Suốt mấy ngày sau lễ Valentine, tôi cứ luôn bị ông anh cằn nhằn mãi vì cái tội ích kỉ không cho ổng ăn socola chung. Thế nhưng làm sao mà tôi chia phần cho ổng được, bởi đây là socola chính tay Tiểu Mai làm, và nàng tặng cho bạn trai là tôi, chứ đâu phải là… ông anh.
– Mày nhớ nha con, anh em trước gái sau mà mày vậy, nhớ cái mặt tao he ! – Ổng gằn giọng khi vừa nhác thấy mặt tôi.
– Uầy, em ăn hết rồi huynh à, có cằn nhằn nữa cũng vậy thôi mà ! – Tôi gãi đầu cười khì.
– Mày ngon… ! – Rồi ổng giơ tay định cốc đầu tôi.
Thế nhưng đã quá quen với vụ này, tôi vội lỉnh người nhảy lùi mấy bước ra sau rồi bỏ chạy mất xác. Quả thật là ông anh ghen với tôi cũng phải, bởi giống như tôi khoái khẩu khô bò, thì ông anh này cực thích socola, bất kể loại nào, chỉ cần socola là ổng chơi tuốt. Tôi nhớ có lần bác tôi bên Mĩ gọi điện về hỏi:
– Hai đứa thích ăn gì không, bác gửi về ?
– Khô bò đi bác ! – Tôi nhanh nhảu.
Ấy vậy mà lão anh tôi chỉ nhất quyết khăng khăng chọn mỗi món socola, thế là bác tôi cũng chiều ý, bảo tôi rằng khô bò mua ở Việt Nam ngon hơn:
– Vậy con thích ăn socola loại gì ? – Bác tôi hỏi.
– Loại M&M ấy, không có đậu phộng nha bác ! – Anh tôi cười toe.
– Ai lại đi ăn M&M chứ ! – Bác tôi ngạc nhiên.
– Trời, socola M&M ngon bá cháy đó bác, ở đây bán mắc lắm !
Vậy là bác tôi phì cười, giải thích rằng ở Mĩ thì socola M&M là loại rẻ nhất rồi, ông anh tôi đần mặt ra ngơ ngác chả hiểu gì, bởi trước giờ ở bên đây, một lần cầm được bọc socola M&M đem khoe là mấy thằng nhóc hàng xóm chảy cả nước dãi ngập hết ra đường rồi. Thế là tháng sau, bác tôi gửi về cho hai anh em vài hộp socola Hershey’s to tướng, nhưng hai anh em tôi ù ù cạc cạc đâu biết socola nhãn hiệu này là loại cao cấp, cứ lôi ra mà ăn lấy ăn để, nhiều khi ăn thay cả cơm, cầm thanh kẹo trên tay mà nhai rôm rốp chẳng buồn ngậm lấy. Mãi đến sau này, khi được Tiểu Mai cho biết socola Hershey’s khá đắt tiền thì tôi mới lạnh người mà tiếc đứt ruột bởi ngày trước mình ăn quá phí phạm.
Quả tình socola Tiểu Mai tự tay làm rất ngon, vừa có hạnh nhân, sữa với đậu phộng, vừa có cả socola nguyên chất, nguyên hộp được sắp xếp thành hình trái tim trông rất bắt mắt. Ngày đầu tiên, tôi còn tiếc rẻ không ăn, thế nhưng Tiểu Mai tủm tỉm bảo tôi cứ ăn đi, thế là được nước làm tới, chỉ trong một buổi sáng tôi đã xực hết nguyên hộp, ăn xong mà vẫn còn thòm thèm.
Đúng là socola tình yêu có khác, vừa ngon lại vừa… ấm áp, ăn vào có cảm giác lâng lâng như bay trên mây ấy.
– Mày ăn nhầm socola có thuốc phiện rồi con, trông mặt mày ngu quá ! – Lão anh tôi tiếc rẻ, nói giọng bơm đểu.
– Kệ em, hề hề ! – Tôi nhún vai tảng lờ ổng ngay.
Và giờ đây, sau socola tình yêu là đến… điện thoại tình yêu:
– Thế tối nay sao nè ? – Tôi hỏi Tiểu Mai qua điện thoại.
– Ừm… anh được đi bao lâu ? – Nàng phân vân.
– Thoải mái, đến sáng cũng được ! – Tôi nhún vai đáp.
Tại sao tôi lại nói như vậy ? Bởi vì tình hình đêm nay là đêm ba mươi giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới, cũng là lúc mà nhà nhà ai nấy đều có hai sự lựa chọn, một là túa cả ra đường xem pháo hoa xong đi lễ chùa, hai là ở nhà cúng tổ tiên rồi quây quần bên gia đình đón năm mới. Nhà tôi thì có lệ định sẵn, từ sáng đến chiều ngày 30 Tết là hai anh em tôi phải ở nhà phụ ba dọn dẹp nhà cửa, trang trí mai vàng rồi lại phụ mẹ làm mâm cỗ, sắp xếp quà bánh trên bàn thờ, chỉ khi xong cơm tối rồi thì mới được tót ra đường mà ăn chơi thả giàn đến tận sáng hoặc chiều mùng một Tết mò về nhà cũng được, miễn sao tối mùng một là phải có mặt ở nhà để sang chúc Tết ông bà ngoại, vì nhà ngoại tôi buổi sáng đã đi chùa đến chiều mới về.
– Vậy… anh qua nhà em nhé ! – Tiểu Mai đề nghị.
– Ừ, mình đi xem pháo hoa xong đi chùa chơi, rồi về nhà em ! – Tôi khoái chí đồng ý ngay.
– Cũng… tuỳ, em chưa biết nữa ! – Nàng trả lời.
– Tuỳ là sao ? – Tôi ngạc nhiên.
– Là… ba em đang ở nhà, em… đâu thể ra ngoài xem pháo hoa một mình được !
– Thì rủ ba em đi luôn !
– Chắc không được, lúc đó ba phải gọi điện sang chúc Tết nhà mẹ ở Nhật rồi, năm trước cũng vậy, mà… em cũng phải vậy !
– Ừm… thế khỏi xem pháo hoa cũng được, năm nào cũng xem chán rồi, đợi em nói chuyện với mẹ xong thì mình ra ngoài đi chùa dạo chơi !
– Hay anh qua nhà em nhé ? Sẵn em giới thiệu với ba luôn !
– Uầy… ghê quá…. !
– Ghê gì ? Em đỡ lời giúp cho !
– Nhưng… anh thấy sao ấy… hay tụi mình ra ngoài chút rồi về cũng được…. !
– Không chịu, giao thừa mà anh đi chơi, còn em ở nhà, hứ !
– Chứ sao giờ ?
– Để anh ở ngoài lại léng phéng cô nào à, qua nhà em đi !
– Bậy… làm gì có !
– Vậy qua nhà em chơi nha, đón giao thừa phong cách Nhật cho biết, hi !
– Ừm… có gì… nói đỡ cho anh đấy !
– Nhớ rồi, nhưng anh cũng gặp ba em một lần rồi mà, không sao đâu !
– Ừ… rồi, vậy chừng nào anh qua ?
– Bây giờ là 5 giờ chiều, chút nữa em qua nhà cô Ba có việc, khoảng 9 giờ tối anh đến nhà em nhé !
– Ờ, lúc đó là em về chưa ?
– Cũng chưa biết, nếu em không về kịp thì ba em mở cổng cho anh !
– Ớ… thôi em thu xếp về sớm giúp anh đi, chứ có mỗi ba em thì anh biết nói chuyện gì giờ, về sớm đi !
– Hì, rồi, chết nhát !
– Vậy 9 giờ tối anh tới, à mà… có cần đem gì không ?
– Là sao ?
– Thì lần này ra mắt ba em… anh phải có gì làm quà chứ !
– Ghê chưa, bữa nay tính như người lớn ấy, nhưng em nghĩ không cần đâu !
– Kệ mà, chứ anh đi tay không qua thì ngại lắm !
– Vậy… nếu được, anh mang… một thùng bia qua nhà em nhé, vì ba em thường uống bia !
– Ắc… anh đâu biết uống bia !
– Thế khỏi mang gì qua cũng được !
– Uầy… rồi, một thùng bia, 9 giờ tối, anh tới nhà nhấn chuông, em ra mở cổng !
– Ừa, vậy nhé, tối gặp !
Thế là vào lúc 8 giờ tối, trong bữa cơm gia đình, tôi đóng vai một thằng con trai ngoan ngoãn, ai hỏi gì trả lời thế đó:
– Tối nay hai đứa có đi chơi đâu không ?
– Chắc con đi với mấy đứa bạn cấp 3 ! – Ông anh tôi đáp.
– Còn thằng Nam ? – Ba tôi nheo mắt hỏi.
– Dạ… con cũng đi với lớp ! – Tôi trả lời.
– Ừm, đi đường cẩn thận, Tết nhất xe cộ đông lắm đấy ! – Ba tôi dặn dò.
– Để chút mẹ lì xì hai đứa, hay là sáng mai ? – Mẹ tôi nói.
– Giờ luôn đi mẹ, để sáng mai… mất linh ! – Tôi nhanh nhảu.
– Sao tối nay ba thấy mày cứ vội vã kiểu gì ấy nhỉ ? – Ba tôi sinh nghi.
– Dạ… đâu có ! – Tôi chối bay chối biến.
Tầm 8 giờ 30 tối, trong lúc ba tôi đang vừa thưởng trà vừa ngồi phòng khách ngắm cây mai vàng to tổ tướng mà dự đoán sáng mai búp nụ nào sẽ nở ra hoa cùng với ông anh, thì tôi đã lỉnh lên phòng rồi thay quần áo cho thật bảnh bao, bởi chỉ chút ít nữa thôi là tôi sẽ ra mắt… nhạc phụ tương lai. Đúng 15 phút sau, tranh thủ lúc có người bạn của ba tôi đến chúc Tết, trong khi cả nhà đều lên lầu ngồi thì tôi… lẻn ra nhà sau rồi bê nguyên thùng Heineken bỏ ra sau xe:
– Nhà còn nhiều bia, mình lấy một thùng chắc không sau đâu nhỉ !
Thế là do đã xin phép từ trước, nên dắt xe ra ngoài nhà là tôi chỉ báo mẹ tôi một tiếng rồi chuẩn bị phóng xe ra đường, nhưng chưa kịp nhấn pê-đan đã bị ông anh lôi đầu kéo lại:
– Ranh con, mày đem bia nhà đi đâu ?
– Em…. đi nhậu ! – Tôi hoảng hồn đáp bừa cho qua chuyện.
– Nhậu… cái ngữ mày á, ha ha, thằng như mày cũng biết uống bia à ! – Ông anh tôi phá ra cười sằng sặc.
– Em… em… uống ghê lắm đấy, không tin hả ? – Tôi ngượng chín người.
– Ờ, tao biết mày mà, mày thì uống bia kinh khủng rồi ! – Ổng vỗ vai tôi cười đểu.
– Đệch… đi đây, không hẹn gặp lại ! – Tôi sầm mặt.
– Không tiễn, nhớ trở về nhé hiền đệ ! – Ổng vẫy tay ra dấu tạm biệt, trên mặt vẫn cười chế giễu.
Thật ra tôi trước giờ cũng ít khi uống bia, chỉ có thỉnh thoảng uống cùng ba tôi tầm một lon vào những dịp đặc biệt, chứ không thì tôi thích Sting dâu hơn là cái thứ nước đắng nghét lạt lẽo này, thế cho nên tôi cũng chả biết tửu lượng mình được đến đâu, hay là uống một lon đã lăn ngay đơ ra mà quắc cần câu rồi. Nhưng tôi đã lầm, bởi… tôi vốn có tài năng thiên phú trong lĩnh vực… bia bọt, tài năng tự thành không cần qua huấn luyện, và tôi chỉ nhận ra điều này sau đêm giao thừa của lớp 11, và cũng chính ba của Tiểu Mai là người đả thông kinh mạch cho tôi, giúp thế gian lại có thêm một thằng… sâu bia.
Nhưng tôi của lúc này thì không biết điều đó, chỉ đinh ninh rằng mình ôm thùng bia làm… quà ra mắt nhạc phụ đại nhân, bét lắm thì uống một lon hầu chuyện mà thôi. Vừa đạp xe, tôi vừa lẩm nhẩm những câu trả lời và dự đoán những câu hỏi mà rất có thể một ông ba vợ sẽ hỏi thằng con rể trong ngày đầu ra mắt. Mà càng dự thì càng chóng mặt, thế nên tôi bỏ quách đi cái ý nghĩ đề phòng trước mà phó mặc mọi chuyện, tuỳ cơ ứng biến đến đâu hay đến đó.
Đường phố đêm giao thừa nơi phố biển vẫn đẹp mọi năm, không khí của ngày Tết đã lan toả khắp mọi nơi, đến từng nhà với những cành mai vàng lấp loá ánh đèn ngũ sắc, đến từng người đang vui vẻ cùng nhau dạo chơi trên đường, đến những đám đông trên cả 3 cây cầu bắc ngang sông Cà Ty lúc này để đợi pháo hoa vào đúng 12 giờ đêm.
– ” Chậc… pháo hoa thì năm nào cũng xem, bỏ một năm có là gì, bây giờ là ra mắt gia đình em yêu nè, phải bình tĩnh mới được ! ” – Tôi tự nhủ thầm trong bụng.
Buổi đêm gió se lạnh, miên man đưa những lá cờ đầy màu sắc dọc quanh thành cầu bay phấp phới, ánh đèn vàng quen thuộc nay được trang trí thêm nhiều màu sắc khác nhau trên đường đang toả xuống khiến lòng người thêm phơi phới trong sắc xuân đang về. Tôi lúc nào cũng vậy, yêu nhất là những ngày giáp Tết và đêm giao thừa, bởi khi đó là không khí mùa xuân thể hiện rõ nhất, bớt đi một chút bận rộn của công việc, thay vào đó là bận rộn của những tiếng cười, của những ngày chúc Tết tươi vui và đầy sức sống.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209