Những ngày Tết còn lại sau đó là chuỗi ngày tôi liên tục lạy hồn, lạy… như chưa từng được lạy, đầu tiên là ở nhà Tiểu Mai:
– Dzô con ! – Ba Tiểu Mai nâng cái ly lên.
– Con.. ấc… lạy bác… con xỉn….. ! – Tôi nấc cụt nói không thành câu.
– Hơ, uống ít vậy giang hồ coi ra gì ? – Bác trai vừa sửng sốt, vừa cố nín cười.
– Bữa đó… con lỡ mồm… ấc… con lạy… bác tha cho…. ! – Rồi tôi buông luôn cái ly mà nằm vật ra ghế, ngủ cái ót chả biết gì sất.
Kế tiếp là đến ông anh bá đạo:
– Mày dạo này ngon ta, xỉn say về nhà, tao về nói ba mẹ mới được !
– Em… lạy anh… ấc…. em lỡ dại… đừng nói…. ! – Tôi vừa lè nhè vừa mếu máo.
– Muốn tao không nói thì ngày mai tao thèm ăn gì là phải mua đó, biết không con trai ? – Vừa nói ổng vừa dứ dứ nắm đấm vào đầu tôi.
– Dạ… em nhớ mà… huynh… ! – Tôi mừng rỡ gần như quỳ thụp xuống.
May phước là những ngày này ba mẹ tôi thường hay sang nhà họ hàng với bạn bè để chúc Tết, chứ nếu ở nhà mà biết tôi say xỉn thế này thì tôi có mấy cái mạng cũng không đủ sống.
Sau đó là đến bọn Khang mập sang nhà rủ đi chơi:
– Đi chơi Nam ơi, Tết nhất gì ngủ ở nhà không vậy mậy ? – Thằng mập đạp tôi lăn khỏi giường.
– Tao lạy tụi mày, để tao ngủ… mệt quá ! – Tôi lè nhè nói
– Đi mày, anh em qua rủ đi một bữa, không đi là không nể mặt ! – Nói rồi nó kéo đầu tôi ra ngoài.
Ít phút sau, tôi nhăn nhó mà đạp xe loạng choạng:
– Tụi mày chạy.. chậm chậm thôi, tao lạy tụi mày… chóng mặt quá ! – Tôi than thở khi chầu nhậu lúc trưa vẫn còn dư âm trong cái đầu đang váng vất lúc này.
– Bố khỉ cái thằng bệnh hoạn, mới nứt mắt đã bày trò nhậu nhẹt ! – Luân khùng nóng gáy.
– Bày trò cái đầu mày… tao nhậu với ba vợ nhá…. ! – Tôi lè phè quờ quạng đáp.
– Tao không cần biết, anh em tụ họp là phải đi ! – Dũng xoắn hừ mũi rồi xung phong nhảy qua chở tôi.
Kết quả của lần khăng khăng rủ đi chơi hôm mồng năm Tết lần đó là Tuấn rách được một phen mất vía khi tôi thay vì ném cái phi tiêu vào hồng tâm thì lại ném cái vèo sượt qua đầu nó rụng mấy cọng tóc ở khu công viên trò chơi, rồi lại quờ quạng dắt xe hất đổ nguyên nồi chè nóng của người bán quán ở gần khu ăn uống, rồi tôi còn thiếu điều xắn tay áo lên mà định múc luôn hai nhỏ con gái chạy xe ngang qua mặt tôi đột ngột làm hết hồn mà té lăn ra đất:
– Thằng xỉn này, đi về ! – Khang mập xách đầu tôi trở về nhà.
– Uống bia không ku ? Tao dạo này… ấc… thấy bia ngon hơn Sting ! – Tôi lại giở giọng lè nhè say xỉn.
– Dẹp mày đi, ngủ cho đã rồi vài bữa đi học lại ! – Nó tống cổ tôi vào nhà rồi hậm hực bỏ về sau khi tốn hơn trăm ngàn tiền đền bù cho nồi chè tôi hất đổ.
Và lại tiếp tục lạy qua điện thoại:
– Anh lạy em… anh mệt lắm rồi, bữa khác đi !
– Không, anh chưa đền bù vụ em giúp anh đó nha ! – Bé Trân giãy nảy.
– Để bữa khác anh đền, thế nha, cúp máy ngủ đây ! – Tôi nhăn nhó.
– Ơ… này…. ! – Trân sửng sốt.
Rồi cuối cùng, kết thúc chuỗi ngày chỉ biết lạy và lạy, tôi lúc này chắp tay đứng trước Tiểu Mai:
– Anh… lạy em… đi nhanh về sớm, đuối lắm rồi !
– Đưa tôi đi chơi mà nói đi nhanh về sớm ? Anh hay nhỉ ? – Nàng lừ mắt nhìn tôi.
– Không… đùa đấy…. đi nào, tới khuya cũng được ! – Tôi hoảng hồn tỉnh ngay tắp lự.
– Uống cho lắm vào, liệu hồn tôi ! – Nàng lạnh lùng đe doạ.
– Thì… ba em rủ uống mà…. ! – Tôi ngớ người khiếp vía.
– Đừng có bênh nhau, ba cũng nằm say khướt ở nhà, một mực bảo là anh rủ ba uống đấy ! – Tiểu Mai hừ nhạt đáp.
– Cái… gì…. ? – Tôi há hốc mồm ngạc nhiên không để đâu cho hết vì không dè mình bị… bán đứng như vậy.
Mãi đến khi ba tôi bê chậu hoa mai lên sân thượng cất trở lại, và thủng thẳng hỏi bằng một giọng điệu khó hiểu mà khiến tôi điếng hồn lạnh gáy, thì tôi mới biết rằng mùa Tết năm nay đã chính thức kết thúc một loạt những ngày say xỉn của tôi:
– Sao năm nay bia nhà mình hết nhanh thế nhỉ ? Đứa nào túng quá chôm đem đi bán rồi à ?
Buổi sáng của ngày đi học đầu tiên vào học kỳ mới, tôi tranh thủ dậy sớm rồi phóng xe sang nhà Tiểu Mai để đón nàng đi học. Cảm giác uể oải vẫn còn trong người, phần vì những chầu say bí tỉ vừa qua, phần vì hơi oải… sau khi nghỉ Tết thả giàn lại phải vào học tiếp.
Đến trước nhà nàng, tôi dừng xe ở cổng rồi đưa tay nhấn chuông cửa:
– Kính… coong…. !
Tiểu Mai trong tà áo dài tinh khôi bước liền ra ngay sau đó:
– Đúng giờ ghê hén ? – Nàng hấp háy mắt.
– Ừ, không trễ học thì khốn ! – Tôi đáp.
– Trễ sao được, từ đây chạy qua trường mất mười phút chứ mấy ! – Nàng tiếp lời.
– Thế nên mới lo, bữa nay anh không chạy nhanh được ! – Tôi vờ rầu rĩ.
– Tại sao ? Anh chạy bình thường cũng kịp giờ mà, đâu cần phải chạy nhanh !
– Phải chạy chậm chứ, bạn gái anh yếu đuối cần được chở che, chạy nhanh gió bay mất bạn gái anh thì cô đơn tội nghiệp anh lắm !
– Quỷ sứ, giỏi chọc người !
– Hì hì, lên xe đi !
Tôi gãi đầu cười khì rồi nhìn lom lom vào trong nhà:
– Ba em đi thật rồi à ?
– Ừa, vừa ra sân bay hôm qua, sao anh lại hỏi vậy ?
– Èo… lần gặp nào mà ba em cũng rủ nhậu vậy chắc anh chỉ có nước trốn !
– Thách anh trốn, xem có… hối hận không ?
– Sao phải hối hận ?
– Vì độc thân suốt kiếp, hì hì !
Đường phố sáng sớm hãy còn vắng người qua lại, tôi chầm chậm đạp xe đưa Tiểu Mai đến trường trên con đường quen thuộc hằng ngày. Các học sinh khác lúc này vẻ như cũng có phần uể oải khi phải đi học trở lại sau những ngày Tết nghỉ ngơi thoải mái.
Tôi lúc này bất chợt nhớ ra một thắc mắc mà tôi hôm giờ vẫn định hỏi thế mà cứ gặp Tiểu Mai là lại quên béng đi mất:
– À… em về đây học cấp 3, vậy những giải thưởng Piano thì sao ? Cũng bỏ không thi luôn à ?
– Ừa, em học đàn vì yêu thích chứ đâu phải vì giải thưởng ! – Nàng cười đáp.
– Tiếc nhỉ ! – Tôi tặc lưỡi gật gù.
– Vậy anh tiếc dùm em đi, để em đỡ tiếc, hì ! – Nàng lém lỉnh trả lời.
– Rồi… sau này học hết cấp 3, em định sẽ thế nào ? Về Nhật học tiếp đại học à ?
– Cũng chưa biết được, nhưng nhiều khả năng là vậy !
– Ừm…. !
– Sao thế ?
– Thì… lúc đó…. ở xa chứ sao !
– Có thể, nhưng quan trọng gì chuyện khoảng cách địa lý nếu anh yêu em ?
– Ừ… há…. !
Đúng vậy, quan trọng gì chuyện đó chứ, chỉ cần tôi yêu Tiểu Mai thì dẫu nàng có ở xa cách mấy đi nữa thì chuyện khoảng cách đâu phải là vấn đề. Mọi chuyện rồi sẽ có cách giải quyết mà thôi, giờ tôi chỉ cần biết rằng sáng hôm nay tôi đang đưa người yêu tôi đi học, và những ngày sau này cũng sẽ vẫn là như vậy, chỉ thế là đã đủ lắm rồi !
Vào đến trường, tôi xuống xe dẫn bộ, Tiểu Mai vẫn ôm cặp đi cạnh bên mặc cho ánh nhìn soi mói của bàn dân thiên hạ xung quanh. Giờ thì tôi đã hiểu rằng lí do vì sao mà Tiểu Mai có thể làm ngơ với những tình huống như vậy, bởi nàng đã quá quen với cảnh này từ hồi cấp 2 rồi.
Phòng học hôm nay vắng hơn bình thường, mọi khi đến giờ này là cả lớp đã có mặt gần đủ rồi, có lẽ vì một số vẫn còn đang ngủ nướng ở nhà trong tiết trời lành lạnh của mùa xuân. Nhưng mặc kệ điều đó, cửa sổ lớp tôi vẫn xanh mướt những tán lá cây vừa được tái sinh, vẫn hắt ánh nắng của buổi sớm mai như làm khoan khoái tinh thần những học sinh có mặt lúc này.
– Hết xỉn chưa mầy ? Trả tiền tao nồi chè, mau ! – Khang mập rống lên khi thấy tôi bước vào lớp.
– Suỵt…. tổ bà…. ! – Tôi hoảng vía ra dấu im lặng vì Tiểu Mai đang đi cạnh bên.
– Nồi chè nào vậy anh ? – Nàng ngạc nhiên hỏi sau khi nghe thấy.
– À… hôm bữa… anh đói quá nên… ăn hết nguyên nồi chè nhà nó ! – Tôi ngớ người dóc tổ, vì nếu để Tiểu Mai biết được tôi quậy phá bên ngoài là xem như xong đời.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209