Bước sang tuần sau, bé Trân đã hoàn toàn khỏe hẳn và đã có thể đi học bình thường trở lại, điều này đồng nghĩa với việc cứ đầu giờ trưa và cuối giờ chiều là tôi phải lãnh nhiệm vụ đón đưa em gái đi học, bởi lí do:
– Em nó vừa bệnh dậy, mày chở con bé đi học đi ! – Mẹ tôi ra sắc lệnh.
– Hơ… nó khỏe như trâu rồi mà cần gì con chở ! – Tôi trố mắt định cự lại.
– Thằng này mày ăn nói thế à ? Đi ngay ! – Bà trừng mắt nhìn tôi như hăm dọa.
– Dạ….. !
Tôi hết dám cự cãi, phóng vội lên phòng thay ngay quần áo rồi chạy xuống dắt xe ra ngoài, bé Trân đã áo dài tinh khôi, tóc búi đuôi gà mỉm cười xinh xắn đợi sẵn ở cổng.
– Anh hai chở bé đi học hả ? – Con bé nháy mắt ranh mãnh.
– Biết rồi còn hỏi ! – Tôi đáp, vẫn còn bực dọc.
-……. ! – Trân bỗng dưng im lặng không nói gì.
– Sao thế ? Lên xe còn kịp giờ học ! – Tôi ngạc nhiên hỏi.
– Giận rồi, ứ lên đâu ! – Trân bĩu môi.
– Ơ hay….. ! – Tôi đần mặt ra chưng hửng.
– Ứ đấy, làm gì nhau ! – Con bé lại giở chiêu bài “ứ ” quen thuộc.
– Thôi, thôi… anh lạy em, lẹ đi trễ học bây giờ ! – Tôi thiếu điều quỳ lạy luôn giữa đường.
Phước phần ba đời làm sao mà bữa nay Trân bớt đi độ bướng, thấy tôi xuống nước thê thảm như thế thì bèn nhoẻn miệng cười nhảy lên yên sau xe:
– Đi nào, hộ tống bản công chúa đến trường nào !
– Ngồi cho chắc đấy, té lăn ra đất bây giờ ! – Tôi càu nhàu.
– Không lo, té không chết đâu mà sợ ! – Con bé thè lưỡi.
Phải nói là trên đường đến trường trưa nay tôi vừa sợ vừa ngượng, sợ vì con bé Trân cứ lắc lư liên hồi khiến tôi mấy lần loạng choạng suýt lạc tay lái lủi thẳng vô cột điện toạc đầu. Ngượng vì Trân cứ hát liên hồi ra chiều yêu đời lắm, dọc đường có mấy thằng con trai đi ngang qua đều nhìn quanh rồi phá ra cười sằng sặc, chắc tụi nó đang nghĩ “tia chớp vàng ” lừng danh toàn trường của 11A1 lại đang chở theo một đứa em gái có vấn đề về… thần kinh.
Nhưng tôi chỉ lo lắng được một lát, bởi ngay sau khi vừa bước xuống cổng trường là bé Trân đã hít thở một hơi dài:
– Hít… phù….. !
– Làm trò gì đấy ? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên.
– Giỡn đủ rồi, giờ trở lại là tiểu thư, hi hi ! – Trân cười khúc khích, đưa tay vuốt tóc.
– Là sao ? – Tôi thắc mắc chả hiểu mô tê gì sất.
– Anh về đi, chiều lại đón em ha ! – Con bé hấp háy tay rồi quay đi.
Trời đất quỷ thần ạ, hóa ra con bé bảo “trở lại là tiểu thư ” chính là… bắt chước y hệt Tiểu Mai, từ dáng đi cho đến cách xử sự đều rất nhu mì và thục nữ. Tôi tần ngần ngay cổng nhìn theo, thấy rõ ràng Trân lúc này đang ôm cặp ra dáng thiếu nữ dịu hiền, trong khi mới vừa nãy hãy còn vung cặp tứ lung tung, thiếu điều muốn ném luôn xuống đường.
– Trân đi học lại rồi hả ? – Vài thằng con trai đon đả chạy ra.
– Ừa, hì… ! – Trân vờ mỉm cười nhẹ nhàng.
– Để mình xách cặp giùm cho !
– Hì, cảm ơn, nhưng Trân tự vào được rồi !
– Cứ để mình, mới bệnh dậy phải giữ sức khỏe chứ !
– Vậy phiền bạn rồi, hì hì !
Đấy, cái này gọi là đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy này, tôi đến nước này thì phải gọi là bó tay với con bé Trân, chả biết đâu mà lần với nó nữa.
Và sự vẫn chưa dừng lại ở đó, khi mà tôi đem chuyện này kể với Tiểu Mai thì nàng lại còn cười ủng hộ:
– Ừ, anh chở con bé đi học hết tuần này cũng được !
– Thôi mệt lắm, trưa học về mới ăn cơm xong đã lại phải xách đầu lên trường, rồi lại chiều chở về, anh đâu có rảnh ! – Tôi lắc đầu nguầy nguậy.
– Ráng đi, em thương mà ! – Tiểu Mai vờ ra chiều nũng nịu.
-……… ! – Thế là không còn cách nào khác hơn, tôi đành đau khổ nhận lời.
Ấy vậy mà Tiểu Mai nói một đằng thì lại làm một nẻo, bằng chứng là có một bữa chiều nọ, khi tôi vừa đưa Trân từ trường về thì vội tắm rửa, thay quần áo để phóng sang nhà nàng.
– Trễ hơn 1 tiếng rồi, trời ơi ! – Tôi than thở, cố đạp nhanh hết tốc lực.
Số là tối hôm nay tôi hẹn Tiểu Mai đi chơi hồi 6 giờ, thế nhưng con bé Trân cứ la cà hết hàng truyện này đến hàng truyện khác để mua cho đủ bộ, thế là hơn 7 giờ tối thì tôi mới đứng trước cổng nhà Tiểu Mai.
– Kính… coong… ! – Tôi đưa tay nhấn chuông cửa.
-………… ! – Vẫn không có động tĩnh gì.
Nhớ lời Tiểu Mai, tôi không nhấn chuông thêm nữa, thế nhưng đứng đợi cũng gần 5 phút hơn mà chả có nghe tiếng dép loạt soạt quen thuộc bước ra mở cổng, nên đành cắn răng đưa tay nhấn thêm một hồi chuông nữa.
– Kính… coong…. !
Và lúc này thì Tiểu Mai mới bước ra mở cổng thật, trái với sự lo lắng của tôi là nàng sẽ nổi cơn tam bành mà dợt tôi banh xác vì cái tội đi trễ thì nàng chỉ mở hé cổng, nhìn tôi mỉm cười:
– Hi, sao anh qua trễ vậy ?
– Ừ, tại bé Trân nó cứ đi hết chỗ này tới chỗ khác để mua cho được cuốn truyện….. ! – Tôi thở phào nhẹ nhõm.
– Vậy đi có vui không ? – Nàng lại hỏi.
– Ừ… vui… mà sao cơ ? – Tôi gãi đầu ngơ ngác vì linh cảm có chuyện chẳng lành.
Đúng vậy, vừa dứt xong câu nói của tôi là Tiểu Mai đã đóng sầm cửa lại:
– Vui sao không đi luôn đi !!!
– Ơ… này…… !
Thế đấy, vừa phải làm vừa lòng cô người yêu kiêu hãnh, mà lại còn phải lo vẹn toàn với nhỏ em gái bướng bỉnh lắm trò, tôi bị quay như quay dế suốt cả tuần mà không có thời gian kịp thở.
Sự vụ chưa dừng lại ở đó khi mà vào sáng hôm sau, khi tôi đang nằm úp mặt trên bàn nhăn nhó ôm lỗ tai vừa bị Tiểu Mai véo cho một trận vì cái tội không học bài môn Sinh thì thằng Luân khùng hớt hải chạy vào:
– Chủ nhật tuần này, lớp mình đá bán kết với 12A1 !
– HẢ ??!!!
– Cái gìiiiii ??!!!!
Vừa nghe đến 12A1 là nguyên hội bàn tròn đồng loạt đứng dậy mà bật mồm sửng sốt, bởi lẽ cách đây một năm trong trận đấu giao hữu, khi chúng tôi còn là 10A1 và lớp mấy ông anh 12A1 bây giờ hãy còn là 11A1 thì đã bị thảm bại dưới chân mấy ổng.
– Bỏ xừ rồi… lớp đó đá xịn lắm… ! – Tuấn rách bắt đầu bi quan.
– Thế là tèo, xem như chúng ta dừng chân ở bán kết ! – Khang mập ôm mặt tru tréo.
Nhưng Dũng xoắn đúng là luôn xoắn, nó cự lại ngay:
– Sợ quái gì, đây là cơ hội rửa hận trận thua năm trước chứ sao, “tia chớp vàng ” với “luồng sét bạc” đâu hết rồi ?
Thằng Dũng vừa hỏi xong là nguyên băng đều quay sang dòm tôi, thế nhưng cái mặt lúc này của tôi cũng đang chảy dài ra nom đến tội, không phải là vì tôi bị ám ảnh bởi ông anh tiền đạo bên đó, mà là một bên tai tôi đang đau quá chừng.
– Thằng kia… mày làm gì mặt ngu thế kia ? – Luân khùng trố mắt.
– Ừ….. ! – Tôi ôm mặt rầu rĩ, hất đầu về hướng Tiểu Mai đang ngồi rồi chỉ vào vành tai trái đang đỏ rực như vầng dương giữa trưa của mình.
– Á à….. được lắm ! – Dũng xoắn sừng sộ rồi đi ngay sang chỗ Tiểu Mai. – Dám ăn hiếp cầu thủ chủ lực hả ?
– Ê… ê, mày làm gì đấy ? – Tôi sững sờ la lên khi thấy thằng này làm bộ mặt hầm hố đi đến trước mặt Tiểu Mai.
– Cản nó lại mau, coi chừng nó làm liều ! – Thằng Chiến vội phóng theo.
Dũng xoắn ở dãy trên vung tay đập bàn cái rầm:
– Trúc Mai !
Bị thằng Dũng gọi bất thình linh ngay trước mặt, Tiểu Mai thoáng giật mình nhưng ngay sau đó, nàng đã lạnh lùng hỏi lại:
– Chuyện gì ?
Trong khi đám con trai tụi tôi nín thở nhìn Tiểu Mai băng sương nguyệt lãnh mặt đối mặt với Dũng xoắn nổi tiếng nóng nảy, còn chưa kịp mường tượng ra thằng Dũng sẽ làm thêm hành động gì quá quắt thì dè đâu gương mặt hầm hố của nó đã vội giãn ra cười cầu tài:
– Hề hề, đâu có gì, mình chỉ muốn hỏi là…… !
– Bạn cứ hỏi ! – Tiểu Mai cười lạnh.
– Chẳng là… chủ nhật tuần này tụi mình đá banh với 12A1, chẳng hay bạn có… cho thằng Nam đi đá được không vậy ? – Dũng xoắn rụt cổ ngay tắp lự, nhục hết chỗ nói.
– Dĩ nhiên là được, mình nào dám nói nói gì ! – Nàng thở hắt ra rồi quay đi.
Dũng xoắn như chỉ chờ có thế, nó vội vái chào vài lượt rồi lủi về sau cút thẳng.
– Ôi xờiiiii… tưởng gì ghê lắm, hổ báo cho cố ! – Cả đám tụi tôi ngã bổ nhào.
Nhưng vấn đề không nằm ở đây, điểm chính yếu đó là cái xu hướng chết toi mà tôi đã tự khám phá, đó chính là “Khi điều không may xảy ra thì nó sẽ xảy ra “, vừa sáng nay Tiểu Mai còn mới véo tai tôi vì cái tội không học bài Sinh thì giờ đây, cô giáo đã ra huyết lệnh kiểm tra đột xuất trắc nghiệm môn Sinh.
– Bỏ xừ rồi, đã học chữ nào đâu ! – Luân khùng cũng toát mồ hôi hột.
Và y như rằng khi tôi cảm thấy lạnh gáy là vừa ngó mắt lên đã thấy Tiểu Mai ở bàn trên cũng đang trừng mắt nhìn tôi, ý như bảo rằng thấy chưa, không chịu học bài, bây giờ tôi xem anh làm thế nào đây ?
Dĩ nhiên là tôi còn biết làm cái quái gì nữa bây giờ ngoài chờ chết ra, khi cô giáo phát tờ đề trắc nghiệm 10 câu xuống thì tôi đã biết ngày tàn của thế giới sắp tới mất rồi. Nhưng theo như trong kinh Cựu ước thì khi tận thế mà đến thì trần gian sẽ xuất hiện một Đấng toàn năng, một Đấng Cứu Thế sẽ giáng trần để cứu nhân độ thế.
Và Khang mập chính là người ấy, bởi lẽ trong khi tôi với thằng Luân đang ngồi cắn bút chờ chết thì bỗng dưng hai thằng tôi thấy Khang mập ngồi đánh cái roạt xong luôn cả 10 vòng tròn chỉ trong vòng vài giây.
– Bày tao với mậy…. ! – Tôi thì thào.
– Tao nữa… tao với mày giống đề nè ! – Luân khùng cũng chồm sang thủ thỉ.
Khang mập ghé mắt nhìn đề của hai thằng tôi một lát thì phán luôn liền không ngần ngại:
– Câu này A… câu này C… câu này A… B… D… D…. C…. A…… !
Trời hỡi, đúng là buồn ngủ mà gặp chiếu manh, phải nói sao mà hôm nay tôi trông thằng mập này lại thông thái đột xuất đến thế. Trong mắt tôi và Luân khùng lúc này, thằng mập hệt như một vị Đấng Cứu Thế chính hiệu vậy.
Khi hai thằng tôi làm bài được thì dĩ nhiên là Dũng xoắn ở phía dãy Luân khùng cũng làm được, và thằng Chiến ở dãy tôi cũng xong bét nhè.
– Cảm ơn nha chú, bữa nay mày là Đấng Cứu Thế của tụi tao rồi đó ! – Tôi nói nhỏ thật nhỏ để Khang mập nghe thấy nhưng lòng tràn đầy biết ơn.
– Ừ…. ! – Thằng mập không tỏ vẻ gì vui cho lắm mà chỉ ậm ừ cho qua.
Đưa mắt nhìn lên thì tôi bắt gặp Tiểu Mai cũng đang nhìn xuống, thế là tôi toét miệng cười hớn hở đưa dấu chỉ tay năm-bờ-oăn ý bảo anh làm bài được rồi, em chỉ giỏi lo hão. Chưa hết, tôi lại còn dứ dứ tay mình vào vành tai ý bảo là lúc sáng em véo anh, tí ra về anh trả đủ cả vốn lẫn lời khiến cho Tiểu Mai cứ tròn mắt ngạc nhiên vì không ngờ tôi lại có thể hoàn thành bài kiểm tra đột xuất này trong khi chả có chữ nào vào đầu.
– Hết giờ, thu bài ! – Cô giáo khẽ dập cây thước xuống bàn.
Luân khùng đứng bật dậy, đường hoàng tự tin đi đến từng bàn để thu bài kiểm tra, đôi lúc nó còn nhếch môi cười khẩy khi thấy đứa nào than thở làm bài không được. Cũng phải tôi, cả tôi, Dũng xoắn với thằng Chiến lúc này cũng đang cười toe toét chọc quê thằng Tuấn rách với thằng Quý vì tụi nó không làm bài được là gì.
– Ờ, để rồi coi ai cao điểm hơn ai ! – Tuấn rách sầm mặt, chắc hẳn nó cũng đang tiếc nuối vì ngồi tuốt ở bàn trên, cách quá xa so với tụi tôi.
– Hê hê, chắc chắn là tao cao hơn mày rồi, có Đấng Cứu Thế phù hộ cơ mà, đúng hông mậy, Khang ? – Dũng xoắn cười hả hê.
– Ờ….. ! – Thằng mập gãi đầu toét miệng theo.
Thế nhưng sang ngày hôm sau, khi điểm kiểm tra được phát ra thì cả Đấng Cứu Thế, Luân khùng, tôi và tụi Dũng xoắn không thằng nào cao hơn điểm năm.
– Cái đệch…… ! – Tôi trố mắt sửng sốt nhìn bài kiểm tra thấp tè của mình.
– Cô ơi… có chấm nhầm không ạ ? – Dũng xoắn manh động.
– Nhầm sao được mà nhầm, em học hành không kĩ thì trách ai ! – Cô giáo lắc đầu.
– Sao thằng mập……. ! – Luân khùng cũng méo xẹo cả mặt.
Mặc dù giận điên người nhưng đang trong lớp nên tụi tôi không dám manh động mà đè thằng mập ra nện cho một trận. Trưa hôm đó, hội bàn tròn tụi tôi lũ lượt kéo đến nhà Khang mập, bốn thằng tôi, Luân khùng, Dũng xoắn và thằng chiến mặt mũi thằng nào thằng nấy hầm hố như giang hồ đi đòi nợ thuê, đi đằng sau là Tuấn rách với thằng Quý đang ôm bụng cười hể hả, vừa đi vừa khích đểu.
– Tổ bà nó, đã làm bậy còn kéo cả lũ chết chung ! – Dũng xoắn lầm bầm.
– Đệch… thấy nó làm như đúng rồi nên mới tưởng thế, biết vậy….. ! – Luân khung gằn giọng.
– Biết vậy thì đã giàu, con trai ạ, ha ha, này thì Đấng Cứu Thế ! – Tuấn rách cười lộn ruột, nước mắt nước mũi văng tùm lum.
Riêng tôi thì hầm hầm không nói gì bởi lại vừa bị Tiểu Mai véo thêm một phát nữa vào hông đau điếng người, vừa đau vừa thẹn, thề lần này phải dập thằng mập ra bã mới hả giận.
Ấy thế nhưng khi đám bàn tròn vừa đến trước nhà Khang mập thì mới nhận được hung tin, Đấng Cứu Thế bị trượt cầu thang té trật tay. Lí do là vì nó ham ăn vừa bê tô cơm vừa phóng lên phòng, chả biết chân cẳng thế nào mà lại móc vào nhau té luôn ngay trên các bậc thang, tô cơm cá thịt rau cải từa lưa thì ụp vào mặt nó, và tay nó thì do chống xuống theo phản xạ nên bị trật khớp.
Tình hình diễn ra hết sức bi hài khi mà cả đám bọn tôi đều lăn ra cười sằng sặc, thế nhưng ngay khi biết trận bán kết với đối thủ cũ 12A1 sừng sỏ chỉ còn chưa đầy vài ngày nữa sẽ diễn ra thì tụi tôi bắt đầu lo lắng. Một ngày sau khi đã hội ý, thằng Xung được chỉ định làm thủ môn tạm thời thay cho Khang mập đang dưỡng thương.
– Tao… tao đã chụp gôn bao giờ đâu ! – Thằng Xung ngơ ngác.
– Kệ mày, chụp gôn dễ ẹc có gì mà sợ ! – Luân đội trưởng gầm mặt.
Trước bản mặt du côn của thằng lớp phó học tập như đang muốn ăn tươi nuốt sống mình thì thằng Xung không còn cách nào khác hơn là đành chấp nhận sẽ làm thủ thành dùm cho Đấng Cứu Thế đang bị trật tay.
Và đó là quyết định sai lầm của hội bàn tròn khi đưa một thằng không biết đá bóng chút nào và phản xạ chậm như rùa đi giữ vị trí thủ môn, nhất là lại trong một trận bán kết cực kì quan trọng và đối thủ lại là 12A1 sừng sỏ.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209