Khi xưa thơ bé tôi đã hứa rằng sẽ lấy em làm vợ khi hai đứa gặp lại. Nào đâu chưa đến 10 năm thì tôi đã quên đi lời hứa đó rồi, thậm chí còn quên luôn cả em nữa chữ. Nếu như không có mùi nước hoa đó thì không biết đến chừng nào tôi mới có thể nhớ ra em được đây.
Mà lí do để tôi quên nhanh như thế là vì lúc trước tôi chỉ xem nhưng lời hứa đó chỉ là nhưng lời giao kèo của con nít với nhau mà thôi. Chúng sẽ mau chóng tan biến như những viên kẹo bạc hà tôi thường ăn lúc nhỏ.
Thế mà Lam Ngọc lại xem nó như mục đích sống của mình. Em luôn luôn phấn đấu để đạt được nó như một lời thề non hẹn biển của một đôi trái gái sắp chia lìa nhau.
Không thể hoàn toàn trách Lam Ngọc được, chỉ vì tôi quá vô tâm xem lời hứa tựa như những chiếc lông có thể bị gió cuốn đi bất cứ lúc nào. Còn Lam Ngọc thì tất nhiên rất coi trọng những lời hứa đó rồi, nếu không thì em sẽ không bao giờ chịu đựng những vất vả, thử thách đó để được như hôm nay đâu.
Lương tâm cắn rứt đã trở thành động lực để tôi mở miệng hối lỗi trước Lam Ngọc một cách đầy chân thành:
– Phong xin lỗi! Giá như Phong nhận ra được Ngọc sớm hơn thì mọi chuyện sẽ không tiến triển đến ngày hôm nay đâu!
Nghe xong lời trần tình của tôi, em chỉ phì cười rồi đáp lời:
– Nếu có giá như thì chưa chắc mọi chuyện sẽ diễn ra như lời hứa đâu Phong à!
– Vì sao?
– Vì tình cảm của con người xuất phát từ trong trái tim, không xuất phát từ những lời hứa! Bây giờ nếu Phong thực hiện lời hứa thì Phong có cam tâm không?
Quá bất ngờ vì câu hỏi của em, lại một lần nữa tôi chìm vào khoảng lặng tột cùng.
Đúng tình cảm phải xuất phát từ trong tim. Nhưng tôi cũng cảm nhận được vẻ như Lam Ngọc đang trách móc tôi đã thay đổi, đã không còn là Phong ngày xưa nữa và quan trọng nhất là em đang ám chỉ rằng trong trái tim tôi chưa bao giờ có hình bóng của em.
Rồi đột nhiên Lam Ngọc cười lớn, vỗ vai tôi bồm bộp:
– Thôi đừng khẩn trương như thế! Nãy giờ Ngọc chỉ đùa một tí thôi mà!
– Ơ, đùa…
– Ừ chỉ là đùa thôi! Ai mà để tâm đến lời hứa trẻ con đấy chứ!
– À, ừ! Chắc vậy rồi!
Kể từ lúc đó tôi cũng nhận ra một điểm yếu của Lam Ngọc là em diễn rất dở. Có vẻ một người ngay thẳng, trung thực như Lam Ngọc thì khái niệm kịch đối với em cứ như mặt trời với mặt trăng vậy, không bao giờ có thể kết hợp với nhau được.
Bởi vì trong cái vỗ vai của Lam Ngọc, tôi đã cảm nhận được ít nhìu sự bối rối trong đó. Và ngay trong giọng nói của em cũng ẩn chứa những giọt lệ u sầu khiến nó cứ run lên, nhão thành từng tiếng ngọng nghệu đặc trưng của người đang khóc.
Có lẽ em đã cố kìm nén rất nhiều mới nói được những câu bông đùa như vậy…
Chẳng bao lâu chúng tôi cũng đến nơi. Tụi thằng Toàn thì đã ổn định chỗ ngồi trong quán tự lúc nào rồi chỉ chờ chúng tôi đến cho đủ danh sách thôi.
Xét thấy mọi người đã có mặt đông đủ, nó bắt đầu trưng cầu dân ý:
– Mọi người muốn ăn món gì nào?
Lập tức, một loạt các món ăn được đưa ra với đủ loại hương vị từ các nườm sành ăn cho đến các cô nghiệp dư nhìn menu mà góp vui cho thêm phần inh ỏi.
Sau một hồi trưng cầu chẳng tìm được món nào nhất trí, thằng Toàn liền chuyển thành chế độ độc tài tự đưa ra món ăn cho cả nhóm:
– Ở đây có 20 người chia ra 5 người ăn một nồi lẩu đi! Vậy kêu 4 nồi lẩu hải sản nhe? Có ai ý kiến gì không?
Phần vì nó là chủ xị cầm tiền, phần vì nó gọi món ăn quá hợp lí nên chẳng đứa nào tranh cãi về món ăn nữa cả. Thằng Toàn đúng là chuyên gia ăn chơi thứ thiệt, chuyện gì về ăn chơi nó đều có thể quán xuyến được, độ này mà mai một nó làm quản trị kinh đoanh là số dzách luôn nè, ghê thật!
Chừng nửa tiếng sau, 4 nồi lẩu nghi ngút khói đã được bày trước mặt chúng tôi nhìn gợi miệng không thể nào tả được. Cứ mỗi lần thấy bọt nước lèo nổ bong bóc trong nồi lẩu là tôi chẳng thế nào kìm được nước bọt cứ ứa ra đầy miệng. Cảm tưởng như chỉ cần tôi vừa mở miệng ra thôi thì nước bọt sẽ trào ra ngập cả quán vậy, ngon kinh hồn!
– Kính thưa quý vị và các bạn. Tôi Nguyễn Nhật Toàn với tư cách là chủ xị của hội FA 10A4 xin tuyên bố khai mạc buổi party đêm noel năm nay…
Chẳng để chúng tôi phải chờ đợi lâu, thằng Toàn đã đứng lên dõng dạc khai mạc buổi tiệc với sự hô hào nhiệt tình bọn con gái lẫn cả bọn con trai chúng tôi.
Theo như phân chia lúc nãy là một nồi 5 người. Tôi, thằng Toàn, Khanh khờ, Lam Ngọc, bé Phương dùng chung một nồi lẩu.
Quả thật là bé Phương chọn quán này không sai chút nào, nước lẩu chua chua, ngọt ngọt ngon đáo để. Đã thế còn có thể xin bún thêm miễn phí nữa. Thảo nào quán này hôm nay lại đông như thế. Chúng tôi mà không đến sớm thì chắc đã không còn chỗ ngồi rồi. Hôm nay quán đông nườn nượp, chậc nít người, còn một số đang nấng ná ở ngoài không chịu đi nữa. Dường như đang chờ một nhóm nào đó vừa ăn xong là bọn họ lao vào liền vậy, tội ghê!
– Chẹp, bé Phương là số 1 luôn!
Thằng Toàn vừa chép miệng vừa tấm tắc khen bé Phương.
– Sao lại khen mình?
– Chọn quán ngon như thế mà, kiểu này kêu thêm một nồi lẩu nữa vẫn còn thèm đó!
– Hi, có gì đâu mà! Mọi người vui là được rồi!
Bé Phương vẫn vậy, lúc nào cũng nghĩ cho mọi người hết. Thảo nào tất cả con gái trong lớp đều yêu thích bé Phương đến thế. Đi đâu cũng rũ em theo, riết dần bé Phương cứ như là biểu tưởng của lớp 10A4 vậy. Đương nhiên là biểu tượng hòa bình của 10A4 rồi, còn biểu tượng địa ngục chẳng ai có thể so bì với Lam Ngọc được cả.
Mà nhắc đến Lam Ngọc thì nãy giờ mới để ý, em có vẻ trầm, chỉ lo ăn phần của mình ít khi tham gia nói chuyện chung cùng với mọi người lắm. Tôi biết tính em lạnh lùng, nghiêm nghị nhưng một khi đã tham gia vào nhóm rồi thì phải nhập gia tuy tục chứ, đâu có lững lưng như thế được.
– Lam Ngọc này, tích cực hoạt động với mọi người đi!
Tôi xoay qua em nói nhỏ.
– Không quen, Ngọc không thích đông người!
– Đăng kí vào hội rồi thì phải cùng vui chứ?
– Lúc đầu Toàn bảo mình đăng kí đi chơi, cứ tưởng là ít người nên Ngọc cũng đăng kí cho vui! Ai ngờ đâu đông người thế này, không thích!
Như để miêu tả thêm cảm nghĩ của mình, Lam Ngọc nhìn một lượt đám con gái xung quanh rồi nhăn mũi lắc đầu.
Với lí lẽ như thế thì tôi đành chào thua. Ai chứ cô bé Ngọc này cứng đầu lắm. Đã bao lần tôi khuyên em như thế này, thế kia trong lớp mà em có bao giờ chịu sửa đổi đâu. Nên mặc nhiên tôi cứ để em làm theo ý thích của mình. Đúng là giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời!
Thưởng thức nồi lẩu chừng được mươi phút sau thì thằng Khanh khờ lại làm một động tác hết sức quen thuộc mà tôi đã thấy nó làm nhiều lần vào những bữa tiệc trước đó. Đó là thò tay xuống dưới bàn, lôi lên một chai nước ngọt có màu đục đục kèm theo là một khuôn mặt gian xảo không thể nào tả được. Mỗi lần như thế là cái mặt của tôi lại nhăn lên, giật bặc bặc theo những sợi gân bởi lẽ đó chính là rượu.
Lần nào cũng vậy, cứ hễ có tiệc tùng là có mặt nó mà hễ có mặt nó là có nhậu nhẹt. Và lúc nào cũng lấy lí do: “Tiệc tùng mà không có rựu bia thì còn gì là tiệc tùng? ” Nên chả đứa nào có thể từ chối được cả.
Nhưng hôm nay đột nhiên nó giảm số lượng người nhậu nhẹt xuống hẳn. Chắc có lẽ do thấy đông người quá, phần vì toàn là con gái nên nó cũng ngại phải năn nỉ từng đứa uống theo kiểu bắt ép nên qui mô nhậu nhẹt chỉ được khoanh vùng trong bàn của tôi mà thôi!
Nhưng kế hoạch này đã sớm bị Lam Ngọc phản đối:
– Không được! Tôi không uống rượu đâu!
– Thôi nào bà Ngọc! Noel mà xõa đi!
– Không, tôi không thích!
Em vẫn lắc đầu ngoày ngoạy từ chối uống rượu cho đến khi tôi mở miệng thuyết phục:
– Ngọc này, lâu lâu mới có một lần mà! Cứ vui chơi đi!
– Không được là không được!
– Sao lại không được?
– Vì…
Em đột nhiên nhỏ giọng làm tôi phải ghé sát tai để thu âm thanh tốt hơn:
– Sao nào nói đi!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155