Cho đến một hôm mùa hè nọ, đêm đó trời mưa rất lớn, và ông Hai sau một hồi chật vật đạp xe cũng có thể đưa được cô gái đến đầu ngõ:
– Vậy con chào bác nha… chà, trời mưa lớn quá !
– Con đem áo mưa vào theo đi, sẽ bị ướt đấy ! – Ông Hai đưa tay cởi áo mưa ra khỏi người.
– Sao được ? Bác còn đi tiếp nữa mà ? – Cô gái ngạc nhiên.
– Không sao, thân lính chịu nắng mưa quen rồi, có khi còn khỏe thêm ấy chứ, con cứ mang áo mưa vào đến nhà, bị cảm thì khổ ! – Ông Hai vừa nói vừa đưa tay vuốt nước trên mặt.
Nghe đến đây thì cô gái thoáng lộ vẻ xúc động, ngập ngừng nhận chiếc áo mưa từ tay ông Hai, cô gái nói:
– Vậy… sáng mai bác đến nhà con nhé, ở cuối hẻm này để… trả lại áo mưa… cho bác !
– Ừ, thế bác đi đây, con vào nhà cẩn thận ! – Ông Hai gật đầu rồi vội quay xe đi, không để ý ở đằng sau mình hình như cô gái đã không còn ở chỗ cũ nữa.
Sáng ra, ông Hai chở hàng ra chợ giúp vợ xong thì trở về nhà làm vài việc lặt vặt, nhưng đến khi ông lôi mớ củi vừa đem về hồi đêm thì chợt nhớ ra là sáng nay ông có hẹn đến nhà cô gái nọ. Vậy là ông lại lọ mọ đạp xe đi sau khi việc nhà đã xong xuôi.
Con đường sau mưa khá ẩm ướt và có nhiều lá bạch đàn rơi rụng, dù mặt trời ló dạng đã đủ đưa những tia nắng trong veo xuyên qua từng tán lá cũng vẫn không làm mất đi nét vắng vẻ, tịch mịch của khu rừng. Ông Hai sau một hồi theo sự hướng dẫn lúc đêm qua của cô gái đã tìm được đến căn nhà tranh lụp xụp nằm ở cuối đường. Đựa xe đạp vào một gốc cây bạch đàn, ông định đưa tay gõ cửa thì chợt nhận ra nhà tranh vách nứa thì làm gì gõ cửa được, bèn cất tiếng gọi:
– Có ai ở nhà không ?
– ……… !
– Có ai… đang ở nhà không ?
– ……………. !
Gọi thêm vài lần nữa mà vẫn không có ai trả lời, ông tặc lưỡi quay đi chuẩn bị về lại nhà thì cánh cửa bật mở, và trước mắt ông là một bà cụ già bị khòm lưng:
– Chú… chú tìm ai ? Khụ… khụ…. !
– Chào dì, con tìm… tìm con gái dì ! – Ông Hai trả lời, sực nhớ ra là ngần ấy thời gian hằng đêm mà ông vẫn chưa hề biết tên cô gái.
– Nhà này… tôi sống một mình thôi, làm gì có ai nữa… ! – Bà cụ già thắc mắc, vẻ như đã hơi bị lãng tai.
– Lạ vậy ? – Ông Hai giật mình sửng sốt. – Rõ là con gái dì bảo nhà nó ở đây mà !
Bà cụ già lúc này đã nghe rõ hơn, liền ngước mắt nhìn ông Hai thảng thốt:
– Con gái tui…. Chú gặp nó khi nào ?
– Mới tháng trước thôi, ủa… con bé không kể gì với dì à ? – Ông Hai lại càng ngạc nhiên hơn nữa.
– Chú… thiệt là gặp nó rồi à ? – Bà cụ run rẩy.
– Dì nói lạ vậy ? Tui không gặp sao biết nhà con bé ở đây, nó bảo tôi qua đây để trả lại cái áo mưa mà ! – Ông Hai lúc này đã ngờ ngợ về những gì bà cụ già đang nói.
Khẽ lắc đầu không đáp, bà cụ đẩy cửa để ông Hai bước vào nhà, và chỉ tay lên phía tường đối diện, khổ sở nói:
– Con gái tui… chết cũng hơn hai năm rồi, nó bị… đá đè trong lúc vào phố mua thuốc cho tui, đây là bàn thờ của nó !
Vừa nghe thế thì ông Hai giật mình nhìn lên bàn thờ, trên đó quả thực là có di ảnh của cô gái với khuôn mặt giống hệt như cô gái mà ông Hai vẫn gặp từ trước giờ. Nhưng điều làm cả ông Hai và bà cụ già ngạc nhiên, không, phải gọi là bàng hoàng hơn cả đó là… chiếc áo mưa màu xanh của ông Hai cho cô gái mượn hồi đêm lúc này đang nằm chỏng chơ trên bàn thờ.
Di ảnh cô gái như đang cười, nét cười ma mị yêu quái, và chiếc áo mưa hãy còn ướt nước… Bức di ảnh ấy nhìn ông Hai… vẫn đang nhìn…
– Chở con về… kẻo mẹ con mong…. Là những gì cuối cùng mà con bé nói khi được người ta đến cứu… nhưng đã quá muộn… tội nghiệp nó chết trẻ… mà vẫn còn lo cho tôi ! – Bà cụ già khóc rấm rứt.
Ông Hai lặng người đi trước bức di ảnh của cô gái và lời than khóc của người mẹ già đau yếu, và cả trước chiếc áo mưa của mình…
Nửa tháng sau, khi ông Hai đã hoàn hồn trở lại thì mới dám tiếp tục đạp xe vào rừng đốn củi, âu cũng vì kinh tế gia đình nên dù có sợ đến mấy, ông cũng phải cố gắng. Con đường từ nhà đến chỗ cô gái đứng đợi mọi hôm đều rất ngắn, nhưng sao hôm nay ông Hai có cảm giác nó như bị kéo dài ra vô tận. Tránh không hướng mắt mình nhìn về gốc cây bạch đàn ấy như một thói quen, ông Hai nhắm tịt mắt mình định bụng sẽ đạp xe thật nhanh để không phải gặp “cô ấy”.
– Bác ơi… con nè… !
Ông Hai loạng choạng suýt ngã xe khi nghe thấy tiếng gọi của cô gái, và lúc này thì cô ấy rất nhanh đã vụt đến sau xe ông, tủm tỉm cười hờn dỗi:
– Mấy hôm nay bác đi đâu vậy, làm con đứng đợi hoài…. !
– Ừ… không…. ! – Ông Hai lắp bắp, có lẽ đã phát hiện ra vừa rồi cô gái đi nhanh đến cỡ nào.
– Nhanh nào bác, chở con về kẻo mẹ con mong ! – Cô gái nhắc lại câu nói quen thuộc.
Nếu là lúc bình thường, ông Hai sẽ đạp nhanh theo lời cô, nhưng hôm nay, cái câu nói ” chở con về kẻo mẹ con mong ” hệt như một thứ âm thanh vọng lại từ cõi âm, nó khiến guồng chân đạp xe của ông nặng nề như đeo đá. Ông Hai lúc này đã sợ chết khiếp nhưng vẫn không biết phải làm gì, chỉ lầm lũi đạp xe vô định.
Được một lúc sau, cô gái đập vai ông và hỏi:
– Hôm nay bác sao vậy ? Im lặng quá !
Ông Hai không dám quay đầu lại nhìn, chỉ nhắm tịt mắt lại mà lẩm bẩm:
– Tui… tui lạy cô, cô sống khôn thác thiêng… đừng nhát tui nữa… tui còn gia đình, còn làm ăn…. Nam mô a di đà Phật !
Cô gái không còn lên tiếng trả lời ông Hai nữa, giây lát sau, ông Hai chợt cảm thấy phía sau xe mình nhẹ bẫng đi như không hề đang chở một ai, vội quay mặt lại theo phản xạ thì ông nhìn thấy….
– Ông Hai nhìn thấy gì… vậy anh ? – Tiểu Mai hồi hộp hỏi, nàng không hề phát hiện ra là đã nép sát vào người tôi tự nãy giờ.
– Ổng thấy… mặt của người con gái đó to bành ra như một cái mâm vậy… ! – Tôi thở hắt ra.
– Eo ơi…. ! – Tiểu Mai áp mặt vào vai tôi. – Rồi sao nữa…. ?
Hơi buồn cười trước điệu bộ đang sợ hãi mà vẫn tò mò của Tiểu Mai, tôi kể tiếp hồi cuối câu chuyện về ông Hai.
Sau khoảnh khắc kinh hoàng khi biết cô gái đã biến thành quỷ, ông Hai giật mình té oạch ra đường. Cô gái nhảy vụt lên cây bạch đàn, ngửa mặt cười một tràng cười ghê rợn đầy man dại rồi biến mất. Sáng hôm sau, những người đi đường tìm thấy ông Hai đang bất tỉnh ở ven rừng, họ vội gọi nhau đưa ông về nhà. Thế rồi câu chuyện này được kể lại trong ánh mắt thất thần cùng nỗi khiếp sợ tột độ của ông Hai, mọi người hết thảy đều tin đây là chuyện có thật bởi đúng là ở cung đường đó đã từng có một cô gái trẻ chết vì bị đá đè dập nát một nửa thân dưới. Và căn cứ vào vẻ mặt kinh hoảng của ông Hai thì không thể nào là bịa chuyện được.
Đến đây thì tôi tặc lưỡi nói:
– Một thời gian sau, ông Hai hóa điên rồi bắt đầu đi lang thang, sau đó được phát hiện nằm chết tại một băng ghế công viên mà không ai biết lí do vì sao, bà Hai vợ ông cũng từ đó mà cùng con trai bỏ đi biệt xứ…. !
Kết thúc câu chuyện, tôi phì cười nhìn Tiểu Mai:
– Sao thế ? Nãy còn quả quyết là ngồi ở bên kia mà !
Tiểu Mai vẫn chưa hết sợ, nàng nép vào lòng tôi bướng bỉnh:
– Ai bảo anh kể chuyện ma… hic, ghê quá… !
– Thì em thích tin là có ma nên anh mới kể ! – Tôi cười vuốt tóc nàng như dịu dàng trấn an rồi tiếp lời. – Sau đó thì bà bạn của mẹ anh không kể tiếp phần sau vì anh đã la lên um sùm, quăng luôn con rôbô mà bỏ chạy có cờ !
– Hì….. ! – Tiểu Mai gượng cười vì màn bông đùa của tôi.
Rồi tôi hơi ngạc nhiên, đưa mắt nhìn Tiểu Mai:
– Em cũng lạ nhỉ, rõ ràng là sợ ma nhưng lại thích nghe, là thế nào ?
– Thì… nghe cho biết ! – Nàng phụng phịu.
– Kì lạ, ở nhà mẹ em có kể chuyện ma cho em nghe không ? – Tôi thắc mắc.
– Cũng có, nhưng phần lớn là do bà ngoại em kể lại ! – Tiểu Mai trả lời.
– Có à ?
– Ừa, ngoại em kể nhiều về những truyền thuyết ma quỷ… phần lớn là để dọa mỗi khi tụi em không chịu đi ngủ, nhưng đó là hồi còn nhỏ thôi !
– Thế có đáng sợ bằng chuyện lúc nãy anh kể không ?
– Cũng có… em không biết nữa !
– Thế kể anh nghe chuyện ma làm em sợ nhất đi !
– Ghê quá… kể vầy rồi ai mà dám ngủ nữa trời !
– Thì thức luôn, đằng nào cũng trễ rồi còn gì !
Quả thật là lúc này đồng hồ đã điểm gần 2 giờ khuya, ngoài đường lại càng vắng lặng hơn nữa, tiếng chó sủa nãy giờ cũng đã mất hút, chỉ còn lại màn đêm liêu trai u tịch. Tiểu Mai khẽ nhấp một ngụm trà, rồi nàng chậm rãi nói, mở đầu cho câu chuyện của mình.
– Người ta gọi đó là truyền thuyết về một người tên là Lục Bộ…… !
Cũng cần biết là những truyền thuyết ma quỷ ở Nhật Bản mang một sắc thái khác hẳn với Việt Nam, đó là các câu chuyện rùng rợn về quỷ một mắt, người phụ nữ không có gương mặt, kappa hay bà chúa tuyết, hoặc cũng có thể là một người nào đó chết nhập hồn vào bất kì vật nào xung quanh mình.
Theo lời Tiểu Mai kể thì trong lịch sử cổ xưa của xứ sở hoa anh đào, có một vị thánh tăng tên là Lục Bộ đã chu du qua rất nhiều chùa chiền xuyên suốt đất nước. Có một đêm nọ, một vài người dân trong ngôi làng mà Lục Bộ đang ngồi nghỉ chân đã ngỏ ý mời ông nghỉ lại qua đêm, và được Lục Bộ đồng ý.
Đêm hôm đó, người ta phát hiện ra chiếc túi bằng tre của Lục Bộ mang sau lưng có chứa rất nhiều vàng bạc và châu báu, ngọc ngà tượng Phật vàng bạc đủ cả. Vậy là họ đều nảy sinh lòng tham, nhân lúc Lục Bộ đang ngủ say mà lẻn vào giết chết ông ấy.
Để dàn dựng cho cái chết của vị thánh tăng này, những kẻ thủ ác đã vờ như Lục Bộ tự mổ bụng mình và vứt nội tạng ra bên ngoài. Sáng hôm sau, dân làng kinh hãi phát hiện ra Lục Bộ đã chết trong tư thế tự sát của một võ sĩ đạo, nội tạng bị vứt ra bên ngoài, máu chảy nhuộm đỏ cả một gian phòng.
Những tên hung thủ vội vàng bỏ chạy khỏi làng ra đến một nơi mới, dựa vào số châu báu đã cướp được của Lục Bộ mà xây dựng sự nghiệp địa chủ giàu có của mình, lâu dần hình thành nên một dòng họ vững mạnh và vương giả. Thế nhưng sự không diễn được lâu, khi mà một hôm nọ, những người canh gác cho biết họ thấy bóng một vị hòa thượng đang chống gậy đi bộ, lưng có đeo một cái túi vuông vức bằng tre. Tiếng bước chân lộp cộp trên đá, lạo xạo trên cỏ đã luôn ám ảnh hằng đêm toàn bộ thành viên của dòng họ ấy. Những kẻ thủ ác năm xưa, cũng là những người đứng đầu dòng họ bây giờ biết là hồn ma Lục Bộ đã tìm đến mình trả thù, bèn tổ chức một cuộc họp khẩn cấp.
Đêm hôm đó, khi cuộc họp đang diễn ra thì từ trên trần nhà đột ngột rơi xuống một quả tim nóng hổi đầy máu vẫn còn đang đập thình thịch. Kế sau đó là đến phổi, ruột rà, nội tạng các thứ rớt xuống như mưa, khiến những kẻ đang họp phải hoảng sợ bỏ chạy, nhưng không một ai thoát khỏi gian phòng đó. Và rồi trong sự kinh sợ tột độ, hồn ma thánh tăng Lục Bộ lúc này đã hóa thành quỷ nhẹ nhàng đáp xuống, giơ đôi mắt trắng dã cùng hàm răng nanh sắt nhọn:
– Ta sẽ không giết các ngươi, nhưng con cháu đời đời kiếp kiếp của các ngươi đêm đêm sẽ phải chịu sự tra tấn này…… !
Nói rồi Lục Bộ biến mất, bỏ lại những kẻ thủ ác đã há hốc mồm vì sợ, vì mớ nội tạng đang vương vãi trong phòng, vì cơn mưa máu vừa ào xuống khi nãy.
Kể từ lúc đó, tất cả những người trong dòng họ của bọn thủ ác năm xưa hằng đêm vẫn thường sợ hãi nghe tiếng bước chân lộp cộp từ đôi dép gỗ của Lục Bộ đang bước đi trên những thanh xà nhà. Và có lắm kẻ phải chết đứng vì vỡ tim tại chỗ bởi nỗi sợ hãi từ một hồn ma hòa thượng, đầu đội nón tre, vận trang phục tu hành cổ xưa, một tay cầm chiếc chuông vàng, một tay cầm gậy, và Lục Bộ vẫn giơ đôi mắt trắng dã cùng hàm răng nanh nhọn hoắt của mình để mang đến nỗi ám ảnh ngàn đời cho thành viên con cháu dòng họ đó mãi cho đến tận về sau.
Nhưng cũng có thuyết kể lại rằng nếu là người hiền lành thì khi vô tình gặp, hồn ma Lục Bộ sẽ không lôi mớ nội tạng của mình từ trong chiếc giỏ đằng sau, mà là vô số ngọc ngà châu báu để tặng cho người nghèo…
– Kể từ đó thì truyền thuyết về vị thánh tăng Lục Bộ ra đời, và người ta gọi đó là truyền thuyết cổ xưa nhất Nhật Bản, mang tên Lục Bộ Bảo Tạng ! – Tiểu Mai kết thúc câu chuyện của mình.
– Lục Bộ… Bảo Tạng ? – Tôi há hốc mồm.
– Ừa, Bảo Tạng một mặt mang nghĩa là bảo vệ một kho tàng, ngoài ra còn có nghĩa là đem đến… những nỗi sợ hãi về nội tạng của Lục Bộ ! – Nàng chậm rãi giải thích.
Kết thúc chuyện của Tiểu Mai, tôi lúc này đã gọi là tim đập chân run vì hổng dè chuyện của nàng còn kinh dị hơn của tôi gấp mấy lần. Nếu là lúc còn nhỏ thì nãy giờ tôi đã són ra quần tự đời nào rồi chứ không phải là toát mồ hôi hột như vậy nữa. Vì ai đời lại có câu chuyện kinh dị đến độ đem cả nội tạng tim gan phèo phổi của mình ra mà vứt lung tung như vậy chứ.
Tiểu Mai nhìn tôi bằng ánh mắt nửa trêu chọc, nửa thắc mắc:
– Anh đang sợ chứ gì ?
– Bậy, làm quái gì có ! – Tôi chối ngay tắp lự. – Chứ bộ em không sợ à ?
– Cũng có hơi hơi thôi, nhưng đâu đến nỗi như anh, thật chứ lúc ngoại kể ra thì hai đứa em cũng sợ khóc thét lên luôn ! – Tiểu Mai cười tủm tỉm.
– Xạo, chuyện của anh bình thường mà em đã nhảy dựng lên, thì nói gì đến chuyện Lục Bộ khi nãy ! – Tôi sầm mặt cự lại, không để ý là mình đang vụng chèo khéo chống.
– Thì em có nói là em không sợ đâu, chỉ có anh càng nói càng tự… hi hi ! – Nàng định tiếp lời nhưng lại bật cười khúc khích khi thấy tôi đang đỏ mặt tía tai.
Đang định chối tiếp để chiến đấu vì sĩ diện thì tôi chợt ngớ người ra thắc mắc:
– Ủa ? Em bảo… lúc nãy ngoại em kể chuyện ma rồi “hai đứa ” sợ khóc thét lên… là sao? Sao lại có cả hai đứa ở đây ?
Khoảnh khắc được tính bằng phần ngàn của giây, tôi thấy Tiểu Mai đưa mắt nhìn sang bên rồi nàng mỉm cười đáp:
– Là Akira, cậu ấy hay qua nhà em chơi mà !
– Trời tối khuya… mà cũng qua chơi được ? – Tôi ngờ vực.
– Ai bảo anh là trời tối ? – Tiểu Mai hỏi lại.
– Thì… kể chuyện ma không kể lúc tối thì kể lúc nào nữa ! – Tôi chưng hửng.
– Đâu hẳn, lúc đó buổi trưa thôi, em với Akira đi học về, cậu ấy được mời qua nhà em ăn cơm, sau đó thì ngoại gọi hai đứa lại kể chuyện ! – Nàng đáp rõ ràng rành mạch.
Chưa kịp nghĩ ra thêm câu hỏi nào để đặt tên cho thắc mắc mơ hồ chưa kịp định hình của mình thì bỗng dưng ánh sáng vụt tắt đi.
– Phụt….. !
Mọi thứ xung quanh đột ngột chìm vào màn đêm yên lặng, và ngay sau đó thì tiếng chó sủa nhà bên lại vang lên những tràng dài.
Cả tôi lẫn Tiểu Mai đều đồng thanh nói với nhau qua hơi thở:
– Cúp điện….. !
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209