Vừa nghe xong câu chuyện, tôi liên tức giận nắm tay lại:
– Sao lại như thế được. Đất này cho mẹ con rồi sao lại lấy lại?
– Vì đất này anh hai chỉ cho mẹ con, chứ không có sang tên. Nên về lí thì không ngăn cản anh hai được.
– Nhưng…
– Chú biết là con đang rất giận nhưng không còn cách nào khác đâu. Ngay cả cha con cũng phải theo ý của anh hai mà.
Tôi thở ra nói trong cơn tuyệt vọng:
– Nhưng đó dù gì cũng là ngôi nhà kỷ niệm của con từ nhỏ tới giờ mà!
– Chuyện người lớn phức tạp lắm con ơi! – Chú thở dài xoa đầu tôi như cái cách chú hay xoa đầu tôi lúc bé mỗi khi tôi bị ba tôi đánh đòn.
Điều đó không làm tôi gợi nhớ nhiều về kỷ niệm năm xưa. Tâm trí tôi lúc này chỉ hướng đến căn nhà. Nơi đã gắn liền biết bao nhiêu kỷ niệm từ bé đến lớn của tôi. Tôi không thể tưởng tượng được một ngày nào đó tôi sẽ không còn ở trong ngôi nhà đó nữa.
Dường như chú cũng biết được nỗi buồn trong lòng của tôi, chú nhìn Ngọc Lan cười xua đi không khí tĩnh lặng:
– Con là bạn gái của Phong phải không?
– Dạ… – Nàng đỏ mặt ấp úng.
– Không cần phải ngại. Người một nhà cả mà!
– Dạ, hì!
– Bây giờ con ở đâu Phong? Ba con vẫn khỏe chứ?
– Dạ, ba con vẫn khỏe, giờ con với ba con ở võ đường ở gần Chợ Lớn đó chú!
Chú vẫn cười, giọng nó có vẻ trầm hơn:
– Ừm, khỏe là vui rồi. Con đừng buồn, hy vọng khi anh hai làm ăn khá hơn trở lại sẽ trả nhà lại cho ba con.
– Mà chú cũng đang làm ở kho vật liệu đó phải không ạ?
– Ừ, chú làm ở đó cũng được hơn 5 năm rồi.
Cứ thế chúng tôi tiếp tục nói chuyện rất lâu sau đó. Chủ đề nói chuyện có phần nhẹ nhàng, sáng sủa hơn như về học hành, bạn bè chứ không căng thẳng như lúc nãy. Mãi cho đến khi đồng hồ điểm hơn 9h giờ chú mới nốc một ngụm cà phê cuối cùng rồi hỏi:
– Thế Phong còn điều gì thắc mắc không?
– Dạ, chắc cũng không còn gì đâu chú!
Dường như sựt nhớ ra chuyện gì đó, chú mới đút tay vào túi áo lấy ra một vật hình chữ nhật nhỏ được gói rất kĩ bằng giấy nilon có cột thun.
Chú bịn rịn đưa tôi:
– Đây là vài tấm hình của mẹ con chú giữ từ đó đến giờ.
Tôi bồi hồi nhận xấp hình từ chú rồi từ từ gỡ từng lớp quấn nilon ra. Đến lớp cuối cùng, những tấm hình cũng dần dần hiện ra với nét cũ kĩ đã phai màu theo năm tháng. Dẫu vậy tôi vẫn nhìn thấy rõ trong hình là một người con gái trông thật dịu dàng và trẻ trung với gương mặt xinh xắn cùng với mái tóc suôn dài đến chấm lưng đang tạo dáng bên bãi cỏ trong giông như là một công viên vậy.
Để tôi xem hình, chú nói thêm:
– Đây là hình mẹ con chụp ở thảo câm viên hồi đó trong chuyến đi chơi cùng gia đình. Hồi đó mẹ con đẹp lắm, lại hiền nữa nên nhà ai cũng thương.
Mặc những lời nói cũng chú. Tôi chỉ chăm chăm vào những tấmh ình lúc này. Tôi quá đôi xúc động đến không nói nên lời. Đây là lần đâu tiên tôi được nhìn thấy dung mạo thật của mẹ tôi sau ngần ấy năm sống trên đời và sau ngần ấy năm tưởng tượng trong những cơn mơ.
– Mẹ anh lúc trẻ xinh ghê! – Ngọc Lan tựa vào người tôi nhìn cho rõ tấm hình vừa tấm tắc khen.
Đúng thật là mẹ tôi rất xinh, tôi không biết là mình có được kế thừa nét nào từ người mẹ của mình không. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì tôi cũng rất hạnh phúc vì được là đứa con duy nhất của bà.
Xếp gọn lại những tấm hình, tôi hỏi chú:
– Những hình như thế này sao ba con không có hả chú?
– Ừ, khi mẹ con ra đi, bên ngoại không cho mẹ con lấy bất cứ thứ gì cả, kể cả hình chụp. Cả trong đám cưới cũng không cho ba con mướn thợ về chụp.
– Tại sao lại vậy? Quá đáng lắm! – Tôi cau mày bức xúc.
– Do lúc đó bên ngoại con còn giận lắm, nên cấm cho ba mẹ con chụp hình đám cưới, để người ngoài biết thì mất mặt cả dòng họ.
Đến đây không khí bổng trầm lắng trở lại như lúc đầu. Ngọc Lan không còn chịu được nữa, liên tục lấy tay gạt đi nước mặt đang lăn từng dòng chầm chầm trên má mà thỏ thẻ:
– Tội nghiệp cho mẹ quá!
Tôi cũng có lúc không cầm lòng dược mà ứa nghẹn nước mắt ở khóe mi nhưng ngay lập tức tôi cất sâu nó vào lòng để làm chỗ dựa vững chắc cho Ngọc Lan. Không khóc được, tôi chỉ bùi ngùi thở dài. Không ngờ ba mẹ tôi lại có lúc trải qua giai đoạn như thế. Nếu là tôi trong tình huống như vậy, liệu tôi có được kiên cường như ba tôi hay không?
Chỉ tiếc thay vừa sinh tôi ra mẹ tôi đã qua đời. Nếu không, tôi có lẽ đã chạy ngay về nhà mà ôm bà cho thỏa nỗi nhớ.
– Thôi giờ cũng trễ rồi, chú phải về đây, mai chú còn đi làm nữa. Con cũng về đi ba con sẽ lo đó!
– Dạ, con biết rồi, chú về cẩn thận! – Tôi gói ghém mấy tấm hình vào túi nilon rồi đứng dậy chào chú.
Tôi cứ nhìn chú như thế cho đến khi gần ra đến cửa, tôi mới sựt nhớ ra một điều liền gọi giật:
– À, chú ơi!
– Anh Sang hồi trưa đi làm cùng chú là người thế nào hả chú?
Chú có vẻ ngạc nhiên, nhưng rồi cũng từ tốn:
– Thằng Sang con anh hai đó phải không?
– Dạ, đúng rồi chú!
– Ừm, không phải người xấu những cũng không nên kết thân!
– Ủa, sao vậy chú?
– Chú cũng không biết nữa, do chú cảm nhận như vậy thôi!
– Dạ, con biết rồi!
– Thế con gì nữa không Phong?
– Dạ, hết rồi chú. Chú vè cẩn thận!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110