên tôi mới dùng đến biện pháp cuối cùng này. Nó chịu cũng được, không chịu cũng được nhưng nó cần phải biết mình đang trong tình thế như thế nào.
Do vậy, tôi mạnh dạn đẩy cửa vào trong sự kinh ngạc của con bé:
– Anh làm cái gì vậy? Sao anh mở được cửa phòng?
Tôi thở hắc nghiêm giọng:
– Linh à, anh cần nói chuyện với em!
Con bé bay thẳng lên giường trùm kín mền:
– Em không nghe! Anh đi đi!
Để tránh bị tụi bạn thằng Thạch dòm ngó, tôi cẩn thận đóng cửa lại bước đến bên con bé:
– Linh nè! Nghe anh nói!
– Ứ nghe!
Dẫu vậy tôi vẫn tiếp tục:
– Thôi được rồi, anh có tặng em một món quà! Trong món quà đó có vài điều anh nhắn nhủ cho em. Dù em ghét anh thế nào cũng được nhưng anh mong em hãy tin ở anh lần này thôi, rồi sau đó em làm gì anh cũng được cả!
Nó vẫn không trả lời, vẫn trùm kín mền mà im thin thít. Tôi đành để lại món qua trên bàn rồi từ từ lùi về phía cửa phòng.
Trong căn phòng đó thật không khó để nhận ra chiếc nón kết màu đen nó đã lấy của tôi được treo cẩn thận ở vách. Nó làm tôi lại hoài niệm về những kỷ niệm hồi chị em con bé lên Sài Gòn ăn tết ở nhà tôi. Đó là những chuỗi ngày rắc rối nhưng thật khó quên. Và có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên khoảng thời gian đó trong cuộc đời mình.
Nhưng hơn hết lúc này tôi cần sự trưởng thành của con bé, cái sự mà nó đã phải cách xa tôi ngần ấy thời gian để đạt được. Có như vậy, bé Linh mới có đủ chính chắn, đủ tỉnh táo để giải quyết tất cả những chuyện mà nó gặp phải. Cũng như tôi trước đây vậy…
Tôi với Ngọc Lan chỉ ở lại nói chuyện với gia đình chú tư thêm 10 phút rồi ra về. Tụi thằng Khánh còn đang chờ tôi ở ngoài ngõ, nếu để tụi nó chờ lâu thế nào cũng bị nhặng cả lên khi trở ra.
Ấy vậy mà tôi đoán trật lất. Lúc tôi và Ngọc Lan ra đến nơi, bọn nó vẫn còn chưa xong ván bi.
Thậm chí thấy tôi và Ngọc Lan, tụi nó còn hỏi:
– Ủa, sao nhanh vậy?
Tôi nhún vai:
– Xong rồi!
Tụi nó tròn mắt:
– Kế hoạch xong rồi hả? Lẹ vậy?
Tôi hoảng hồn bụm miệng thằng Khánh lại:
– Khẽ thôi mấy con chó! Lộ hết tao cho tụi bây ăn đủ!
– Gì mà ghê vậy? Kể tao nghe với!
Tôi chẹp miệng lắc đầu:
– Không được! Càng ít người biết càng tốt!
Nó xụ mặt như chiếc bong bóng xì hơi:
– Èo, không nói thì thôi vậy! Về tụi bây, đói qua tới giờ cơm rồi!
– Ừ, thôi về!
Vậy là bước đầu kế hoạch của Ngọc Lan cơ bản đã hoàn thành. Bước kế tiếp là là trông chờ vào sự hợp tác của mọi người và nhất là con bé Linh. Dù sao thì chúng tôi cũng muốn giải quyết chuyện này một cách an toàn và bí mật nhất có thể. Chắc chắn tôi sẽ không để bất cứ ai phải bị tổn hại.
… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 5 tại nguồn: http://truyensex68.com/doi-hoc-sinh-quyen-5/
Trưa hôm đó, sau khi ăn cơm xong, tôi lại dẫn Ngọc Lan trèo lên cây me trước nhà để ngắm cảnh.
Hôm nay là một ngày nắng gắt như bao ngày khác, nắng phủ lên con đường đá sỏi một màu vàng rực nhìn như một bãi khó báu của những tên hải tặc khét tiếng trong những quyển sách tôi từng đọc. Nhưng tôi biết chắc sẽ chẳng ai lấy những kho báu này đâu. Mà cũng chẳng ai ra ngoài vào buổi trưa oi ả thế này cả.
Tuy nhiên, giữa biển nắng gay gắt đó, vẫn có những chỗ mát rượi mà không bao giờ bị nắng xâm phạm. Đó là bóng râm từ những cây tán rộng.
Khác với bóng râm oi ả đầy gió cát của những tòa nhà, những mái hiên hay thậm chí là những cây xanh lẻ loi trên thành phố. Bóng râm ở làng quê mát hơn nhiều. Đứng dưới nó, tôi có thể cảm nhận được những cơn gió mát rượi cứ thổi vào mình từng chập nghe xào xạc, man mát.
Đó chính là bản đồng ca làng quê mỗi chiều mà tôi thường hay nghe mỗi khi về đây. Lúc bé, để thưởng thức bản đồng ca đó tôi thường bắt chiếc ghế bố dưới tán cây trứng cá trong sân để được nghe tiếng gió cuốn và ngủ say xưa một giấc đến tận chiều tối.
Nhưng bây giờ khác rồi, đã có thêm Ngọc Lan, tôi đâu thể nào ích kỉ mà trải ghế ngủ một mình như thế được, càng không thể kéo nàng lên nằm chung như những lần ở trên thành phố. Cho nên chỉ có bóng râm mát rượi dưới tán cây me này mới có thể đủ chỗ cho chúng tôi thưởng thức bản nhạc đồng quê dường như bất tận đó.
Vươn vai đón những cơn gió mang mùi hương cây cỏ, Ngọc Lan tựa vào vai tôi thở ra:
– Oa, sảng khoái ghê!
Tôi bẹo mũi nàng:
– Hề hề, cũng biết thưởng thức quá hen?
Nàng nheo mắt:
– Chứ sao, giữa không khí trong lành thế này mà có gối dựa quá đã rồi!
Tôi nhíu mày:
– Gì, nói anh là gối dựa hả? Quẳng xuống đất bây giờ!
Nàng nhăn mũi:
– Dám hông đó?
– Thì đương nhiên là… hông rồi, hề hề! – Tôi cười xòa choàng tay xoa lên vai nàng.
Nếu như tôi có thể ước điều gì đó lúc này, tôi chỉ muốn mùa hè là bất tận để tôi có thể được ở cạnh nàng, được nghe nội kể những câu chuyện hằng đêm và còn nhiều hơn thế nữa.
Làng tóc, mùi hương và cả hơi ấm của Ngọc Lan lúc này cứ phập phồng qua mũi tôi với những chất hương thơm mát. Thơm của cả nàng và cả đồng quê ngập tràn cỏ cây này.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110