Ngày trước, cứ khoảng hơn 10 giờ tối là tôi chễm chệ trên giường nằm xem tivi đến tận gần khuya mới đi ngủ, ngày nào cũng như ngày nào, và nhất là vào những kỳ nghỉ thì tôi có khi xem tivi đến gần sáng mới lăn đùng ra mà say giấc nồng. Thế nhưng bây giờ thời thế đổi khác, tôi không còn ham hố gì xem truyền hình nữa mà chuyển sang một thú vui tao nhã hơn, đó là… nấu cháo điện thoại.
– Sáng nay anh đi lựa mai với ba, toàn mấy cây rụng búp hay ít búp, đi mãi mà chẳng chọn được cây nào để chơi Tết ! – Tôi hí hửng kể lại.
– Lạ nhỉ, không có cây này phải có cây kia chứ ! – Tiểu Mai nói ở đầu dây bên kia.
– Ừ, vấn đề là mấy cây nhiều búp quá thì lại đắt tiền, mà chỉ chơi xong rồi bỏ thì phí quá, nên nhà anh định mua hẳn một cây mai thật ngon lành về chơi cho oách, hết Tết thì gửi nhờ ai đó làm nông để họ dưỡng mai giùm, năm sau chơi tiếp ! – Tôi ôm luôn cái điện thoại lên giường.
– Vậy cũng được, người có chuyên môn thì dưỡng cây tốt hơn mình rồi ! – Nàng trả lời.
– À, mà Tết tới thì ở nhà em có chuẩn bị gì không ?
– Nhà ở Nhật ấy hở ?
– Không, nhà em ở Phan Thiết ấy !
– Ưm… cũng không nhiều, làm cây thông nhỏ trang trí trước nhà, rồi trúc, rồi dây nơ !
– Ủa ? Tết chứ bộ Noel sao mà làm cây thông ?
– Hi, thì phong tục thôi, giống như nhà anh trang trí mai vàng vậy đó !
– Rồi còn gì nữa ? Mấy ngày Tết làm gì ?
– Không… những ngày Tết không làm gì cả, phái nữ bọn em được quyền không nấu nướng vào ba ngày đầu năm !
– Ớ… thế mấy ngày đó cạp đất mà ăn à ?
– Anh vô duyên nhỉ, hỏi vớ vẩn !
– Thì……. !
– Em sẽ nấu Osechi Ryouri vào những ngày giáp Tết, để mấy ngày sau là lấy ra ăn dần thôi !
– Cái gì… Ose…. gì ?
– Là những món ăn truyền thống, gọi chung là Osechi Ryouri, sau khi nấu xong thì em cho vào những hộp Juubakhông !
– Ừm, rắc rối nhỉ !
– Có mà anh không biết tiếng Nhật nên mới rắc rối, cũng như phong tục Việt Nam là kho măng hay thịt trứng vậy đó !
– Èo… à mà ba em chừng nào về ?
– Ngày mốt đó anh !
– Tức là… hôm nay 26 Tết, ngày mốt là 28 Tết, vậy chúc mừng em ha !
– Hi, hay Tết anh qua nhà em chơi đi, em giới thiệu anh với ba cho !
– Uầy, lúc trước ba em sửa cái lưng cho anh rồi, còn giới thiệu gì nữa !
– Ngốc, giờ là giới thiệu với tư cách khác chứ !
– Tư cách gì ?
– Thì… là bạn trai của em ! – Tiểu Mai có lẽ thoáng ngượng ngập ở phía bên kia.
– À, hì hì, mà nếu vậy thì ba em… có nói gì anh không ? – Tôi hỏi.
– Còn tuỳ biểu hiện của anh thế nào ! – Nàng trả lời.
– Anh… chưa ra mắt nhà em, thấy ghê quá ! – Tôi ái ngại nói.
– Không sao đâu, ba em vui tính lắm, anh cứ như mọi khi là được rồi !
– Không dễ đâu, con gái mình nuôi gần mười mấy năm trời, giờ tự dưng có thằng ất ơ nào đó tới rước đi thì bậc phụ huynh nào mà chẳng lo lắng !
– Ghê hôn, tính gì mà xa dữ vậy !
– Ừ, anh phải rước nàng về dinh chứ !
– Thôi đi ông, còn là học sinh mà nói chuyện như thanh niên trưởng thành ấy !
– Anh lớn trước tuổi mà, em không thấy sao, lúc nào anh cũng là chỉ huy thiên hạ nhé !
– Kiêu căng vừa thôi, có ngày hại thân bây giờ !
– Anh giỏi thì anh được quyền kiêu căng, hê hê !
-………… !
Sau chủ đề ngày Tết là đến chủ đề… tính chuyện tương lai, và kế đó hai đứa lại nói sang chuyện khác, cứ như có thể nói chuyện với nhau đến sáng luôn cũng được.
– Hôm giờ gần Tết nên buổi sáng trời lạnh, anh ra ngoài nhớ giữ ấm nhé !
– Em yên tâm, anh toàn ngủ tới trưa mà, nằm trong chăn ấm vô cùng tận, hê hê !
– Đồ lười, dậy tập thể dục hay phụ giúp gia đình đi chứ, anh như vậy thể nào bác gái cũng la cho mà xem !
– Ở đó mà la, anh là con út cưng đấy !
– Không dám đâu, làm như em không biết là cứ sau khi ăn anh lại phải rửa chén vậy, tay rửa chén chuyên nghiệp chứ gì !
– Này… anh kể ra là không phải để em ” chạm vào nỗi đau ” đâu nhé !
– Kệ, ai bảo lười, cô nào sau này vô phúc lấy phải ông chồng như anh thì chắc làm suốt ngày luôn mất !
– Không đâu, ai lấy anh thì có phúc lắm đấy, anh chiều vợ vô cùng !
– Chắc không ?
– Chắc như bắp Mĩ !
– Vậy ngày mai qua đưa em đi chơi nhé !
– Ngày mai…. á ?
– Ừa, sao đấy ? Chứ ai vừa bảo là chiều vợ lắm mà !
– Hế hế, em đã là vợ anh đâu mà bắt anh chiều, mai cứ nằm nhà ngủ đấy, làm gì nhau !
– Ngủ hoài, hai ngày nay em toàn ở nhà nè !
– Hớ hớ, thích ngủ đấy, em ở nhà tiếp bữa nữa đi !
– Tút…. tút… tút.. !
– Ớ…. này…. !
Vừa mới giỡn dại một câu mà Tiểu Mai đã dỗi rồi cúp luôn điện thoại, tôi nháo nhào cả lên mà bấm số gọi lại ngay:
-………. ! – Chuông đổ một hồi dài nhưng không có phản hồi.
– Nghe máy đi mà… nghe đi… ! – Tôi hoảng hồn cầu trời khấn phật.
-……….. ! – Tiểu Mai nhấc máy nhưng không nói gì.
– Thôi mờ… giỡn chút làm gì ghê vậy ! – Tôi một phen hú vía, vội giở giọng nài nỉ.
– Ai biết anh giỡn hay là làm thật, hứ ! – Nàng trả lời bằng giọng giận dỗi mà nghe dễ thương phết.
– Không, giỡn mà ! – Tôi vội đính chính ngay.
– Em không biết nhé, anh làm sao thì làm, bận gì thì cố giải quyết trong ngày để khoảng 6 giờ chiều qua nhà em là vừa !
– Chà, có gì quan trọng à ?
– Tự hiểu đi, đúng giờ đấy nha, muộn thì tôi… treo cổ !
– Em.. sao khoái doạ treo cổ người ta thế ?
– Em không có doạ người ta, mà là em nói với anh đó, người ta nào ở đây !
– Rồi, chiều mai đúng 6 giờ có mặt trước nhà, được chưa tiểu thư ?
– Hì, yêu ghê, vậy anh ngủ ngon nhé, em thức không nổi nữa rồi !
– Ừm, ai bảo em gọi điện làm gì !
– Thì… em gọi hỏi thăm bạn trai cũng không được à ?
– Quá được là đằng khác !
– Ồ ha, vậy 6 giờ chiều mai nhé, chàng !
– Duyệt, em ngủ ngon, nằm mơ thấy anh nhá !
– Em sợ ác mộng lắm, hì hì !
– Thế ngày mai ác mộng sẽ viếng thăm em, he he, thôi ngủ !
-………….. !
-……………….. !
-……….. !
– Sao còn chưa cúp máy ?
– Hì…. cộp…. tút… tút… tút…. !
Đợi Tiểu Mai gác máy trước rồi thì tôi mới yên tâm cúp theo, bao giờ cũng vậy, tôi luôn muốn là người sau cùng gác máy, vì tôi nghĩ phải nghe tiếng chuông cúp đường dây bao giờ cũng để lại một cảm giác như trơ trọi và có chút gì đó hụt hẫng, hay giả chăng cảm giác của người ở lại là không dễ chịu chút nào cả, thế nên tôi chỉ luôn muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất có thể cho Tiểu Mai mà thôi.
Đặt lưng xuống giường nhưng chưa ngủ vội, nằm ngẫm nghĩ lại những khoảng thời gian cùng với nhiều chuyện trải qua, tôi lại càng thêm bồi hồi. Quả thật là suốt hơn một năm vừa qua, tôi nợ Tiểu Mai quá nhiều, và nàng cũng vì tôi mà buồn không biết bao nhiêu lần. Chính vì vậy, bây giờ khi hai đứa đã chính thức yêu nhau rồi, khi tôi đã cảm nhận được hơi ấm và sức nặng của cái tựa đầu vào vai mình thì tôi lại càng biết được hạnh phúc nào cũng có giá của nó, đó là phải đánh đổi, phải trải qua nhiều chuyện thì mới có được hạnh phúc thực sự. Và trong niềm vui vô giá đó, việc giữ được hạnh phúc là một việc vừa vui, cũng vừa không dễ dàng chút nào.
Với tôi, không cần phải làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn, mà chỉ đơn giản rằng tôi sẽ làm mọi thứ tốt nhất dành cho Tiểu Mai, không phải là để đền đáp, mà là đã đến lúc tôi mang lại hạnh phúc cho nàng. Có lẽ yêu nhau ở lứa tuổi này theo một số người là hãy còn sớm, thế nhưng tình yêu thì làm gì có giới hạn tuổi tác, chỉ là vào một ngày tình yêu đến gõ cửa, và bạn là một người chủ nhà hiếu khách không thể từ chối lại sức hấp dẫn của thần tình ái mà thôi.
Vì vậy, dù ngoài miệng luôn tỏ ra tếu táo và vô lo nhưng tôi vẫn biết mình phải thay đổi bản thân, không thể như trước được. Tôi có thể đùa giỡn với bạn bè, nhưng nhất định phảphải đứng đắn đường hoàng khi bên cạnh Tiểu Mai, phải là chỗ dựa vững chắc của nàng.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209