Sự nghiệp học Thái Cực quyền bất đắc dĩ của tôi chỉ kéo dài vỏn vẹn trong hai ngày, ngày đầu tiên là đả bại ái nữ môn phái này, ngày thứ hai là….
– Ê mày, sư phụ ra kìa ! – Tuấn rách huých cùi chỏ vào hông tôi khi hai thằng vừa khởi động xong đang ngồi tập trung ở giữa sân cùng mọi người.
– Ừm, thấy rồi ! – Tôi gật đầu nhìn theo hướng tay chỉ của thằng bạn.
Vị sư phụ Trần gia Thái Cực quyền đạo mạo bước vào lớp, tôi trông vị này dáng người quắc thước và thập phần khoan thai, bước đi rất thư thái nhẹ nhàng, hệt như vừa đi vừa kết hợp bộ pháp vậy, hoàn toàn không cảm nhận được một chút lực trọng trường nào trong từng bước đi của người này. Gương mặt có phần thâm trầm ẩn sau ánh nhìn thân thiện cùng nụ cười hiền hòa, chắp hai tay sau lưng trong chiếc áo sơ mi dài tay kiểu Trung Quốc, tôi ước chừng vị sư phụ này khoảng trên dưới bốn mươi tuổi.
Trần sư phụ đủng đỉnh bước ra sân tập, đưa mắt nhìn hết một lượt mọi người trong sân, thoáng dừng lại vài giây ở chỗ hai thằng tôi đang đứng rồi cất tiếng:
– Mọi người khởi động hết rồi chứ ?
– Dạ rồi, sư phụ ! – Tất cả đồng thanh đáp.
Từ trẻ con, thiếu niên, thanh niên đến cả người lớn trung niên cũng đều gọi vị này là sư phụ, đây là một điều không lấy gì làm lạ lùng khi gia nhập vào một võ phái có tính cổ truyền. Và trong sân lúc này, chỉ có một điều lạ lùng, đó chính là… tôi.
Vì khi mọi người gọi vị này là sư phụ, thì tôi lại gọi là… thầy !
– Dạ rồi, thầy ! – Tôi trả lời khi được hỏi, thằng Tuấn rách không để ý cách xưng hô của tôi, nó vẫn gọi vị trưởng tràng trên sân là sư phụ.
Ngay tức thì, hết thảy mọi người đều quay sang nhìn tôi bằng một ánh nhìn của xã hội dành cho một thằng lạc loài không cùng đồng loại.
– Thằng này gan, nó tưởng đi học trên trường hay sao mà ! – Một ông mãnh con xì xào.
– Sắp bị sư phụ xử đẹp rồi ! – Người khác thì thào.
Tuấn rách không hiểu mô tê gì sất, nó cũng há hốc mồm nhìn mọi người xung quanh rồi quay sang nhìn tôi, cũng hùa theo mà xúi:
– Gọi sư phụ đi, học võ mà mày !
– Im ! – Tôi nhăn mặt đáp khẽ.
Trần sư phụ nhìn tôi đăm đăm rồi quay sang Thu Sương, khi thấy ái nữ của mình cười gật đầu thì ông ấy mới bước lại gần tôi, ôn tồn cất giọng hỏi:
– Sao con gọi ta là thầy ?
– Dạ… con đã có sư phụ rồi ! – Tôi lí nhí đáp.
– Trước đây đã từng học võ ? – Trần sư phụ hỏi tiếp.
– Dạ ! – Tôi gật đầu.
– Vịnh Xuân quyền ?
– Dạ, sao… thầy biết ?!
– Chuyện của con, ai mà chẳng biết !
Nói rồi Trần sư phụ vỗ vai tôi cười lớn khiến tôi đần mặt ra chả biết nói gì, nhỏ Thu Sương lúc này lại bất thần chen vào:
– Học võ rồi khác lại muốn vào đây học tiếp, hay là thích chứng tỏ, anh Nam ?
Tôi giờ đây chỉ biết há hốc mồm ra với con nhỏ xinh xắn kiêu kỳ đang châm dầu vào lửa phía đối diện:
– “Ơ cái đệch….. ! ”
Quả thật chuyện một người học nhiều loại võ công thì không ai cấm, nhưng ở các môn phái mang tính chất cổ truyền và có tiếng tăm thì việc võ sinh của mình sang phái khác học thêm, hơn thế nữa lại còn đả bại võ sinh bên đó thì gần như là gửi thư tuyên chiến, mang ý đồ muốn hạ bảng võ đường vậy. Tôi biết tình hình mình lúc này đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc khi xung quanh mình, ngoài thằng bạn đang đần mặt ra thì hết thảy còn lại đều là… những người không có mấy thiện cảm với tôi.
Thử tưởng tượng mà xem, một thằng chân ướt chân ráo vào ghi danh học võ, giả vờ mình chưa biết võ công, rồi ít phút sau đó đánh bại môn sinh trong phái bằng một loại quyền pháp lạ hoắc, ai cũng sẽ nghĩ rằng thằng này một là thích chứng tỏ bản thân, hai là muốn… ăn cắp bí quyết bản phái.
Thế nên lời của nhỏ Thu Sương lúc này là hoàn toàn chính xác, đẩy tôi ngay vào vị thế tình ngay lí gian, may thay Trần sư phụ đã nghiêm mặt nạt ái nữ của mình:
– Thu Sương, đừng lộng ngôn !
Nhỏ Thu Sương lúc này ra chiều bất mãn lắm, xụ mặt xuống vờ dỗi rồi khoanh tay lại hứ một tiếng, đưa mắt nhìn tôi đầy nộ khí, hiển nhiên tôi biết nhỏ này còn cay vụ bị tôi tốc chiến tốc thắng lắm, nhưng chẳng thể ngờ là trên đời lại có một đứa con gái hiếu chiến và hung hăng đến như vậy.
Mặc kệ đám đông võ sinh đang xì xào xung quanh, Trần sư phụ nhìn tôi hỏi:
– Lần trước là Thu Sương sai, ta xin lỗi con, lần này ta chỉ muốn hỏi, con thật muốn ghi danh học Thái Cực quyền ?
– Dạ… đúng… ! – Tôi ấp úng trả lời, trong đầu thầm nghĩ đến vụ thỏa thuận với thằng Tuấn rách là đi học cùng nó, thế nên đành phải gật đầu xác nhận.
– Nếu vậy con phải gọi ta một tiếng là sư phụ ! – Vị này tiếp lời.
Vâng, lại một lần nữa tôi lâm vào thế bối thủy trước mặt là địch sau lưng là sông, nếu tôi muốn đi học Thái Cực quyền cùng chung với Tuấn rách cho thằng này có bạn có bè thì tôi phải gọi Trần sư phụ một tiếng là ” sư phụ “. Thế nhưng ngay từ nhỏ tôi đã xác định, sống là truyền nhân ở phái Vịnh Xuân thì chết cũng có tên trong một nhánh gia phả của Vịnh Xuân quyền phái, nếu chỉ là xem qua các môn phái khác thì được, tuyệt đối không có chuyện nhận thêm một người nữa là sư phụ. Bởi ở quê nội, người đã dạy dỗ thằng nhóc yếu ớt năm nào là tôi thì muôn đời tôi vẫn gọi người là sư phụ.
Thế nên chả biết lấy dũng khí ở đâu ra, tôi cương quyết nói ngay:
– Đời này con chỉ bái một người làm sư !
– Vậy con không học ở đây được rồi ! – Trần sư phụ lắc đầu đáp.
Quay sang nhìn Tuấn rách, thấy thằng này mặt chảy dài ra như trái dưa leo nom đến tội nghiệp, tôi đâm ra bùi ngùi, bèn gãi đầu đề nghị:
– Nhưng… con muốn học…. !
– Gọi ta là sư phụ, và tuyệt đối không dụng Vịnh Xuân ở đây, con sẽ là võ sinh của Thái Cực quyền, còn ngoài đời thì sao cũng được !
– Con…. gọi bác là thầy, được không thầy ?
– Nếu là học văn hóa ở trường thì con sẽ có rất nhiều người thầy, còn như con đã nói, sư phụ thì chỉ có một thôi !
Trần sư phụ cười cười nhìn tôi mà giống như đang bức tử, bây giờ tôi mà bái vị này làm sư thì là đại nghịch bất đạo với sư phụ ở nhà, mà bỏ thôi không học nữa thì là thất ngôn bất nghĩa với thằng bạn. Tình thế oái ăm này do nhỏ Thu Sương đầu têu gây ra này đã khiến tôi nhất thời chết đứng vì chả biết nên làm thế nào, thêm cả nhiều người xung quanh đang nín thở hồi hộp đợi xem kịch hay càng khiến tình hình thêm phần căng thẳng.
Có thể bạn đọc sẽ nghĩ rằng tôi đang quan trọng hóa vấn đề và làm quá lên chuyện bái sư xưng thầy, thế nhưng ở góc nhìn cá nhân tôi và một số võ phái cùng các hệ nhánh của chúng, thì việc gọi một người là sư phụ không phải chỉ đơn giản là đóng tiền vào học, rồi gọi thầy mình là sư phụ được. Thầy là người hướng dẫn, dạy dỗ ta ở một phương diện nào đó, và ta có thể có nhiều người thầy trong đời. Còn sư phụ thì với tôi chỉ có một, là người hiểu rõ đồ đệ của mình và biết cách truyền dạy cho nó những gì tốt nhất và tinh túy nhất.
Quay trở lại với tình thế lúc này, khi mà tôi đang toát mồ hôi hột vì khó xử, Tuấn rách thì gãi đầu gãi tai thiếu điều định bỏ về quách cho đỡ nhục, mọi người xung quanh thì nhìn đăm đăm. Thu Sương ra chiều thích thú lắm, hóa ra con nhỏ này gọi tôi đến tiếp tục học là để méc với ba mình rồi mượn gió bẻ măng, nhờ chưởng môn nhân xử lí thế lực ngoại đạo.
-………… !
-………………. !
Trông thấy bộ dạng đau khổ của tôi, Trần sư phụ vẻ như hiểu rất rõ tình thế lúc này, và đã nói ra một lời đặc ân hiếm thấy:
– Cũng được, con có thể gọi ta là thầy, đồng thời có thể học Thái Cực quyền !
– Dạ… thiệt hả thầy… ?? Con cảm ơn thầy nhiều… ! – Tôi mừng rỡ hết lớn cảm ơn rối rít, phen này thì vừa không làm phật lòng thằng Tuấn mà lại còn được nhận vào võ phái nữa.
Hết thẩy mọi người ngay tức thì đều ngạc nhiên không kém, nhỏ Thu Sương thì trơ mắt nhìn ba mình mà chả hiểu mô tê gì sất, mấp máy môi định ngăn cản nhưng không dám hó hé nửa lời, Tuấn rách thì vỗ tay bôm bốp một mình giữa đám đông.
Trần sư phụ khoát tay ngăn lại tiếng xì xào bàn tán vừa rộ lên rồi từ tốn tiếp lời:
– Con thấy vòng thái cực đồ giữa sân chứ ?
– Dạ thấy ! – Tôi đáp, đưa mắt nhìn về biểu tượng âm dương thái cực trên nền đất ở giữa sân tập.
– Ta và con chia nhau đứng ở cực dương và âm của thái cực đồ, chân không rồi khỏi vòng tròn âm dương ! – Trần sư phụ nói.
– Dạ… chi thầy ? – Tôi ngơ ngác.
– Trong vòng mười chiêu, nếu con có thể làm ta dịch chân ra khỏi vòng tròn thì con là người duy nhất ở đây được đặc cách gọi ta là thầy, và dĩ nhiên sẽ được học Thái Cực quyền của Trần gia !
– HẢ ? Mười… mười chiêu ?
– Ừm, sao ? Hay là mười lăm ?
– Không, ý là con… con được dùng Vịnh… à, dùng võ của con chứ ?
– Ừm, tất cả những gì con có thể làm, chỉ cần ta dịch ra ngoài vòng tròn thì con thắng !
-……… !
– Không cần suy nghĩ đâu, đây là cơ hội duy nhất của con đấy !
– Dạ…. chịu…. !
Đám đông tách ra nhường đường cho hai nhân vật chính tiến về phía sân tập rồi nhanh chóng quây lại thành một vòng tròn lớn xung quanh, hồi hộp căng mắt theo dõi trận đấu hi hữu có một không hai này.
Trần sư phụ ung dung bước vào cực dương màu trắng của thái cực đồ, tôi khá lúng túng đặt chân vào cực âm màu đen, thầm lo lắng khi nhớ lại cuộc nói chuyện 4 năm trước giữa tôi với sư phụ.
Đó là một chiều mát trời, khitôi đang ngồi gặm bánh mì sau bữa tập với mộc nhân ê ẩm hết cả tay, sư phụ tôi thì khoan khoái nhấp từng ngụm trà nóng hổi cạnh bên:
– Oàm… sư phụ, Vịnh Xuân mình thì là vô địch đúng hem ?
– Sao con nghĩ vậy ? – Sư phụ tôi cười hỏi lại.
– Thì con thấy võ mình xịn quá chừng mà ! – Tôi thủng thẳng đáp.
– Không hẳn đâu, trên đời không có gì là tuyệt đối cả, núi cao vẫn có núi cao hơn ! – Sư phụ cười khà khà xoa đầu tôi.
– Vậy… Vịnh Xuân mình sợ phái nào nhất hả sư phụ ?
– Ừm… không hẳn là sợ, mà chỉ là khắc tinh thôi !
– Vậy phái nào là khắc tinh của mình ?
– Xếp nhất là Nhu Đạo, sau đó là Thái Cực quyền !
– Sao lại là Nhu Đạo ?
– Khi nào con gặp người học võ này sẽ biết, khắc tinh hàng đầu của Vịnh Xuân phái đấy !
– Vậy còn Thái Cực quyền thì sao ? Con xem phim, thấy võ này chậm rì mà ??!!
– Sai rồi, Thái Cực quyền là đỉnh cao của tất cả tuyệt học đấy, nếu gặp đúng người thì….. !
– Thì sao sư phụ ? Mà so sánh thì bên nào mạnh hơn ?
– Về bản chất, Vịnh Xuân và Thái Cực có khá nhiều điểm tương đồng nhau, Vịnh Xuân chí nhu chí cương, còn Thái Cực thiên về phần nhu, nhưng lực cương mãnh trong nhu phát ra lại rất thống và rất kình !
– Thống…. kình…… ?
Trước vẻ mặt ngơ ngác của thằng đồ đệ nhỏ tuổi, sư phụ tôi lắc đầu cười xòa, ung dung nhấp ngụm trà rồi mới tiếp lời:
– Con biết ngọn giáo mạnh nhất và thuẫn khiên cứng nhất chứ ?
– Dạ biết !
– Ừm, nếu cả hai chạm nhau thì kết quả là đồng quy ư tận !
– Ý sư phụ là Vịnh Xuân với Thái Cực gặp nhau thì cả hai cùng chết à ?
– Không hẳn, giáo mạnh nhất có thể đâm thủng khiên cứng nhất, nhưng khiên cứng nhất cũng có thể chấn gãy giáo mạnh nhất. Còn về so sánh thì nếu Vịnh Xuân là giáo thì Thái Cực cũng là giáo, Vịnh Xuân là khiên thì Thái Cực cũng là khiên !
-……….. !
– Nếu giáo đánh giáo, khiên đánh khiên, theo con khi nào thì có một bên thắng ?
– Con… không biết !
Đến đây thì sư phụ tôi trầm giọng, người nhìn thẳng vào mắt tôi và dặn từng lời một:
– Giáo nào sắc nhọn hơn, khiên nào cứng cáp hơn sẽ thắng !
– Tức là….. ?
– Sau này, nếu con gặp người nào đó xuất thân từ Thái Cực quyền thì trừ khi nắm chắc phần thắng trong tay, không thì đừng đánh, nhất là với những người đã tập luyện lâu năm !
– Dạ…… !
– Lẽ thường thiên tài thì cũng không bì lại được với kinh nghiệm, nhớ rõ điều đó, nếu phải đánh với một võ sư Thái Cực có thâm niên, kết cục của con là tất bại !
– Con… nhớ rồi !
Chừng như vẫn chưa cảm thấy thoải mái lắm, tôi lại hỏi sư phụ:
– Vậy giả như con gặp Thái Cực quyền, có cơ hội cho con chiến thắng không ?
– Hoàn toàn không, nếu có thì là rất ít ! – Người lắc đầu đáp.
– Giả như có phần rất ít thì con phải làm sao ? – Tôi ương bướng tiếp tục tò mò.
– Lấy tốc độ bù vào khoảng cách ! – Sư phụ trả lời.
– Vậy thôi hở ? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên.
Sư phụ không tiếp tục giải đáp cho thắc mắc của tôi, mà chỉ cười hiền từ xoa đầu tôi bảo:
– Còn lại thì phải xem ngộ tính của con rồi, đệ tử ngốc à !
Sau hôm ấy, tôi cứ canh cánh mãi trong lòng vấn đề này, đó là với bản tính háo thắng của mình, tôi không đời nào chấp nhận được chuyện Vịnh Xuân lép vế trước bất kì võ phái nào khác. Thời gian dần trôi, tôi lớn lên theo năm tháng, thế nhưng trong tâm tưởng vẫn giữ nguyên quan điểm đó, đến tận ngày hôm này, tôi – một thằng con trai học lớp 11 vẫn nghĩ rằng: Vịnh Xuân quyền là vô địch thiên hạ, không hề có chuyện thủ bại trước bất kì địch thủ nào.
Mùa hè lớp 9, tôi đả bại Phệ đầu lĩnh của võ Tây Sơn một cách dễ dàng, mùa hè lớp 10 tôi hạ gục A Lý của Thái Lý Phật dù có hơi chật vật, và gần đây nhất tôi đã dập tơi tả thằng Minh Huy của Đài Quyền Đạo. Ngay lúc này, tôi dù có hơi lo lắng nhưng đã manh nha trong đầu một ý nghĩ rằng, tôi sẽ thêm vào danh sách liên tục toàn thắng của mình một đại diện bị đánh bại nữa của Thái Cực Quyền.
Ôi… tôi của ngày ấy, nông nổi và hời hợt, chỉ qua những lần chiến thắng may mắn với những địch thủ cùng tuổi mà đã tự kiêu tự đại coi trời bằng vung, cho rằng bản thân mình sẽ mãi mãi chiến thắng. Dù đã cố nép mình sau lớp vỏ bọc khiêm tốn và phớt đời, thế nhưng tôi vẫn thừa nhận rằng mình ham mê vị trí độc tôn đứng trên tất cả hơn bất kỳ ai, tôi muốn mình là lãnh đạo, làm gì cũng phải xếp nhất.
Tôi có khiêm tốn thật đấy, với bạn bè, với Thu Sương, chính ra là với những địch thủ yếu hơn mình, tôi chỉ là một cầu thủ lớn của những trận bóng nhỏ, và cái khiêm tốn của tôi đích thực là một cái tên được đặt cho phần tự kiêu trong mình.
Học kì II của năm lớp 11, tôi lần đầu tiên nếm mùi thất bại ở khía cạnh võ thuật, một thất bại toàn diện nhưng lại thập phần tâm phục khẩu phục mà không hề có một chút bất mãn nào.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209