Tôi nhận đề Toán từ tay thằng mập, và thằng mập nhận đề từ tay thằng Luân, thế là đủ biết hai thằng khác đề nhau rồi. Cầm trên tay đề A, tôi liếc nhìn thằng mập sau lưng, thấy cái mặt nó chảy dài ra như trái dưa leo là hiểu luôn, nó đang nhìn đề B bằng ánh mắt đau khổ và bất lực.
– ” Thôi, đôi ta hết duyên từ đây rồi, mập ơi ! ” – Tôi thở dài ngao ngán rồi quay lên trên, chăm chú vào đề bài trên tay của mình.
– Bắt đầu tính giờ làm bài, các em có 45 phút nhé, đề của ai thì nhớ ghi tên người đó vào trên đề ! – Thầy Toàn ngồi ngay bàn đầu nói to.
Nhìn vào đề Toán thì theo tôi đánh giá là không khó, nhưng hơi dài, nếu làm hết tốc lực thì cũng phải mất tầm 30 phút chứ không đùa, mỗi câu cuối giải quỹ tích là hơi khoai, còn lại chỉ cần tỉ mỉ chút là xong.
– “Ok, chiến nào ! ” – Tôi bẻ tay răng rắc, hăm hở lôi cái máy tính Fx-570 ra, thoáng tự hào vì hóa ra mình chả cần ôn bài cũng được bét lắm không mười thì cũng chín điểm.
Tôi tự làm thì không thành vấn đề, tính toán với vẽ viết nhanh như lốc cuốn, tay gõ máy tính lia lịa, đang hí hoáy tập trung thì chợt nghe tiếng… thằng mập chí thân đang cắn bút rồm rộp sau lưng mình.
Không cần phải nghĩ chi cho sâu xa, chắc chắn là nó đang bí lù rồi, thây kệ, làm tiếp chứ biết sao giờ, khác đề mà. Thế là tôi lại tiếp tục lọ mọ làm bài, nhưng chỉ vừa làm thêm được vài phút là trong đầu tôi lại lóe lên một ý nghĩ:
– ” Khoan, cái vụ đề A đề B này thì quá quen rồi, trừ khi là các môn học bài thì thầy cô còn nghĩ ra nhiều câu hỏi khác nhau được, chứ nếu là các môn tự nhiên tính toán thì ra cái đề đã mệt rồi, nói gì đến ra khác nhau 100%. Chắc sẽ là… dạng bài của hai đề giống nhau, nhưng chỉ đổi số khác nhau thôi đây ! ”
Thế là vận dụng… thiên lý nhãn, tôi đề A lé mắt nhìn sang đề B của nhỏ bạn bên cạnh, và quả nhiên là sau một hồi nhìn đau cả mắt thì tôi cũng có thể chắc chắn được rằng, hai đề A và B giống nhau, chỉ khác ở khoản số học mà thôi.
– Ê…. ! – Tôi dựa người ra sau, khẽ nói vọng xuống dưới.
– Hở ? Gì ? – Khang mập mừng húm hỏi ngay.
– Đề A với B công thức giống nhau, chỉ thay số thôi, tao cho mày…. ! – Tôi mới nói đến đó thì thầy Toàn bất thình lình quay xuống dưới.
-……… ! – Thằng mập biết ý, im thin thít.
Đợi thầy quay lên lại thì tôi nói tiếp:
– Tao cho mày xem bài tao, dựa vào đó mà làm ra bài mày, hiểu không ?
– Ừ, hiểu ! – Khang mập đồng ý ngay tút xuỵt.
Thế là lần này tôi ngồi dịch sang bên, kéo phần bài làm của mình về góc bàn để thằng mập đằng sau có thể nhìn được, còn tôi thì vẫn tiếp tục làm y như bình thường.
– Xê tay ra chút mậy… ! – Khang mập thì thào.
– Soạt….. ! – Tôi lại ngồi dịch ra tí nữa, hé tay mình lên.
Không khí cả lớp im phăng phắc, chỉ có tiếng gõ máy tính lộc cộc và tiếng lật giấy soàn soạt thỉnh thoảng vang lên.
– Sao ? Được câu nào chưa ? – Tôi quay xuống hỏi nhỏ.
– Chưa….. ! – Thằng mập lắc đầu.
– Cái…. gì… ? Mày giỡn hả ? Cho mày coi nãy giờ còn đâu ! – Tôi nhăn hí.
– Tao… thấy khác nhau mà, có giống đâu, biết gì mà thay số chứ ! – Nó thè lưỡi.
Đến đây thì tôi đã biết tại sao, hóa ra thằng mập này bữa giờ bỏ bê môn Toán đây mà, nên giờ nhìn vào quên luôn cả dạng bài mà không biết đường thay số vào chỗ này chỗ kia, chứ chỉ cần nhớ công thức là đã có thể ghép số vào được rồi.
– Bố thằng…. dốt này, học hành thế à…. ! – Tôi bực tức gằn giọng lí nhí, cúi mặt thật sát xuống bàn.
– Giúp tao đi.. ! – Thằng Khang lại nài nỉ.
– Đệch…. Cho mày coi còn làm không được thì bảo giúp sao nữa !
– Vài câu thôi cũng được, cho trên điểm trung bình mày ơi !
– Vấn đề là giờ… không lẽ… quay xuống giảng cho mày ?
– Sao cũng được, giúp đi, tao cho mày nguyên kí khô nai ở nhà tao, ngon lắm, ngon hơn cả khô bò !
Vâng, tôi không có gian lận gì cả, tất cả chỉ vì miếng ăn mà thôi…. !
– Người anh em, đưa đề bài của mày đây !
– Ừ…. ừ… !
Nhận đề B từ tay thằng mập, tôi lấm lét chuyển đề A của tôi xuống cho nó phòng trường hợp thầy Toàn bất thần xuống dưới kiểm tra thì nó không có bị sinh nghi vì thiếu đề bài. Tôi định bụng là sẽ giải đại cho thằng mập 3 câu trong đề để ít nhất nó cũng kiếm 6 điểm, còn tôi thì bỏ luôn câu quỹ tích mất thời gian cũng được, với tôi lần này thì 9 điểm là quá ổn rồi.
Chứ sao nữa, mình 9 điểm mà bạn 6 điểm còn hơn là mình 10 điểm mà nó 1 điểm, tôi thật là tốt bụng quá đi mà, chứ chả phải vì khô nai khô bò gì đâu nhé !
Thế là tôi đặt bút giải ngay mấy câu Toán vào luôn mặt sau tờ đề B của thằng mập, vừa làm vừa canh thời gian sao cho bạn mình còn kịp để chép lại.
Nhưng đúng là… có gian lận thi cử mới biết cảm giác ngồi trên lưng cọp nó hồi hộp như thế nào, bất kì một cử động nhỏ nào của thầy Toàn cũng đều làm tôi giật mình lo nơm nớp. Thầy húng hắng ho, tôi hoảng vía gấp giấy lại, thầy đứng lên bước ra cửa lớp, tôi thiếu điều muốn quăng luôn vở bút mà bỏ chạy vì hú hồn.
Và lần này thì thầy Toàn chắp tay bệ vệ đi từ từ xuống lớp giữa hai dãy bàn, hết nhìn sang bên này lại nhìn sang bên kia. Đến chỗ bàn cuối của đám hội tam hoàng thì thầy dừng lại, dựa lưng vào tường mà khoanh tay quan sát từ dưới lớp lên phía trên.
– “Bỏ xừ rồi, ổng ngay sau lưng thì làm sao mà chuyển “hàng ” cho thằng mập đây ! ” – Tôi thở vắn than dài.
Đang lo ngay ngáy không biết chừng nào thầy Toàn mới chuyển lên trấn giữ tuyến trên trở lại thì… tiên sư con nhỏ ngồi bên cạnh, chả biết nó rảnh hay sao mà lại đi cầm đề B của nó mà đứng dậy hỏi thầy:
– Thầy ơi, chỗ là số 45 hở thầy ?
Thầy Toàn cầm đề B nhìn vào rồi gật đầu nói nó:
– Ừ, đề B là 45 độ, tờ này bị lem mực in thôi, chắc bị mỗi tờ này thôi !
Nói rồi thầy trả lại tờ đề cho con nhỏ, tiện tay… mượn luôn tờ đề của tôi đang cầm trên tay mà nhìn lên:
– Đấy, mấy tờ khác đâu có bị lem, em cứ làm tiếp đi !
-……… ! – Khỏi phải nói, tôi lúc này run bắn lên, thiếu điều lăn ra xỉu luôn giữa lớp bởi chỉ cần thầy Toàn mà vô tình nhìn lên mã đề của tôi là sẽ biết ngay có gian lận.
Thế nhưng không, thầy Toàn không để ý đến mã đề của tôi:
– Em làm xong rồi à ? – Thầy hỏi tôi khi nhìn vào giấy kiểm tra chi chít chữ của tôi.
– Dạ, gần xong ! – Tôi hồi hộp đáp bừa.
– Ừm, tiếp đi ! – Thầy gật đầu rồi trả lại đề cho tôi.
Cứ tưởng tai qua nạn khỏi rồi, đang thở phào chuẩn bị nhận lại tờ đề B của Khang mập thì bất chợt thầy Toàn nhíu mày hỏi:
– Ủa ? Đề là 45 độ mà sao em vẽ cái góc này có 30 độ thế ?
– Dạ… ớ…. !
Tôi ngớ người, hóa ra cái hình vẽ trong bài làm của tôi là của đề A, mà đề A thì đúng thật là có góc hình học 30 độ, chỉ có đề B mới là 45 độ. Và thế là không riêng gì tôi mà cả thầy Toàn đều thoáng ngạc nhiên trong một giây rồi nhanh chóng xâu chuỗi lại vấn đề:
– Sao em làm đề B ? Ủa… đề này tên…… Khang…. ! – Thầy nhìn vào đề bài rồi gọi lớn.
Chuyện gì đến cũng phải đến, không cần phải quá thông minh lắm để hiểu ra vấn đề, thằng mập nãy giờ chắc cũng ngồi im nghe ngóng muốn thót tim ra ngoài, giờ bị gọi tên thế này thì nó cũng đã biết số phận của mình rồi.
Và tôi cũng thế, tôi biết mình tiêu chắc rồi khi thấy thầy Toàn cầm tờ đề A có tên tôi từ bàn Khang mập mà so sánh, thế rồi thầy đưa mắt nhìn cả hai thằng mà nói:
– Làm bài giùm nhau nhỉ ? Đúng là đôi bạn cùng tiến !
– Dạ… dạ…. ! – Khang mập run lẩy bẩy.
Tôi thì cúi gằm mặt không nói gì, trong đầu chỉ nghĩ đến hai vấn đề lúc này, đó là đang lầm bầm nguyền rủa con nhỏ ngồi kế bên ba hoa lúc nào không hỏi lại nhè ngay… lúc thầy ở gần nó mà hỏi mới đau chứ. Và vấn đề còn lại đó là quả này không vào bảng phong thần thì hơi phí.
Thầy Toàn không có động thái gì tiếp theo, chỉ tịch thu đề B của thằng mập rồi thay cho nó một tờ khác và nói:
– Hai đứa là bạn thân, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu nhỉ ?
-……… ! – Hai thằng tôi im lặng không dám trả lời.
– Thế làm bài tiếp đi, xong lấy điểm số hai đứa bây cộng lại chia đôi là ra điểm từng thằng, ngồi xuống ! – Thầy cất giọng lạnh lùng rồi quay đi.
Khỏi phải nói tôi và Khang mập lúc này vừa thẹn vừa sợ đến cỡ nào, thẹn vì cả lớp đều quay xuống nhìn chằm chằm vào hai đứa, sợ vì tên mình đã được viết vào sổ đầu bài, mà lại là cán sự Toán với lớp trưởng mới đau chứ.
– Tùng… tùng… tùng…. ! – Tiếng trống trường vang lên báo hiệu hết tiết học thứ hai, đồng thời cũng chấm dứt luôn 45 phút làm bài kiểm tra của 11A1.
Luân khùng đứng dậy thu bài rồi nộp cho thầy Toàn, sau cùng nó vác cuốn sổ đầu bài xuống dưới khi thầy đã bước ra khỏi lớp và cả phòng lúc này thì ồn ào như vỡ chợ, quay sang bàn tán hỏi nhau ì xèo.
– Nam, Khang gian lận kiểm tra, tráo đề bài cho nhau, haizz ! – Luân khùng thở dài ngao ngán, gấp bảng phong thần lại.
– Tiêu, xui quá đi mà ! – Thằng mập lắc đầu nói.
Tôi thì lúc này im thin thít, ngồi một hồi mới quay sang hỏi Khang mập:
– Rồi mày làm được gì không ?
– Không…. ! – Nó ỉu xìu thừa nhận.
– Đệch… học hành thế lại còn đi chơi ! – Tôi thất vọng.
– Vậy nãy mày làm hết không ? – Luân khùng thắc mắc.
– Chắc tầm 9 điểm ! – Tôi đáp.
– Mày 9, thằng Khang vẽ được cái hình chắc cũng… du di cho nửa điểm, ngon thì tròn 1 điểm, cộng lại chia đôi thì mỗi thằng vừa đủ 5 mà trên trung bình, cũng không đến nỗi ! – Thằng này lẩm nhẩm.
– Xui vã ra, ai ngờ con nhỏ Chi lại hỏi lúc đó mới ác chứ, không là trót lọt rồi ! – Tôi cay đắng đập tay xuống bàn.
Thế nhưng tôi chỉ làm bộ hầm hố được có nhiêu đó, bởi ngay tiếp theo là tôi đã thấy trước mặt mình, Tiểu Mai đang lạnh lùng bước tới gần. Cảm thấy một luồng hàn khí chạy dọc sống lưng, tôi vội thất kinh hồn vía mà đưa tay chỉ hai thằng bạn mình tránh chỗ khác, ý bảo… chuyện nhà tao, tự tụi tao đóng cửa giải quyết.
Hai thằng Luân và Khang biết ý, vội lảng đi ra ngoài mà tránh mặt Tiểu Mai, chỉ mỗi tôi lúc này là đang sợ mất vía ngồi im tại chỗ.
– ” Sát thủ bà bà tới rồi đây, bình tĩnh, bình tĩnh….. ! ”
– ” Rồi, bả ngồi xuống nè, coi nè…. ! ”
Y chóc mà, Tiểu Mai ngồi xuống ngay trước mặt tôi luôn.
– ” Nè… chuẩn bị chửi nè, một… hai……. ! ” – Tôi nghĩ thầm trong đầu.
– Anh làm bài được không ? – Tiểu Mai băng sương nguyệt lãnh hỏi nhỏ.
– Cũng… được… ! – Tôi lúng búng đáp.
– Khoảng mấy điểm ? Tính riêng anh thôi ! – Nàng lại hỏi tiếp.
– Tầm… 9 điểm ! – Tôi trả lời.
– Sao chỉ có 9 thôi ? – Tiểu Mai nheo mắt đầy ngụ ý.
– Anh.. bỏ câu quỹ tích, không kịp giờ ! – Tôi thú thật.
– Ừm… vậy được rồi !
Trái ngược với suy nghĩ của tôi, cứ nghĩ Tiểu Mai sẽ nổi trận lôi đình mà mắng xối xả tôi vì cái tội chơi dại giở trò gian lận trong khi kiểm tra chứ. Ấy vậy mà hên, chắc có lẽ nàng biết tôi là con người đầy nghĩa khí và hào hiệp với bạn bè. Huynh đệ chiến hữu gặp khó khăn thì sao mà tôi có thể khoanh tay đứng nhìn được chứ. Tiểu Mai hiểu cho tình cảnh của tôi mà không trách cứ câu nào, thật là cảm động quá đi, nàng đúng là hồng nhan tri kỷ của tôi đây mà!
Tiểu Mai không biết tôi đang nghĩ như vậy, nàng chỉ thở hắt ra rồi đứng dậy nói:
– Giờ đi ra ngoài, chuyện anh gian lận tôi sẽ tính sau !
– HẢ ? – Tôi đần mặt ra vì nãy giờ… toàn tưởng bở.
– Đi thôi, nhanh còn kịp ! – Nàng bỏ đi trước.
– Đi đâu vậy ? – Tôi vội vàng chạy theo sau mà hỏi lia lịa.
Tiểu Mai không quay lại nhìn tôi, nàng vẫn bước đi trước mà thản nhiên đáp:
– Đi gặp Dạ Minh Châu!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209