Rồi độ 1 tuần sau thì Dũng có thể đi lại bình thường mà không phải tập tễnh nữa, công việc của cậu ở trại lại vẫn quay đều quay đều. Việc chính từ sáng đến tận tối mịt vẫn là ở Ban tiếp tế, tuần 3 buổi vẫn dậy đều cho Anh Thư. Dũng rất hài lòng vì lực học của Anh Thư đã tiến bộ rõ rệt so với hồi đầu năm học, thái độ tinh thần học tập rõ ràng là rất tốt. Dũng đâu có biết rằng chính cậu là nguồn cảm hứng, là động lực để Anh Thư thay đổi bản thân mình. Bác Đức biết được kết quả thì mừng ra mặt, bác không nói cảm ơn đâu nhưng ánh mắt, nụ cười của bác đã thể hiện rõ điều ấy. Phong bì tiền công được bác trả cho Dũng khi kết thúc tháng đầu tiên. Dũng không mở phong bì ra mà đưa lại cho bác, Dũng nói nhờ bác giữ hộ đến khi ra tù thì lấy một cục, bác vui vẻ nhận lời giữ hộ tiền này.
Bác Sáu không biết bằng cách nào đã sắp xếp được một phòng nhỏ trong khu nhà cán bộ để làm chỗ dạy học cho X và Dũng. Phòng đó trước là phòng kho nằm góc trong cùng của dẫy nhà 2 tầng, Dũng và X dọn dẹp mất cả ngày mới có được không gian riêng tư quý báu nơi chốn lao tù này.
Về thời gian học thì như bác Sáu nói là không kể, rảnh lúc nào thì học lúc đó. Và đây là buổi đầu tiên.
Cả phòng rộng chừng 2 chục m2 có 3 người, 1 già đang đứng và 2 trẻ ngồi xếp chân chữ ngũ. Bác Sáu mở lời đầu tiên đúng giọng thầy giáo, ở dưới đôi trẻ cũng không kém phần ngưng trọng:
– Nói thật với các cháu, bác đã đến tuổi già, trong suốt cả cuộc đời bác từ trước đến nay chỉ dậy võ thuật cho duy nhất 1 người. Các cháu có biết là ai không ạ.
Ở dưới gần như đồng thanh 2 đứa hô:
– Cháu không biết ạ.
– Là cô Ba của các cháu đấy.
Dũng thì có phần ngạc nhiên nhưng X thì không ngạc nhiên cho lắm, sự thân thiết của cô Ba và Bác Sáu ở trại này không ai là không biết, X còn biết về võ thuật thì cô Ba cũng không phải đậu vừa rang, dạng vừa đâu. Nhiều lần cô chứng kiến cô Ba tẩn mấy thằng bạo dâm, quỵt tiền của chị em rồi.
Bác Sáu tiếp lời:
– Và hai cháu là người thứ 2 và thứ 3. Bác tin chắc chắn rằng không có người thứ 4.
Dũng ở dưới giơ giơ tay như muốn phát biểu, bác Sáu thấy vậy thì làm động tác chỉ tay ra hiệu cho Dũng nói. Dũng vẫn ngồi chữ ngũ mà thưa:
– Bác cho chị em cháu hỏi, loại võ thuật bác định dạy chúng cháu tên là gì ạ?
Bác Sáu lại đưa tay lên gãi đầu gãi tai một hồi rồi mà vẫn chưa tìm ra tên gọi, từ lần trước Dũng hỏi đến nay bác đã mất bao đêm không ngủ để tìm ra tên gọi cho loại võ của mình mà chưa tìm ra được. Bác ấp úng:
– Cái này… cái này… bác cũng không biết tên gọi là gì nữa, bác chưa đặt. Hay thế này đi, cho chúng cháu đặt tên, gì cũng được. Thế nhé.
Hai chị em ngơ ngơ ngác ngác như bò đội nón nghe giảng đạo, không biết mình tìm có đúng thầy không nữa.
– “Vầng”, tiếng đáp nhỏ nhẹ như chưa phục không biết của đứa nào nữa.
Bác Sáu vào đề:
– Bác biết ở đây Dũng thì chưa từng học võ thuật, còn X thì đã từng nhiều năm theo học karatedo rồi phải không?
– “Vâng ạ, cháu học được 8 năm nhưng thú thực với bác là cháu chưa đánh nhau bao giờ”, tiếng X đáp lời.
– Rồi. Việc đầu tiên bác cần X làm là: Cháu phải quên những gì cháu biết về Karatedo đi.
– “Sao lại thế ạ? ”, X thì gật nhẹ cái đầu, còn câu hỏi vừa rồi là của Dũng hỏi thay chị.
– Vì những thứ bác dậy không phải là Karatedo, thế thôi. Phải quên cái cũ đi mới học được cái mới.
– Vâng, cháu hiểu rồi ạ.
– Điều căn bản của võ thuật chính là sức khỏe, tinh thần, quan sát, phán đoán, sau cùng mới là kỹ năng. Các cháu nhớ cho điều ấy. Bác nhắc lại: Sức khỏe, tinh thần, quan sát, phán đoán và kỹ năng. Kỹ năng võ thuật chỉ là điều cuối cùng. Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe. Bác đã chỉ cho Dũng phương thức luyện tập để nâng cao sức khỏe, lát nữa bác sẽ bảo cho X phương pháp luyện tập dành riêng cho cháu. Thân nam và nữ có những ưu điểm, khuyết điểm khác nhau, vì vậy mà sẽ có cách luyện tập khác nhau. Nam thì ưu tiên hơn ở sức mạnh, còn nữ thì ưu tiên hơn ở sự khéo léo, nhanh nhẹn và dẻo dai. Các cháu hiểu không?
– “Có ạ”, cả hai hứng trí vì những lời bác dậy.
– Buổi học hôm nay là buổi đầu tiên, Dũng còn ở đây khoảng 2 năm, còn X thì khoảng 1 năm nữa. Bác sẽ tập trung trong thời gian này truyền đạt hết kiến thức của bác cho các cháu. Mục đích các cháu học võ để làm gì bác không can thiệp, bởi đó là cuộc đời của các cháu, tốt xấu gì các cháu phải biết cân nhắc và tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.
– Vâng ạ.
– Chúng ta sẽ có khoảng 5 buổi đầu tiên để học chỉ một chủ đề.
– “Chủ đề gì ạ? ” Dũng phấn khích.
Bác Sáu dõng dạc:
– Cấu tạo cơ thể người.
“Oạch”, Dũng đứng dậy làm động tác đi ra ngoài. Bác Sáu thấy vậy thì hỏi:
– Dũng, cháu đi đâu đấy?
– Cháu đi chết đây. Bác ơi là bác, học võ chứ có phải môn sinh học đâu mà học cấu tạo cơ thể người hả bác à bác ơi.
– Cứ ngồi xuống nghe bác nói đã. Đánh nhau hiểu đơn giản nhất chính là dùng tay hoặc vũ khí tác động vào cơ thể đối phương, làm cho đối phương đau mà thua trận. Vì vậy, cơ thể người chính là trung tâm của hoạt động võ thuật. Chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo cơ thể người. Nguyên tắc võ thuật của bác chính là dùng ít đòn thế nhất, một cách nhanh nhất có thể hạ gục đối phương. Không dài dòng, không cầu kỳ, không hoa mĩ, hiệu quả về chất lượng đòn thế và thời gian hạ gục đối phương là yếu tố quan trọng nhất.
Dũng và X vỡ dần ra rồi. Hai con vịt đang ngồi nghe sấm.
– Trong cơ thể con người có chỗ hiểm chỗ phạm, trong cấu tạo xương khớp cũng vậy, có sự cứng cáp, đàn hồi, cong vênh. Trong lục phủ ngũ tạng tim gan phèo phổi cũng có vị trí của nó, nếu nắm được tất cả những yếu tố đó thì ta có thể nhanh chóng hạ gục đối phương mà không tốn thời gian, không tốn công sức. Bác lấy ví dụ, để đấm một người vào mông đít thì cháu đấm cả ngày đến khi mệt cũng không hạ gục được người ta. Nhưng cháu chỉ cần dùng hai ngón tay búng vào hạ bộ thôi cũng có thể làm nó lăn lê bò xoài rồi.
X hơi hơi đỏ mặt, cái bác này, ở đây còn có cả con gái, bác cứ chim cò thế ai mà không ngượng cho được, người ta còn con gái đấy.
– Hiểu rõ được cơ thể, cháu thể tùy thích mà muốn đối phương bị đau theo cấp độ nào. Muốn gãy tay gãy chân rồi lành lại, muốn gãy mà không thể lành được, muốn người ta ngất đi rồi chuồn, muốn người ta hôm nay không đau nhưng mai mới thấy đau. Muốn đối phương bị đánh không đau nhưng lâm bệnh rồi từ từ chết. Hoặc thậm chí muốn đối phương chết ngay lập tức, cháu đều có thể làm được.
Hai đứa nóng đến toát mồ hôi mặc dù bác đang dùng nước đổ đầu vịt.
– Các cháu chắc chắn đã từng nghe nói, từng xem trên tivi, trên phim hoặc đọc trên thiên địa hội có rất nhiều loại võ thuật khác nhau. Mỗi môn phái võ thuật đều có những tinh hoa, những chiêu thức khác nhau. Ví dụ như Karatedo mà X theo học lấy sự nhanh nhẹn và đôi chân làm trọng. Ví dụ như Judo lấy sự áp sát đối thủ mà dùng lực đẩy, lực kê mà hạ gục đối thủ. Ví dụ như võ thuật cổ truyền lấy những đòn thế hiểm hóc mà gạ gục đối phương. Nhưng nguồn gốc của tất cả những loại võ thuật đều lấy tự nhiên làm điểm xuất phát, lấy gà vịt ngan ngỗng chó mèo hổ báo chồn rắn rết làm vật nghiên cứu mà tạo ra võ thuật.
X và Dũng gật gù, không biết có phải buồn ngủ hay không.
– Loại võ thuật bác định dậy các cháu chính là: Thực chiến. Bác tổng hợp tất cả các loại võ thuật mà bác biết được để hạ gục đối phương nhanh nhất theo cách và hậu quả mà bác mong muốn.
– Đầu tiên cần Sức khỏe, có sức thì muốn đấm mới nhấc nổi tay lên mà đấm, muốn chạy thì cũng phải có sức mà chạy chứ phải không nào.
– Tiếp theo là Tinh thần? Đúng, các cháu vào trận chiến với tinh thần như thế nào mới là quan trọng, có lòng tin mình chiến thắng hay không? Có hãy chiến, mà chiến là phải thắng. Không thì chạy cho nhanh đi. Đấy, vì sao trong bài tập thể lực có bài chạy là vì vậy, chạy nhanh mà thoát thân.
– Tiếp nữa là Quan sát: Các cháu phải nhìn nhận được đối thủ của mình như thế nào, một hay 100. Nếu là 1 thì tốt rồi, nếu là 100 thì theo kinh nghiệm của bác là nên… Chạy khẩn cấp. Môi trường chiến đấu ra làm sao, có những cái gì, bố trí, bố cục như thế nào, và quan trọng gần như nhất chính là: Đường thoát thân ở đâu?
– Sau đó là Phán đoán. Các cháu cần phải phán đoán đối thủ sẽ làm những gì? Có những nguy cơ tiềm ẩn nào? Phán đoán hậu quả? Lường trước phương thức xử lý. Bác lấy ví dụ nhỏ thôi. Cháu 1 đạp làm đối phương ngã ra sau một đoạn, và đúng chỗ đó lại là một khẩu AK đầy đạn. Ngay lập tức cháu phải đoán đoạn là nó sẽ vớ lấy khẩu súng đó và nhắm mắt mà xả. Đấy là cháu nhận định được đối thủ sẽ làm gì. Tiếp theo nguy cơ là gì, bác không cần nói vì cháu biết là súng đạn thì không có mắt mà con người được cấu tạo bởi Protein, Lipit chứ không phải bằng Fe, Au. Cháu phải lường trước được phương án xử lý. Dũng, lúc này cháu sẽ làm gì?
Bác Sáu hướng về Dũng, Dũng giật mình giống kiểu hồi còn đi học bị cô giáo gọi lên bảng kiểm tra miệng. Cậu đáp nhưng không chắc lắm:
– Cháu sẽ chạy thật nhanh trước nó giằng lấy khẩu súng.
– Còn X?
– “Cháu cũng như Dũng”, X thực sự là chưa nghĩ đến điều này, cô đáp theo phản xạ mà thôi.
– Còn bác thì chưa đầy 1 giây bác đã ở chỗ thoát hiểm mà lúc đầu trận chiến bác đã nhận định rồi. Ngu gì ở lại làm tổ ong, bác không phải Ma Tôn, không có Ma Giáp. Bác trêu vậy thôi, nhưng cách của các cháu cũng là một cách, cách của bác cũng là một cách. Chiến trường thiên biến vạn hóa không có một nguyên tắc nào cụ thể, nhận định được, phán đoán được và đưa ra phương án xử lý nhanh bao nhiêu thì cơ hội thắng cuộc càng lớn bấy nhiêu.
– Cuối cùng mới là Kỹ năng chiến đấu. Cái mà bác sẽ dậy cho các cháu đấy chính là hạ gục đối thủ trong khoảng thời gian nhanh nhất và tốn ít công sức nhất. Mỗi loại võ mà bác biết bác đều chắt lọc ra những tinh hoa, những đòn thế tinh túy để tùy đối thủ, tùy hoàn cảnh, tùy địa thế, tùy tư thế mà sử dụng. Bác lại lấy ví dụ nữa để các cháu hiểu. Nếu cháu và đối phương đang áp sát nhau thì Judo là loại võ mà cháu nên dùng. Nếu cháu và đối phương đang ngồi đối diện nhau thì Boxing cháu chơi cho bác. Nếu đối phương là một cô gái xinh đẹp, cháu không muốn làm hỏng đi khuôn mặt kiều diễm của cô ấy thì cháu cứ đít mà đá, đá là karatedo. V. V.
– “Ặc, ặc” đôi trai tài gái sắc sặc sục vì ví dụ của bác.
– Đấy, khung giáo án của bác là như vậy. Các cháu có võ thuật rồi, ứng dụng ra sao vào thực tế, vào cuộc sống là phụ thuộc vào nhân sinh quan của mỗi đứa, bác không thể ở bên cạnh mãi mà truyền dậy được. Các cháu chỉ cần nhớ rằng, trong thực tế chiến đấu không có chỗ cho sự do dự, cháu thương đối thủ nhưng đối thủ có thương cháu không đấy là hai câu chuyện khác nhau. Nếu muỗi vào trong màn thì sư trụ trì cũng không ngần ngại mà “độp” một cái đâu các cháu ạ.
Thế đấy các bạn ạ, buổi học đầu tiên là như vậy, rồi đúng như lời bác Sáu nói, bác đã truyền gần như mọi thứ tinh hoa nhất cả đời góp nhặt của mình cho hai học trò nhỏ, hết buổi này đến buổi khác không kể sớm khuya. Ở cái phòng kho ấy đa phần chỉ học lý thuyết và thị phạm là chính. Còn mọi lúc, mọi nơi đều là những sân khấu thực hành cho đôi trẻ. Cũng có chút gọi là năng khiếu, có chút gọi là bản năng, có chút gọi là thông minh, có chút gọi là ý chí. Cả Dũng và X đều xiêng năng học tập, rèn luyện nâng cao sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng cứng, kỹ năng mềm. Biết đâu đấy, những bài học nơi chốn lao tù này với một thầy giáo cũng là phạm nhân án chung thân kia lại tài sản vô giá với Dũng và X trong đường đời sau này. Có thể lắm chứ, những kỹ năng bác dậy sẽ cứu mạng hai người trong giông bão cuộc đời đẩy đưa. Mọi thứ biết đâu mà lần phải không nào?
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199