Tối đó, vừa về nhà là tôi phốc ngay vào máy tính, truy cập website google vốn là ông trùm trong lĩnh vực tìm kiếm, lọc cọc gõ:
– ” Lãng mạn là gì ? ”
Một đống các kết quả dài dằng dặc hiện ra nhìn một hồi mà hoa cả mắt, thế là tôi chọn đại vài kết quả ngay hàng đầu mà nghiên cứu:
– ” Lãng mạn là khoảng không gian, thời gian riêng hơi xa rời thực tế và làm tâm hồn con người trở nên bay bổng, phấn chấn, …… ! ”
Tôi nhíu mày suy nghĩ:
– Hôn thì cần gì phải bay bổng với cả phấn chấn vậy kìa ?
Thế là lại lăn con trỏ chuột xuống bên dưới, gặp ngay một câu trả lời bá đạo chưa từng thấy:
– ” Lãng mạn thực ra không phải là lãng mạn, mà là lãng mạng. Có nghĩa, lãng là lãng nhách, mạng là liều mạng, suy ra lãng mạng tức là liều mạng một cách lãng nhách ! ”
Đến đây thì tôi thất kinh hồn vía mà ngã bổ ngửa ra sau:
– Ôi đệch… có cả vụ này nữa à ?
Ngồi trằn trọc “ngâm cứu ” một hồi mà vẫn chẳng thể nào hiểu được lãng mạn theo ý Tiểu Mai có nghĩa là gì, và làm thế nào để gọi là “lãng mạn “. Thế nhưng tận trong thâm tâm tôi, có lẽ tôi đã từng kinh qua những khoảnh khắc gọi là “lãng mạn ” rồi, bởi có đôi lúc ở cạnh Tiểu Mai, tôi cảm thấy một cảm giác… không thể diễn tả được bằng lời, cứ như trên thế gian lúc ấy chỉ tồn tại hai đứa chúng tôi thôi vậy. Mãi nghĩ đến gần 12 giờ đêm thì tôi mới giật mình ngớ người ra mà nhớ rằng ngày mai kiểm tra một tiết Toán học mà nãy giờ quên béng đi mất.
– Thây kệ, để mai tính, kiểm tra Toán thôi mà, coi sơ qua công thức tí là xong ! – Tôi tự nhủ rồi vươn vai ngáp dài, phóng thẳng lên giường mà ngủ, không quên xoa xoa chỗ đau ở đầu sau cú ” lật bàn đèn ” khi nãy.
Sáng sớm hôm sau, tôi lò dò đạp xe sang nhà Tiểu Mai đưa nàng đi học cùng như mọi ngày. Bầu trời xanh trong mát rượi không một gợn mây càng làm tinh thần tôi khoan khoái hẳn lên, quên bẵng đi hai chuyện trọng đại là vụ rắc rối với Dạ Minh Châu và sáng nay có bài kiểm tra Toán.
Dừng xe trước nhà Tiểu Mai, nhấn chuông inh ỏi rồi đứng đợi một hồi thì nàng trong tà áo trắng tinh khôi bước ra, vừa chạm mặt thì đã khẽ cúi xuống nhìn tôi âu sầu ra chiều biết lỗi vụ xô tôi văng xoáy vào tối hôm qua.
– Sao thế ? Đi thôi ! – Tôi tảng lờ cho qua chuyện cũ.
– Ừm…. ! – Tiểu Mai líu ríu gật đầu rồi vội khóa cổng, ngồi lên yên sau xe tôi.
Biết sao được, chuyện tôi hụt hôn tối qua một phần cũng là do lỗi của tôi đã… không kiềm chế được bản thân, thế nên u đầu cũng là đáng tội, trách chi Tiểu Mai nữa chứ. Vậy mà lúc này, nàng vẫn canh cánh trong lòng vụ đó, ngập ngừng hỏi tôi:
– Đầu anh… hết đau chưa vậy ?
– Ừ, hết rồi, anh kim cang bất hoại thân mà ! – Tôi cười lắc đầu.
– Em xin lỗi nha, thực tình là hôm qua không có cố ý ! – Nàng ái ngại, khẽ níu áo tôi.
– Không sao mà, nhắc mãi ! – Tôi nhún vai đáp rồi vội trớ sang chuyện khác cho yên lành. – Tối qua em ngủ ngon chứ ?
– Ừa, bình thường, còn anh ? – Nàng hỏi lại.
– Quá ngon luôn, anh về nhà là lăn ra ngủ ngay ! – Tôi vỗ ngực.
Thế nhưng đó lại là sơ hở của tôi, khi mà vừa nói xong thì Tiểu Mai đã đập vai tôi hỏi:
– Bữa nay kiểm tra Toán mà anh không ôn bài, về nhà ngủ luôn ?
– Thì… ôn rồi, nhanh mà ! – Tôi lúng búng dóc tổ.
– Hay nhỉ, bài kiểm tra này thầy Toàn nói sẽ ra đề khó mà sao anh xem nhẹ vậy ? – Nàng lườm tôi sắc bén.
– Uầy, bất quá thì tí lên lớp ôn thêm, có gì đâu ! – Tôi nhăn nhó.
– Ừm, để xem, làm bài không được thì đừng có đổ tại này nọ nha ! – Tiểu Mai nheo mắt.
– Khỏi lo, anh là cán sự Toán mà em nói lạ lùng, tí làm bài vẫy bút tí là xong thôi ! – Đến đây thì tôi khoát tay chấm dứt chủ đề tra vấn về chuyện học hành của mình, tự tin tuyên bố hùng hồn.
Vẻ như cũng tin lời tôi, Tiểu Mai sau đó không hỏi thêm gì về vụ này nữa, chắc có lẽ dù gì nàng cũng biết Toán là sở trường bá đạo của tôi.
Và… khi điều không may có xu hướng xảy ra thì nó lại xảy ra, ngày hôm đó được tính là ngày xui nhất kể từ khi tôi ăn Tết đến giờ, và đầu đuôi cơ sự vẫn lại là thằng Khang mập.
Dắt xe vào bãi gửi xong xuôi, tôi với Tiểu Mai vừa đi dọc hành lang, vừa bàn vụ giải quyết chuyện giữa tôi với Minh Châu xem thế nào:
– Hay là tí nữa cũng như hồi trước, giờ ra chơi anh với em vào thẳng phòng A2 mà gặp nhỏ đó rồi nói chuyện luôn thể ! – Tôi đề nghị.
– Không ổn đâu, cứ sang lớp khác hoài thể nào cũng có chuyện, với cả đông người thì khó… xử sự lắm, nhất là anh nữa ! – Tiểu Mai lắc đầu nói.
– Anh sao ? – Tôi chưng hửng.
– Anh nóng tính quá chừng ! – Nàng thở dài đáp.
Nghe bị “sếp nữ ” phê bình khiển trách thì tôi hết ham cự cãi nữa mà biết thân biết phận, ngậm bồ hòn làm ngọt rồi im thin thít xách cặp đi thẳng luôn vô lớp. Vừa quẳng cặp lên bàn, chưa kịp ngồi xuống ghế thì thằng Khang mập đã khều khều tôi:
– Ê mày, nói cái này !
– Gì thế ? – Tôi thắc mắc.
– Tí nữa ấy, mày thích ăn gì không, tao mua ? Hay bữa sau đi chơi game, tao bao ! – Nó hạ giọng cười cười.
– Sao đây ? Nhờ vả gì đây ? – Tôi tinh ý nháy mắt hỏi lại.
– Thì… chút nữa kiểm tra Toán ấy, nhớ bày tao nha ! – Thằng mập lại thì thào nhỏ hơn nữa.
– Ặc, không được, thầy Toàn khó tính lắm, có gì là hai thằng bị đuổi đầu như chơi ! – Tôi tá hỏa tam tinh.
– Suỵt… nhỏ thôi ! – Nó đưa tay chặn họng tôi lại.
– Tao còn chưa ôn bài nữa này ! – Tôi lắc đầu lia lịa.
– Thì tao cũng vậy mà ! – Khang mập rầu rĩ.
– Mày sao mà không ôn bài đi ?
– Tao.. tối qua đi chơi với Huyền, về nhà thì…. !
– Thì buồn ngủ, xong để mai tính, đúng hông ?
– Ừ… sao mày biết hay vậy ?
– Thì tao cũng rứa mà, hề hề !
Thấy bộ tôi cười xòa, thằng mập lớp trưởng mừng húm tưởng tư tưởng lớn gặp nhau, đồng bạn tương llân mà tay bắt mặt mừng:
– Vậy tí nữa mày bày tao nha, kiểm tra một tiết mà thấp điểm thì chết tao !
– Thôi mày ơi… tao cũng chưa ôn bài mà ! – Tôi vẫn cương quyết.
– Nhưng mày là cán sự Toán, mấy bài kiểm tra này sao làm khó được mày chứ, mày giỏi quá chừng chừng ! – Thằng mập đểu giả, nó đánh ngay vào tử huyệt của tôi.
– Thì….. ! – Tôi quệt mũi, đã bắt đầu thấy bùi tai.
– Tao nhìn là biết mày không cần ôn bài cũng được mười điểm rồi, đi nhá, bày tao rồi có gì tao đãi một chầu ăn uống, rồi đi chơi game thả giàn ! – Nó lại tiếp tục chiêu bài dụ dỗ.
– Hây dà, chỗ bạn bè thì tao giúp mày thôi, chứ đừng đem của nải ra mà hối lộ, vậy là không có tốt đâu, nhá ? – Tôi trong bụng thì khoái chí tử như ngoài mặt vẫn ra bộ công chính liêm minh.
– Hê hê, huynh đệ tốt, vậy nhé, nhớ bày tao nha mậy ! – Khang mập tươi hơn hớn, mừng như bắt được vàng mà vỗ vai tôi bôm bốp.
Nhưng tôi đâu biết rằng ngay phút đồng ý “hỗ trợ ” thằng mập này thì tôi đã gần như tự đưa mình vào tử địa của… bảng phong thần. Đúng hệt như cổ nhân có câu, làm việc xấu thì trời đất không dung, quỷ thần đều biết. Khác nỗi là tôi với thằng mập không có làm gì xấu xa, chỉ là… giúp đỡ nhau trong thi cử mà thôi.
Tiết học Văn đầu tiên kết thúc, cả lớp tranh thủ năm phút nghỉ giữa giờ mà lật sách Toán ràn rạt để nhẩm lại các công thức chuẩn bị cho giờ kiểm tra một tiết Toán sẽ đến liền chỉ ngay sau vài phút ngắn ngủi.
– Ê thằng Dũng nó làm phao kìa ! – Thằng Chiến mồm mép bô bô hét toáng lên.
– Mày… điên à, tao đang… ôn bài đấy chứ ! – Dũng xoắn đỏ mặt tía tai khi mọi người xung quanh quay lại dòm nó.
– Ôn bài kiểu gì mà ghi công thức vô….. ! – Thằng Chiến chưa kịp nói hết câu thì đã bị Dũng xoắn nhét luôn mẩu giấy “phao cứu sinh” vào họng thằng mách lẻo.
– Câm ngay cho bố, muốn chết cả nút à ! – Dũng xoắn gằn giọng.
Thế nhưng Dũng xoắn không chỉ có một mình, khi mà ở dãy bên kia, thằng Tuấn rách cũng đang la bài hãi cả lên:
– Tổ sư, mày ghi công thức đầy bàn thế này tí thầy bắt tao à ?
– Uầy… không thấy đâu ! – Thằng ngồi kế bên hạ giọng.
– Không cái đầu mày, xóa ngay cho tao ! – Tuấn rách hầm hố.
– Rồi.. rồi, để tao xóa ! – Thằng kia hoảng vía ngay tắp lự.
Không chỉ riêng mấy thằng bạn tôi mà cả lớp lúc này thì hầu như đều nháo nhào cả lên bởi tính chất quan trọng của bài kiểm tra một tiết Toán vào đầu học kì mới. Dù có là lớp chọn thì ở đâu cũng có này có kia, với cả theo tôi, làm học sinh mà… chưa từng thử qua cảm giác một lần quay cóp thì chưa phải là học sinh. Bởi học là học mà sinh là sinh, tức là có đi học thì phải có sinh sự này nọ, thế nó mới vui.
Bên dưới các dãy bàn cuối cùng thì đỡ vả hơn khi thường thì thầy cô toàn ngồi trên bàn giáo viên mà quan sát lớp, vậy nên mấy tụi bàn đầu có gì thì hi sinh đầu tiên, còn các dãy bàn cuối may hơn là ít bị quan sát.
– Ôn bài chưa mậy ? – Luân khùng cười hỏi.
– Bố chả cần ôn, mấy cái này dễ ẹc ! – Tôi chạm tự ái vì giọng cười đểu của nó.
– Hơ hơ, lạng quạng tủ đè con nhé !
– Đè cái đầu mày ấy !
Thằng Khang mập cũng hùa theo:
– Mày tưởng Nam là ai, nó chả cần ôn Toán đâu nhá !
– Ừ, không biết nó như nào, nhưng mày thì cần đấy, mập à ! – Luân khùng lại bơm đểu.
– Tao… tao… ! – Thằng mập cứng họng ngay tắp lự.
Thằng Luân ngứa mồm định chêm vào câu nữa thì thầy Toán đã xách cặp bước đủng đỉnh vào phòng, gương mặt… vẫn phớt đời và cười bí ẩn như ngày nào.
– Các bạn, đứng ! – Khang mập vội đứng dậy hô lớn.
Giáo viên bước vào lớp thì cả lớp phải đứng dậy chào, đó gọi là lễ nghĩa giữa trò với thầy, chắc chắn ở đâu cũng vậy chứ không riêng gì trường tôi. Thế nhưng sở dĩ tôi lại nhắc đến chi tiết này là vì….
– Xủng… xẻng….. ! – Ở dãy đầu bàn, một con nhỏ lớp tôi chả biết vì hoảng vía quá hay sao đó mà đứng dậy gấp gáp, vô tình làm đổ luôn cái hộp đựng bút trên bàn xuống đất, bút thước giấy viết văng tung tóe cả lên.
Thầy Toàn đang bước tới bàn giáo viên, thấy vậy bèn dừng lại mà cúi xuống nhặt hộ bút thước cho vào hộp đựng giúp con nhỏ này. Vâng, nếu không có chuyện gì xảy ra thì đây sẽ là một cảnh tượng cảm động giữa thầy và trò khi mà học sinh làm rơi đồ, giáo viên hiền từ nhặt giúp. Thế nhưng tình huống cảm động lại không xảy ra, mà chỉ thấy con nhỏ đầu bàn lúc này đang run lẩy bẩy, và thầy Toàn thì vẫn bình thản trả lại hộp đựng viết cho nhỏ này, chỉ có khác một chút là trên tay thầy cầm nguyên xấp giấy nhỏ xíu xiu, hệt như mẩu “phao” cứu sinh của Dũng xoắn khi nãy.
– Lần sau giữ đồ cẩn thận hơn nhé, bút rơi xuống đất dễ bị thụt bi lắm đấy ! – Thầy Toàn nói.
-…… ! – Con nhỏ không nói được gì, lấm lét nhận lại hộp bút.
– Tên gì ? – Thầy Toàn lại hỏi.
– Dạ… tên… Linh…. ! – Con nhỏ lí nhí.
– Xấp giấy này là gì thế ? – Thầy nheo mắt.
– Dạ… công thức Toán…. ! – Nhỏ Linh lại càng run hơn nữa.
– Để học à ?
– Dạ…. !
– Học sao không ghi vào vở cho rõ, mà ghi lí nhí trong đây thế ?
– Dạ… con… con học quen rồi !
– Ừm… thế à ?
– Dạ….. !
Khỏi phải nói cả lớp tôi lúc này đang nín thở theo dõi hiện trường công tố viên đang buộc tội bị cáo như thế nào, bởi bất cứ ai cũng biết là mớ giấy nhỏ xíu ghi chi chít những chữ công thức Toán của nhỏ Linh là để quay bài chứ chả phải học hành gì sất. Thế nhưng lúc này chưa vào giờ kiểm tra, nên nhỏ này bảo đó là “tài liệu học tập” của nó cũng đúng, chả thể bắt bẻ gì được.
Thầy Toàn không nói thêm nhiều, mà đưa tay trả lại luôn xấp giấy cho nhỏ Linh trong sự ngạc nhiên của toàn thể cả lớp:
– Vậy thầy trả cho em, học gì ngộ thế, viết to hơn cho dễ đọc chứ, cận thị thì khổ đấy !
– Dạ… em cảm ơn thầy ! – Nhỏ này mừng rơn vì tưởng được tha bổng.
Nhỏ Linh tưởng được tha, bọn tôi cũng tưởng vậy và đang còn thắc mắc sao hôm nay thầy Toàn lại dễ tính đến thế thì…
– Mỹ Linh, lên bàn giáo viên làm bài kiểm tra nhé, bữa nay để thầy ngồi dưới lớp cho dễ !
-……. ! – Con nhỏ lập tức đớ người rồi khổ sở thu dọn cặp vở mà bước lên bục giảng, đặc cách ngồi vào… ghế nóng.
Hóa ra vì không có lí do gì để nói rằng nhỏ này đang chuẩn bị mớ công thức kia để gian lận kiểm tra, vậy nên thầy Toàn mới hạ chiếu thư mà cho nhỏ Linh lên bàn giáo viên ngồi, và tôi biết chắc chắn rằng đã ngồi ở trên đó thì có cho vàng cũng chả dám dại dột giở trò bởi áp lực tâm lí đã được đặt ra mất rồi.
– Cả lớp ngồi xuống, các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra 45 phút, hôm nay thầy chia ra hai để A và B, lớp trưởng và lớp phó học tập lên phát đề !
Liền ngay sau câu nói của thầy Toàn thì cả lớp đều mặt nhăn mày nhó khi biết bữa nay thầy lại chơi chiêu ra hai đề bài khác nhau, thế là hết ham hỏi han gì sất. Nhưng tôi với Khang mập lúc này còn hãi hơn, bởi nó ngồi ngay sau lưng tôi, thế nên chắc chắn không bao giờ có chuyện… hai thằng tôi sẽ trùng đề với nhau được.
– Thôi rồi, mập ơi ! – Tôi thở dài nhìn thằng mập đang lểu thểu bước lên nhận đề mà phát cho cả lớp.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209