Lại nói về Dạ Minh Châu, cô học trò mới của tôi. Sau cái hôm mà tôi cho cô nàng nghỉ sớm để về soạn lại đề Toán thì kể từ bữa đó trở đi, cứ đến hôm nào dạy kèm là tôi lại để Minh Châu giải đề mệt nghỉ, đến cả về nhà thì tôi cũng cho đề bài làm thêm. Mục đích của tôi chính là rèn dần cho Minh Châu cách giải Toán trong trạng thái bình tĩnh nhất, không bị các yếu tố thời gian và người giám sát ảnh hưởng đến tâm lí làm bài.
Mà quả thật là phương pháp dạy của tôi có hiệu quả rõ rệt, Minh Châu đã dần dà nắm được các chi tiết mấu chốt trong việc giải đề thi. Đó là học tốt rồi thì cứ bình tĩnh, tự tin và quyết thắng thôi. Xét về khóa học này thì tôi có thể rút ra được hai giá trị cốt lõi, đó là lý tính và cảm tính.
Về giá trị lý tính thì thực tình mà nhận xét, tôi thấy Dạ Minh Châu có hơi chậm tiến trong môn Toán. Xét sự thông minh và ứng biến nhanh nhạy thì tôi vẫn đánh giá bé Trân cao hơn một bậc, chắc có lẽ về học tập thì Minh Châu và Khả Vy làng nhàng y chang nhau. Tuy nhiên, tôi rất phục Minh Châu ở chỗ cực kỳ kiên nhẫn, bài nào giải không được thì quyết tâm giải cho bằng được mới chịu về. Chính vì điều đó mà có mấy phen tôi phải khốn đốn, như có lần nọ:
– Thôi về nhà rồi làm tiếp, tối rồi! – Tôi nhăn mặt đưa tay nhìn đồng hồ, đã gần bảy giờ đêm, và hai đứa đã ngồi lì ở thư viện suốt từ chín giờ sáng.
– Nam cứ về trước đi… mình chưa làm xong bài này thì chưa về! – Minh Châu cắn bút, tay gõ lọc cọc vô máy tính.
Hôm đó, mãi đến gần chín giờ khuya tôi mới được ăn miếng cơm vô bụng, nếu không phải vì thấy trong ánh mắt của Minh Châu hấp háy niềm vui khi giải được bài toán đó thì tôi đã lồng lộn la mắng um sùm rồi. Người gì đâu mà cứng đầu quá thể.
Nhưng lại có hôm, khi tôi dặn Minh Châu là chiều mới học vì buổi sáng tôi bận đi chơi với Uyển Nhi. Thì hôm đó tôi mải mê đá banh cùng Uyển Nhi với tụi hội bàn tròn, đến khi mặt trời đã khuất đằng sau đường chân trời trên biển rồi thì tôi mới sực nhớ ra là hôm nay tôi phải dạy kèm cho Minh Châu. Cuống cuồng ba chân bốn cẳng đạp xe hết tốc lực, ấy vậy mà khi tôi đến nơi, lòng cứ đinh ninh rằng Minh Châu đợi không thấy tôi sẽ quay về thì bất ngờ thay, trước mắt tôi là cô nàng hoa khôi trường Phan đang cặm cụi giải toán.
– Ui xin lỗi nha… mình quên mất! – Tôi ngồi xuống phía đối diện thở hồng hộc.
– Không… sao, mình cũng đoán là Nam có việc bận! – Minh Châu ngước mắt lên nhìn tôi, nhỏ nhẹ đáp rồi lấy trong cặp ra tập khăn ướt chìa cho tôi. –Lau mặt đi, mồ hôi kìa!
Thế là tôi đờ người ra mất mấy giây, tay cầm khăn lau mồ hôi mà bàng hoàng tự hỏi rằng cái sát khí của cô nàng đã từng mắng tôi là đồ phản bội đã biến đi đâu rồi. Chứ trước mắt tôi lúc này chỉ là một bí thư 11A2 đã từng mời tôi lên hát trong đêm giáng sinh, một cô nàng xinh xắn mà lại hiền lành nhẫn nhịn như mèo con.
– Đang làm gì vậy? Hôm nay… Nam đâu có đưa đề? – Tôi thắc mắc.
– Mình giải lại những đề cũ cho quen! – Minh Châu cười đáp.
– Ừ thế… giải được chứ? – Tôi nghe lòng mình tự dưng có một chút dao động nhẹ.
– Cũng được, mà chưa nhanh lắm! – Cô nàng hơi bối rối.
– Hôm nay làm tính giờ à? Bao lâu?
– Ừ… mười lăm phút!
– Khá hơn rồi, đề bài mới nè!
– Ừ… cảm ơn!
Từ đó, tôi lại rút ra thêm giá trị cảm tính. Đó là tôi rất phục những người chậm tiến nhưng biết chịu khó, lấy cần cù để bù thông minh. Thêm nữa, khi Minh Châu ngày càng tập được sự bình tĩnh trong khi làm bài, không bị thời gian và người xung quanh ảnh hưởng thì đến lượt tôi là người giám sát lại bị ảnh hưởng.
Càng tiếp xúc với Minh Châu, tôi càng nhận ra cô nàng này không chỉ có xinh đẹp không thôi mà lại còn rất đảm đang thục nữ. Đó là những bữa học từ sáng đến tối, Minh Châu biết ý tôi buổi trưa lười ra ngoài ăn cơm thường mua bánh mì cạp đại cho qua chuyện. Vậy nên những buổi học sau, cô nàng thường nấu cơm sẵn ở nhà rồi chuẩn bị thành hai phần cho hai đứa.
– Ngon! – Tôi chỉ thốt ra được mỗi từ đó rồi cắm mặt luôn vô ngăn cơm.
– Còn nhiều lắm, Nam từ từ thôi! – Minh Châu phì cười.
Có thể nói, Dạ Minh Châu là người duy nhất mang lại cho tôi một cảm giác gần giống với Tiểu Mai nhất trong mùa hè này. Trái ngược với Uyển Nhi ham chơi cứ thích làm theo ý mình thì Minh Châu khá điềm đạm và chịu khó. Chính vì lẽ đó, dù muốn dù không tôi cũng phải thừa nhận rằng mình đã bị cô nàng thu hút, không ở mức độ mạnh mẽ cho lắm nhưng tôi đã có dao động. Vì ngày qua ngày, tôi cứ luôn nhìn Minh Châu cặm cụi làm bài, mái tóc đen mượt tết thành bím hay có đôi khi để xõa qua hẳn một bên vai đã làm tôi phải cố tự nhắc mình luôn chúi mũi vào quyển sách trước mặt. Nhưng… vẫn không ngăn được có đôi lúc tôi lại thử cho phép mình nhìn hoa khôi của trường một chút.
Và lại còn hơn thế nữa khi mà con mèo đần Leo, có vẻ như thấy tôi bỏ đi suốt ngày nên dạo gần đây nó có vẻ hờn. Dù rằng càng ngày càng ú ra nhưng vẫn lanh lợi lắm, dạo sau đó cứ sáng ra tôi chuẩn bị đi dạy kèm là nó tự nhảy phốc lên giỏ xe của tôi mà ngồi chễm chệ.
– Xuống mày, leo lên đây làm gì, ở nhà chơi với mẹ đi! – Tôi nhấc bổng nó xuống.
Thế nhưng nó lại cứ leo lên cho bằng được, tôi cứ bỏ nó ra thì nó lại tìm đủ mọi cách lẽo đẽo theo. Đến cả lúc tôi đã dắt xe ra ngoài rồi mà nó vẫn còn bám đuổi, mắt ngước lên ra vẻ tội nghiệp. Nhìn cái cục bông gòn cứ quấn mãi chân mình, tôi hết cách đành phải cho nó vô giỏ xe luôn. Thây kệ, chắc ở nhà miết cũng buồn đây mà.
Dĩ nhiên, Minh Châu thấy tôi đem theo mèo đần thì vui lắm. Thế là những hôm sau, cô nàng có làm thêm phần cá chiên để con Leo được tẩm bổ. Mà con mèo mập này thì sẵn tính ham ăn, thấy cá chiên thơm phức là phóng ngay tới ăn lấy ăn để. Dần dà, nó cũng đã quen hơi với Minh Châu, cứ thấy cô nàng là lại xáp xáp vô la liếm đòi ăn cá.
– Hi, bên này nè Leo! – Giờ nghỉ trưa, Minh Châu nựng nịu mèo đần, tôi thì bỏ ra ngoài ngồi chơi, hơi bị lo lắng con mèo kia có khi nào quên mất cô chủ Tiểu Mai của nó rồi không.
Cũng có hôm đẹp trời, khi Minh Châu xuất thần giải Toán xong sớm thì tôi quyết định thưởng cho cô nàng một chầu chè gọi là lấy tinh thần. Hai người một con mèo, hai chiếc xe đi sóng đôi nhau trên đường biển Nguyễn Tất Thành. Ánh đèn vàng vọt soi rõ bóng chúng tôi, có đôi lúc như vô tình làm cho cảm giác hai đứa tựa hẳn vào nhau. Nhưng tụi tôi còn chưa kịp tìm quán chè thì bất ngờ thay, và cũng… bất hạnh thay, đám lớp A2 xui rủi thế nào đi chơi cùng nhau lại bắt gặp hoa khôi lớp mình đang đi cùng…kẻ thù lớp khác.
– Ủa, Minh Châu? Sao lại đi cùng…. ? – Một con nhỏ ngồi sau xe thằng từng ngồi cạnh tôi năm lớp 10 hỏi.
– Mình…. ! – Minh Châu cũng nhất thời không biết phải trả lời sao.
– ………! – Tôi thì lại càng đờ ra hơn nữa, cố né ánh mắt thù hằn ghen tị của mấy thằng con trai phía bên kia.
Mà thề luôn là tôi có nghe thằng lỏi nào đó xì xào:
– Biết ngay là nó kết em Châu mà, nhỏ Mai mà biết thì vỡ mặt!
– Đi cùng tụi này luôn không? – Nhỏ kia lại hỏi.
– À… ! – Minh Châu bối rối, bây giờ đi riêng với tôi cũng không được mà đi chung với các bạn cùng lớp cũng không xong.
Tôi thì nhìn Minh Châu bằng ánh mắt muốn nói rằng cứ đi với tụi bạn đi, cho tôi đỡ bị làm khó khăn, và cũng để cô nàng dễ ăn nói. Thế nhưng vẻ như Minh Châu đã hiểu sai cái bộ dạng nhăn nhó của tôi:
– Mình hôm nay bận đi với Nam rồi, hẹn mọi người khi khác ha!
Thế là xong đời cô lựu, đám tụi 11A2 tuy bỏ đi nhưng lại xì xào bàn tán, và hơn hết là tôi biết tụi nó đang tưởng tôi là cái thằng sở khanh bắt cá hai tay, tòm tem sau lưng bạn gái. Tối hôm đó, tôi với Minh Châu ăn chè cùng nhau mà chẳng ai nói với ai câu nào. Cũng may là còn có con mèo đần chạy loanh quanh làm trò đỡ ngượng, chứ không thì thật tôi chẳng biết hai đứa còn phải đóng vai câm lặng đến bao giờ.
Khi đưa Minh Châu về đến nhà là trời cũng đã về đêm, dưới ánh đèn vàng gần khu di tích Bác, trong những làn gió mát dịu nhẹ mơn man được thổi lên từ phía bờ sông Cà Ty, tôi bất giác lại hỏi:
– Có còn muốn… đi dạo Phan Thiết như hồi trước không?
Thật tình là tôi chỉ muốn làm tròn lời hứa thôi, chứ không có ý gì khác. Minh Châu vẻ như cũng biết điều đó, cô nàng chỉ thoáng cười nhẹ gật đầu:
– Ừ, hôm nào rảnh sẽ nhờ Nam, ngủ ngon! – Rồi quay bước vào nhà.
Vậy đấy, đã từng có một khoảng thời gian tâm trí tôi bị Minh Châu choáng lấy. Không biết là do cô nàng có tính tình khá giống Tiểu Mai, và Tiểu Mai lại đang ở xa nên tôi mới bị dao động hay là thực sự tôi có chút xao xuyến với Minh Châu rồi chăng?
– Meow…. !
– Nhìn cái gì? Về mày! – Tôi búng tay vào trán con mèo đần đang tròn xoe mắt kêu meo meo rồi đạp xe về nha.
Cứ tưởng mùa hè năm ấy sẽ trôi qua như vậy, vừa dạy kèm Minh Châu vừa đi chơi với Uyển Nhi để lấp vào khoảng thời gian trống trải, để tránh cho bản thân thôi đừng nhớ về Tiểu Mai quá mức kẻo bị phát điên. Thế nhưng mọi sự có một chút thay đổi khi một hôm, tôi tự dưng hỏi Uyển Nhi:
– Ê, chọn được ai làm bạn trai chưa?
– Chưa, có ai thích đâu mà chọn! – Uyển Nhi nhún vai đáp, tay mân mê chuỗi hạt đá xanh vừa mua ở cửa hàng lưu niệm.
– Trời, đám bạn tui tán bà quá chừng đó! – Tôi sửng sốt, lấy làm thắc mắc.
– Quen biết vui thôi chứ yêu đương gì đâu! – Nhỏ này thản nhiên nói.
Đồ rằng nếu tụi thằng Luân mà biết được sự thật đau thương này thì chắc sẽ lăn đùng ra khóc ngất mất, tôi tò mò hỏi:
– Chứ tiêu chuẩn cao quá hay sao?
– Cũng không cao, ít nhất là phải chơi CS giỏi hơn tui, hì hì! – Uyển Nhi cười tít mắt.
Thở phào nhẹ nhõm khi biết mình không bắn CS hơn Uyển Nhi là mấy, tôi tự dưng có một sự tưởng bở rằng trước giờ hình như con nhỏ này thinh thích mình, may là không phải.
Thế nhưng sáng hôm sau, khi mà tôi đang lim dim ngủ thì chợt bị đá vô đầu đau điếng:
– Ê!
– Cái đệch thằng nào… mạ tộ…! – Tôi ôm đầu bật dậy chửi thề.
– Á à… cả tao mày cũng dám chửi, cái thằng em mất dạy này, để tao dạy mày lại mới được!
Dụi mắt đến rát mà tôi vẫn không thể nào tin được trước mặt mình là ông anh bá đạo, miệng thì cười đểu cáng, và tay thì vẫn dứ dứ nắm đấm vào mặt tôi.
– Đại ca, về hồi nào? – Tôi nhăn nhó.
– Khuya hôm qua, mày ngủ như heo có biết gì đâu! – Ông anh tôi trả lời.
– Về làm gì vậy? – Tôi hỏi ngu, đầu óc vẫn chưa tỉnh ngủ.
– Mày bị ngu à, tao về nghỉ hè không được sao? Dậy đi ăn sáng, tao đói rồi! – Ổng lại cốc vào đầu tôi mấy cái.
Hết bị Uyển Nhi dựng dậy rủ đi ăn sáng thì giờ lại đến ông anh trời đánh học đại học từ Sài Gòn trở về, tôi thở dài nặng nề khi biết rằng từ giờ mình đừng hòng có một giấc ngủ nướng nào nữa cho đến hết hè.
Mà cũng linh thiệt, ông anh tôi vừa rủ đi ăn sáng là đến lượt Uyển Nhi gọi điện ngay:
– Quá cha, sao mày cũng có di động rồi? – Ông anh tôi ngạc nhiên giật cái điện thoại.
– Của Mai cho đệ đo! – Tôi cố giằng lấy nhưng không được.
– Điện thoại của bé Mai mà con nào gọi đây? Trình… tiểu thơ? Á đệch, con nhỏ nào nữa, xinh hông? – Lão anh bắt đầu tọc mạch.
Ít phút sau, hai anh em tôi cùng đạp xe đến quán café đầu đường Tuyên Quang, lão anh tôi thì cười nói suốt, riêng tôi thì mặt nhăn mày nhó khi không cản được ổng tò mò muốn đi xem mặt “Trình tiểu thơ”.
– Ai thế…? – Uyển Nhi ngơ ngác.
– Anh hai tui đó… tên Phúc! – Tôi rầu rĩ giới thiệu đầy bất đắc dĩ.
– Chào em, anh là anh thằng Nam, hai đứa quen lâu chưa? – Đến lượt ông anh mồm mép, nói chuyện khệnh khạng ra dáng sinh viên đại học.
– Dạ cũng được nửa năm, em chào anh, em tên Uyển Nhi! – Uyển Nhi dạn dĩ đáp.
– Em xinh thật, màu mắt đẹp quá, em là…. !
– Dạ em là con lai, hì hì, nhìn anh giống Nam quá chừng!
– Giống sao được, anh đẹp trai hơn nó chứ!
– Anh vui tính ghê, mà em cũng thấy vậy đó!
– Hê hê, hôm nay em muốn ăn điểm tâm món gì, anh đãi?
– Gì cũng được, anh chọn!
– Sao được, em chọn đi, phải “lady first” chứ!
Rồi ông anh bí mật ghé tai tôi nói nhỏ:
– Tán gái là phải vậy, cứ để chị em “lady first”, rồi anh em mình mới… lết đi phê, hê hê!
– Xong, em chọn món chưa? – Ổng lại quay sang Uyển Nhi.
– Chắc là phở đi, agree? – Nhỏ này trả lời theo bản tính việt anh cố hữu.
– Okie, after you! – Lão anh tôi cũng chẳng vừa, làm điệu bộ cúi chào cực kì galăng.
Mà Uyển Nhi thì luôn thích con trai galăng, thế cho nên hiển nhiên là ông anh tôi và Uyển Nhi cực kì hợp rơ. Suốt buổi sáng hôm đó, hai anh chị ra chiều phởn lắm, tán chuyện với nhau liên hồi chả màng gì đến thằng thừa thãi là tôi đang ngồi xụ mặt. Mà cũng chẳng biết ông anh tôi vô Sài Gòn luyện tiếng Anh dữ lắm hay sao mà giờ đã có thể đối đáp thành thục đầy phong cách, khiến Uyển Nhi rất lấy làm thích thú.
Ăn sáng xong, hai người rủ nhau đi chơi CS, lão anh tôi thì tuy không ham chơi game nhưng mồm mép cứ bô bô:
– Em giống anh đó, gì chứ game CS là hay nhất rồi!
– Hi, vậy à? Em thích CS lắm luôn! – Uyển Nhi tròn mắt thán phục.
Con nhỏ Uyển Nhi rất linh, hôm trước vừa nói ai bắn CS hay hơn thì đủ chuẩn làm bạn trai, hôm nay đã gặp. Bởi ta nói ở trên đời chơi game CS có hai dạng, một là bắn tỉa cực giỏi như tôi và Uyển Nhi, hai là dạng càn lướt không sợ bố con thằng nào như ông anh của tôi.
Vào trận, dĩ nhiên Uyển Nhi chọn AWM sở trường, còn lão anh tôi thì cứ một cây AK- 47 mà chiến. Lão anh tôi thì bắng AK- 47 trùm lắm, một lần chỉ nhích hai viên, viên đâu vào cổ, viên sau tự giật lên đầu, thế là xuyên táo. Đã thế lão lại còn kết hợp thêm bom khói, bom choáng và bom nổ khiến cho bọn Sniper như bọn tôi chả thể nào chịu được một Tanker chơi trội như vậy. Kết quả là lão anh tôi mặt đã hớn lại càng hớn hơn khi mà suốt buổi đi chơi hôm đó, Uyển Nhi liên tục tỏ vẻ hâm mộ ổng. Ra về mà hai người còn để lại hẹn ước sẽ gặp nhau dài dài.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209