Vậy là chương trình “Kể chuyện đêm khuya ” được phép bắt đầu, tôi vờ húng hắng giọng ra vẻ nghiêm trang, rồi trước ánh mắt hồi hộp xen lẫn tò mò của Tiểu Mai, tôi chậm rãi bắt đầu câu chuyện của mình bằng một giọng kể âm u, lạnh lẽo:
– Sáu năm trước, có một hôm nhà anh có khách, đó là một người bạn cũ của mẹ…..
Đúng vậy, tôi đang kể lại một câu chuyện mà chính tai tôi nghe được, câu chuyện này xảy ra vào sáu năm trước, tức là khi tôi còn học lớp năm. Hôm đó, tôi đang ngồi chơi ráp rôbô mô hình ở giữa nhà, vừa chơi vừa lầm bầm rủa thầm Sơn đen cái tội nó ham… phụ việc nhà không đi đá bóng với tôi. Và tình cờ lúc đó, mẹ tôi cùng bà bạn sau một hồi hàn huyên tâm sự đã nhắc đến chuyện không nên nhắc trước mặt con nít:
– Mà bà nhớ bà Hai bán bánh tráng đầu ngõ trường mình hồi đó không ?
– Ừ, sao nhỉ ? Giờ bà Hai vẫn còn bán à ? – Mẹ tôi hỏi lại.
– Không, chồng bả vừa chết tháng trước, nên giờ bả nghỉ bán rồi, mà tui cũng không biết giờ gia đình bả ở đâu nữa ! – Bà bạn trả lời.
– Sao chồng bà Hai lại chết ? Nhìn ổng khỏe mạnh lắm mà, tập thể dục thường xuyên có bệnh hoạn gì đâu, hay là bị tai nạn ? – Mẹ tôi sửng sốt.
Và bà bạn của mẹ tôi lúc này thì khuôn mặt tự dưng đăm chiêu hẳn ra, thoáng nhìn quanh quất một hồi, thấy tôi đang cắm đầu vào con rôbô to đùng thì bả mới ghé tai mẹ tôi mà trầm giọng nói, không hay biết ở bên này, hai tai tôi cũng đang dỏng lên hóng chuyện:
– Nghe đâu ổng gặp ma nên hóa điên, rồi chết…… !
Ngày trước, mẹ tôi cũng học trường Phan Bội Châu tôi đang theo học bây giờ, và cũng giống Khả Vy, mẹ tôi theo học từ cấp hai đến hết cấp ba. Ở trường, mẹ tôi nổi tiếng là học sinh giỏi Toán nhất khối suốt mấy năm liền đến độ sau này thầy cô khi biết tôi là con của mẹ thì đều gật gù khen “mẹ nào con nấy “, còn mấy ông chú bác con trai trong trường thì si mê mẹ tôi như điếu đổ, thế nhưng mẹ tôi chỉ chọn kết hôn với ba tôi, vì theo lời bà nói là do mẹ chỉ thích những ai thông minh hơn mẹ. Vậy đấy, kết quả của cuộc hôn nhân trên chính là hai anh em tôi bây giờ, thằng nào cũng giỏi, và tôi lại còn giỏi hơn ông anh tôi gấp bội… à quên xin lỗi mọi người, có lẽ tôi đã tự sướng hơi quá đà thì phải !
Quay trở lại câu chuyện theo lời bà bạn của mẹ tôi kể, thì hồi cách đây hai ba chục năm trước, đầu đường vào trường có gia đình chuyên làm bánh tráng nọ, đó là gia đình bà Hai. Bà Hai có hai người con, một ông lớn thì bỏ nhà đi biệt xứ từ hồi trai tráng, ông út còn lại thì dở dở ương ương, tâm thần bất định. Chồng bà Hai là ông Hai từng đi lính ngày trước, sau giải phóng thì hai ông bà kết hôn. Ông Hai rất khỏe mạnh, dáng người đen nhẻm chắc nịch, là cột trụ gia đình, cứ sáng nào ông cũng dậy sớm đun củi rồi đổ bánh tráng, đến sáng ra là bà Hai lại quẩy gánh mang bánh ra chợ bán cho kịp phiên chợ trưa.
Ông Hai có một thói quen vẫn giữ từ hồi còn đi lính, đó là sáng nào ông cũng dậy thật sớm từ 3 giờ khuya để đạp xe từ nhà mình vào cánh rừng cách nhà mình độ năm cây số, vừa kết hợp tập thể dục vừa chở củi từ rừng về nhà để sinh hoạt. Nhà ông là một căn nhà cấp bốn xập xệ nằm lọt thỏm trong một vùng cây cối um tùm ít dân cư qua lại, sáng nào ông cũng lọ mọ đạp xe từ đó đến cánh rừng nọ để lấy gỗ.
Khuya hôm ấy, khi bầu trời còn tối mịt mờ, ông Hai vươn mình tỉnh dậy sau giấc ngủ rồi bước ra hiên nhà, vục mặt vào lu nước mát lạnh cho tỉnh táo. Đưa mắt nhìn bầu trời tối đen như mực, ông hít một hơi dài những không khí lạnh của buổi khuya rồi lại dắt xe ra ngoài, trong nhà vợ và con ông vẫn còn đang say ngủ. Tay vắt lại những sợi dây thừng sau yên xe và cây rìu giắt sau lưng, ông ngồi lên rồi đạp đi theo hướng cũ vào rừng.
Con đường ông Hai thường đạp xe vào rừng là một cung đường có nhiều khúc quanh, khá hẹp và nhỏ nên ít khi có xe cộ qua lại, chỉ trừ những người khách bộ hành can đảm. Bởi dọc hai bên đường một bên là rừng cây hoang vu, một bên là núi đá, ngộ nhỡ trời mưa sạt lở đất đá thì núp vào bên nào cũng cầm chắc cái chết. Khuya hôm nay, ông Hai vẫn cần mẫn đạp xe vừa để tăng cường sức khỏe, vừa để vào rừng kiếm ít củi cho sinh hoạt gia đình.
Qua đến một đoạn đường nọ, ông thoáng ngạc nhiên khi thấy trước mặt mình có một bóng người đang đứng lớ ngớ đầy bối rối. Lẽ hiển nhiên rằng ông Hai sẽ phải cảm thấy sửng sốt bởi đây là đoạn đường đã quá đỗi quen thuộc với ông khi ngày nào cũng đi qua, và đâu có lí nào vào lúc nửa đêm khuya khoắt thế này lại có người nào đó đứng yên bên đường, giữa không gian tịch mịch âm u của rừng cây và núi đá.
Giây lát sau, ông Hai chầm chậm đạp xe đến trước nhân ảnh đang đứng tại chỗ ấy và…
– Bác ơi, cho con đi nhờ xe một đoạn được không… ?
Trước mắt ông Hai lúc này là một người con gái khá xinh xắn, mái tóc cô dài ngang lưng và được búi qua một bên vai, cô hấp háy mắt nhìn người đàn ông trung niên đang đờ người ra đối diện mình rồi cười nắc nẻ:
– Coi kìa, bác sao vậy ?
– Con… sao giờ này con lại.. đứng một mình ở đây ? – Ông Hai sửng sốt tột độ, vì ai cũng biết ra ngoài vào lúc này thì đàn ông cũng có đôi chút e dè, đừng nói là cô thiếu nữ chân yếu tay mềm trước mặt.
– Con đi vào phố mua thuốc cho mẹ, dọc đường thì bị trật chân, con đợi ở đây nãy giờ mới có người đến giúp ! – Cô gái trả lời.
– Ai đến giúp ? – Ông Hai thắc mắc.
– Bác chứ ai trời ! – Cô gái khúc khích cười.
– Vậy chứ lúc tối con đi xe gì vào phố ?
– Con đi xe ôm, nhưng đến gần nhà thì con xuống định đi bộ cho khỏe người với lại tiết kiệm ít tiền, đi được một lúc thì vấp hòn đá nên té trật khớp !
– Rồi con đợi từ lúc đó đến… giờ luôn à ?
– Dạ, bác chở con về nhà giúp nha, kẻo mẹ con lại lo !
– Ừ.. ừ… nhà con gần đây không ?
– Dạ cũng gần, còn một đoạn nữa là đến thôi bác !
– Vậy con lên xe đi !
Rồi trước sự giúp đỡ tận tình của ông Hai, cô gái bí ẩn ấy khập khiễng từng bước tễnh chân lên yên sau xe đạp.
– Con bám chắc nhé, đường ở đây xốc lắm đấy ! – Ông Hai cẩn thận dặn dò.
– Dạ, con biết mà bác ! – Cô gái gật đầu đáp.
Rồi chầm chậm đạp xe đi, ông Hai hoàn toàn tin hẳn vào lời nói đầy mâu thuẫn của cô thiếu nữ này mà không một chút ngờ vực. Bởi lẽ là thân con gái dặm trường thì ai mà lại chẳng sợ, thế nhưng giữa rừng hoang âm u tịch mịch lúc này, cô gái ấy đã đứng đợi người đến giúp một thân một mình suốt từ lúc tối đến tận nửa đêm. Nếu đúng theo lời cô thì lúc này mẹ cô đang bệnh cần mang thuốc về, và thật sự nếu nhà cô ở gần đây thì theo lẽ tự nhiên, cô dù có đau chân cách mấy cũng phải cố gượng bước về nhà mới phải. Đằng này cô vẫn bình thản đứng đợi người dù biết đoạn đường này vắng người qua lại, thế nên… lấy gì làm chắc chắn sẽ có người đến giúp ?
Chỉ trừ một lí do duy nhất, đó là cô gái ấy biết được ngày nào ông Hai cũng chạy qua đoạn đường này, vào thời điểm này.
Nhưng không thể trách ông Hai được, bởi nếu ma quỷ là có thật thì chúng hẳn có thuật nhiếp hồn, có thể là con người mụ mê đi không còn tỉnh táo như ngày thường nữa.
Ông Hai lúc này không mảy may nghi ngờ gì những lời cô gái nói, mà trái lại ông còn chủ động bắt chuyện:
– Chừng nào gần đến nhà thì con báo để bác biết nhé !
– Dạ, cũng gần đến rồi đó bác ! – Cô gái thoáng mỉm cười u tịch.
– Ủa, nhanh vậy à ? – Ông Hai ngạc nhiên.
– Dạ, đây nè, đến rồi bác ơi ! – Cô gái gọi giật.
– Đến đây được rồi, con cảm ơn bác nha !
– Sao được ? Để bác đưa con vào tận nhà chứ, chân con bị đau mà !
– Dạ không sao đâu, con tự đi vào được, gần mà !
– Ừm… vậy con cẩn thận đấy !
– Dạ, cảm ơn bác nhiều !
Vậy là ông Hai đưa cô gái đến tận nhà, nhưng không vào luôn bên trong mà chỉ dừng lại ở đầu ngõ. Đó là một con đường mòn dài và hẹp, xung quanh là những rặng cây bạch đàn đang xì xào trong gió, màn đêm cô liêu lạnh lẽo càng làm tăng thêm không khí u ám của buổi đêm, khi mà dương khí suy giảm và âm khí cực thịnh.
Ông Hai đứng nhìn nhân ảnh cô gái đi xiêu vẹo trong gió, mái tóc bay lưa thưa theo từng đợt không khí lạnh thổi qua, mãi đến khi trong thấy cô gái khuất sau một mái nhà tranh có ánh đèn dầu thấp thoáng thì ông mới tặc lưỡi đạp xe đi tiếp.
Và câu chuyện sẽ không có gì để kể tiếp nếu như ông Hai không còn gặp cô gái ấy thêm lần nào nữa. Sự thật đi ngược lại như thế, hàng đêm cứ đúng 3 giờ, ông Hai vẫn đạp xe một mình để vào rừng lấy củi. Và trên đường đi, ông Hai thỉnh thoảng vẫn chở cô gái đang đứng đợi ông ven đường về lại đầu ngõ. Lần nào cũng vậy, cô gái không cho ông vào nhà vì lí do đêm hôm khuya khoắt, mẹ cô sẽ không đồng ý có đàn ông lạ mặt vào nhà.
Lí do tại vì sao ông Hai cứ tiếp tục chở cô gái đi thì không một ai hay biết, và họ cũng không dám biết vì sợ mang tiếng là phải tội với “người âm “. Mọi sự cứ thế tiếp diễn, ông Hai trên đường đốn củi về cho gia đình vẫn luôn tiện đường đưa cô gái ấy về đầu con ngõ đầy những hàng cây bạch đàn. Gia đình ông, cả vợ lẫn con đều không lấy làm thắc mắc gì khi mà lượng gỗ ông Hai mang về ngày một nhiều hơn bình thường, mà theo lời ông là có người tốt chỉ chỗ cho ông nên đốn chỗ này, chỗ kia sẽ được dễ dàng hơn. Ông Hai vẫn đưa cô gái về nhà, cô gái ấy luôn chỉ ông hai nơi có gỗ tốt như là một cách trả ơn, sự vẫn diễn ra đều đặn như thế.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Phần 208
Phần 209