Tình yêu là một dạng cảm xúc rất mơ hồ và khó đoán, bởi lẽ nó là một thứ gì đó rất mênh mông, bao la và vô cùng rộng lớn, ở đây tôi sinh phép được gọi nó là một vòng tròn cảm xúc.
Trong vòng tròn cảm xúc đó nó lại chứa các trạng thái cảm xúc khác nhau của con người như: Hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si.
Nói đến đây chắc cũng sẽ có một vài đọc giả thắc mắc 7 dạng cảm xúc đó là gì đúng không nào? Vâng, đó chính là thất tình của con người, có thể hiểu nôm na là như thế này, hỉ là vui, nộ là giận, ái là yêu, ố là ghét, tham là tham lam, sân là thù oán, si là si mê, đó là những trạng thái cảm xúc mà chúng ta thấy được khi bước vào cái vòng tròn cảm xúc đấy.
Tuy nhiên người ngoài cuộc nhìn vào chắc sẽ không cảm thụ được hết nhưng thứ đó đâu mà chỉ có người trong cuộc mới có thể trải nghiệm một cách chân thực 7 dạng cảm xúc trong cái vòng tròn cảm xúc đó mà thôi.
Sở dĩ tôi phải giải thích một cách dong dài những điều về tình yêu ở trên là vì sắp sửa đây tôi sẽ phải đối mặt với một gánh nặng tình cảm mới, một gánh nặng mà tôi không hề muốn mắc phải, nhưng điều đó lại xảy với tôi, ngay vào lúc này, mặc dù tôi không bị thúc ép gì cả nhưng làm sao tôi có thể bỏ ngơ chuyện đó được.
Cũng không biết kể như thế nào với quý độc giả cho dễ hiểu nên tôi sẽ tiếp tục những chuỗi ngày học thêm ở nhà Phương để quý đọc giả có thể từ từ chiêm nghiệm nhé!
Mọi chuyện có thể bắt đầu từ lúc tôi đọc trộm nhật kí của bé Phương, kể từ lúc đó tính cách của bé Phương bắt đầu có một sự thay đổi nhỏ nhưng rất rõ rệt.
Nếu như mọi khi, trong lúc học, nhỏ sẽ đi xuống nhà dưới sắc trái cây cho tôi ăn để có sức làm thêm một đống bài tập nữa, nhưng thay vì làm vậy, giờ đây nhỏ chỉ ngồi một chỗ kế tôi mà hướng dẫn thật tình cách làm bài tập cũng như công thức cần áp dụng.
Đôi khi dường như quá mệt mỏi trong công việc học tập nên nhỏ lại ngủ thiếp đi trên vai của tôi lúc nào không biết, đến khi được hỏi lí do thì nhỏ chỉ dụi mắt cười khì như một chú mèo con hối lỗi thôi.
Nhưng cũng lắm những khi nhỏ ngồi một mình trên bàn học, tay cấm cuốn nhật kí mà mắt nhìn đâu đâu như đang suy nghĩ chuyện gì đó, thỉnh thoảng nhỏ lại cười mỉm chi, rồi thỉnh thoảng nhỏ lại thở dài hết sức não nề như lâm vào bế tắc.
Tôi thì lúc đó đầu biết gì, chỉ nghĩ rằng đó là cảm xúc nhất thời của một đứa con gái mới lớn mà thôi, vì nhiều khi tôi cũng có xem một số chương trình tư vấn tâm sinh lí trên TV nên cũng có để ý chút đỉnh về mấy chuyện đó. Nhưng con trai mà, chỉ xem qua loa thôi chứ đâu có để ý nhiều đâu, lúc chương trình diễn ra thì tôi chỉ kịp nghe đoạn “Con gái mới lớn thường có những cảm xúc thất thường do biến động tâm sinh lí… ” rồi chạy tót đi đá banh với tụi thằng Huy luôn.
Thế nên giờ đây tôi hoàn toàn mù tịt về những vấn đề này, chỉ biết trố mắt ra mà nhìn những hành động thất thường của nhỏ thôi, à mà cũng có hỏi vài câu ấy chứ, chẳng hạn như:
– Nè, sao ngồi thừ ra đó vậy, mệt hả?
– Hi, hông có gì! Đang suy nghĩ thêm bài tập cho Phong đó!
– Éc…
Hoặc những lúc nhỏ ngủ gật trên vai tôi:
– Nè, trời sáng rồi dậy đi!
– Hả, trời sáng rồi hả?
– Hề hề, còn ngủ nữa là tới trời sáng thật đó!
– Đồ quỷ!
– Áu… ú… ú… ú! – Tôi rú lên tê tái bì bị nhỏ giẫm bàn giò.
Đấy, lúc nắng lúc mưa là thế, khi thì hiền như chú mèo con khi thì dữ như hổ đói, thiệt là chẳng biết đường đâu mà lần.
À mà còn về vấn đề trang phục nữa chứ, lúc mới vào học thì nhỏ vẫn giản dị trong những bộ áo len tay dài mang đậm chất trẻ con cực kì dễ thương, nhưng dần về sau, nhất là từ ngày tôi đọc trộm nhật kí đến nay thì nhỏ lại đổi một phong cách khác cũng xinh xắn không kém đó chính là những bộ váy xòe màu hồng lợt.
Các quý đọc giả đây nghĩ sao? Riêng tôi thì cảm thấy quá ư là tuyệt vời. Nếu như những bộ áo len làm Ngọc Phương trở nên trẻ con, đáng yêu thì những bộ váy xòe lại tôn lên nét nữ tính, đằm thắm ẩn chứa bên trong con người nhỏ.
Có thể nói Ngọc Phương đã thay đổi 180 độ kể từ khi tôi đọc trộm nhật kí, tôi thì chẳng dám đem những chi tiết được ghi trong đó ra để chọc đâu, bởi lẽ sự thay đổi của nhỏ trong những ngày qua làm tôi hơi run, không biết có bị gì không nữa, lỡ mà nhỏ điên tiết lên lại treo cổ tôi tòn ten trước cửa nhà cũng không chừng? Thôi, nguy hiểm lắm, tốt nhất thì nên giấu kín trong lòng cho đến khi xuống mồ luôn là an toàn nhất.
Nhưng mà như quý đọc giả biết đấy, lửa gần xăng lâu ngày cũng nổ, kim trong bọc lâu ngày cũng mất tiêu, người ta chẳng thể giấu mãi được chuyện gì cả nhất là những chuyện liên quan đến tình cảm, cảm xúc kìm nén sâu trái tim con người. Nó được ví như một trái bom nổ chậm, có thể phát nổ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu chỉ cần một kích thích nhỏ mà thôi.
Có thể lấy trường hợp của tôi và bé Phương ra làm một ví dụ điển hình, đáng lẽ mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp và êm xui nếu như tôi không tình cờ đọc trộm nhật kí của nhỏ, nhưng đó chỉ là nếu như thôi bởi vì giờ đây mọi chuyện đã xảy ra rồi, ngòi nổ của quả bom cũng đã được đánh lửa, những việc mà tôi có thể làm giờ đây là chờ đợi quả bom ấy phát nổ và lãnh chịu hết mọi hậu quả mà quả bom ấy mang lại.
Đó là một buổi tối cuối tuần học thêm tại nhà bé Phương, như mọi thường thì nhỏ sẽ cho tôi một đống bài tập lằng nhằng để giải rồi sau đó nhỏ sẽ chấm điểm từng bài, bài nào được điểm 7 – 8 trở lên coi như cho qua, còn bài nào từ 6 điểm trở xuống là nhỏ sẽ hướng dẫn lại bài đó rồi cho tôi một bài tương tự để giải.
Thế nhưng số lượng bài tập mà bé Phương soạn thì có hạng mà trình độ tiếp thu của tôi cũng không phải loại thấp, tuy lúc đầu có hơi lọng cọng đấy, nhỏ cho 5 bài thì tôi phải ngồi làm lại đến 4 bài rồi nhưng càng về sau tôi càng tiếp thu mau hơn, số bài tập phải làm lại cũng vơi dần đi, 4 bài, 3 bài rồi 2 bài thậm chí là chỉ sai có 1 bài thôi và lỗi sai đó cũng chỉ là một lỗi nhỏ về đổi đơn vị tính toán.
Thế nên những buổi học ở nhà Phương thường kết thúc rất nhanh, chỉ khoảng một tiếng đồng hồ thôi là tôi đã hoàn thành xong chỉ tiêu của nhỏ đưa ra rồi, thay vì phải ngốn hết 2 tiếng đồng hồ như trước đây.
Và cứ mỗi khi được nghỉ sớm là tôi lại xuống nhà dưới ngồi tán chuyện với ba của bé Phương, nội dung của những cuộc tán chuyện đó cũng chỉ xoay quanh việc học hành của tôi thôi, nhưng cũng lắm khi tôi bị bác gài hàng về chuyện của bé Phương, kiểu như:
– Hai đứa bắt đầu được bao lâu rồi.
– Ẹc, đâu có chuyện gì đâu bác! – Tôi hớt hải.
– Thì bác hỏi hai đứa như thế này bao lâu thôi mà!
– Hic, làm gì có chuyện đó đâu ba! – Ngọc Phương tiếp lời tôi.
– Ơ, bác hỏi hai đứa học học thế này đã bao lâu rồi, con nghĩ đi đâu thế?
– Óe, bác đâu có nói rõ ạ!
– Bộ ngoài học ra còn có chuyện khác nữa sao?
– Kh… không ạ, chỉ là học thôi! – Tôi chối giả lả.
Thiệt là tôi cũng ngại nói chuyện với bác lắm nhưng đã học xong rồi, ở lại mãi trong phòng của bé Phương cũng kì, mà xin đi về trước cũng chẳng đặng. Tất cả cũng chỉ tại thằng Toàn cô hồn mà ra, trái bom mà nó quăng cho tôi đến giờ vẫn còn dư âm nặng nề, nhất là khi đối mặt với chất xúc tác là ba của nhỏ đây thì nó càng tái phát khủng khiếp hơn cả trái bom gốc gấp vạn lần.
Nhưng khi nghe cái tin sét đánh ngay sau đây thì quý đọc giả sẽ coi tình huống ở trên chẳng là gì cả, bởi lẽ như tiêu đề của nó “tin sét đánh” tức là khi nghe đến tin đó thì toàn thân của quý đọc giả sẽ giật bắn lên như bị sét đánh vậy, cụ thể là như này:
Trong lúc nói chuyện với ba của bé Phương thì ông bỗng rút điện thoại ra nói chuyện với ai đó rồi đi vào nhà với vẻ mặt rất đăm chiêu…
– Xem ra hôm nay không chở con đi được rồi Phương à!
– Sao thế ba?
– Công ty đột nhiên có việc họp đột xuất nên ba phải đi ngay bây giờ!
– Còn… – Nhỏ cắn môi mặt méo xệch.
– Chắc phải lỡ tuần này rồi con ạ, hay là để tuần sau ba chở đi bù nhé!
– Hức, sao ba không nói sớm, làm con đã chuẩn bị đâu vào đầy rồi! – Nhỏ mếu máo.
– Thôi ba xin lỗi, con gái ngoan của ba đừng khóc mà, có Phong nhìn kìa xấu lắm!
– Kệ, bắt đền ba, hu!
– À, phải rồi! Phong ơi, giúp bác một việc được không? – Ông bỗng quay sang tôi.
– Dạ, bác cứ nói đi ạ!
– Phiền con chở bé Phương của bác ra Wonderland Q. 7 Chơi nhé?
– Kh… không thành vấn đề! – Tôi hơi bất ngờ về địa điểm.
– Vậy còn đi chơi với bạn Phong nhé Phương, ba sẽ cố gắng về sớm vào sáng mai được chứ?
– Um… – Nhỏ khẽ gật đầu.
– Thế nhé, bác đi đây! Hai đứa nhớ vui chơi lành mạnh đấy!
– Nữa… – Hai đứa tôi đồng thanh.
– Thôi thôi! Đi đây! – Ông cười khoái chí rồi tiến về phía gara xe.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155