Màn đêm dần buông xuống, bữa tối cuối cùng ở quê nhà rốt cuộc đã đến. Tôi ‘khiêng’ Hạnh Nhi vào buồng trong, bản thân cũng tranh thủ nằm nghỉ một chút. Bánh Đậu Ngọt làm nước chanh cho tôi, tôi mờ hồ uống hết li nước rồi ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy nhìn đồng hồ đã 9 giờ tối. Vợ bé vẫn say đắm đuối nằm bên cạnh.
Tôi nhìn cô vợ bé có cảm giác rất an lành, những kỷ niệm đẹp đẽ ùa về trong ký ức. Đột nhiên, búp bê trở mình, rồi gác 1 chân lên đùi tôi. Nàng này có tướng ngủ chàng hảng rất bá đạo. Tôi cảm thấy thân con gái nên giữ ý giữ tứ một chút, bèn kéo chân Hạnh Nhi về đúng chỗ của nó, để người nàng nằm nghiêng sang 1 bên.
Lúc này khuôn mặt tôi áp sát vào má nàng, ngửi thấy hơi rượu nhè nhẹ, và một thứ mùi sữa tắm rất đặc trưng của Hạnh Nhi. Tôi thích thú ôm Hạnh Nhi rồi dùng môi áp vào má nàng, cảm giác vừa ấm áp vừa sảng khoái. Búp Bê mũm mĩm có nước da màu trắng sữa, làm người ta có cảm giác chỉ cần hôn vào đó tự nhiên sữa sẽ chảy vào miệng. Tôi hôn nàng chùn chụt, vòng 2 tay qua ôm cái bụng mèo sướng khoái. Trong đầu liền nghĩ về sự tình ngày hôm qua.
Ngày hôm qua tôi quyết định làm nốt mấy việc lặt vặt cần thiết trước khi lên đường vào nam. Buổi chiều làm 1 bữa thịt rừng lai rai với ông Cảnh bán nội thất. Ông Cảnh này là fan ruột của Búp Bê nhà tôi, vừa gặp tôi đã xổ ra ào ào, nào là “cái cô Hạnh Nhi nớ mô? Có đi theo không?”
“Trời quơi, tui chưa thấy ai tốt số như cậu.”
“Chậc, cái tâm của tui là luôn mong muốn người ta sống để yêu nhau mà. Nè, không phải tui nhiều chuyện đâu nha. Nhưng mà…”
Thì ra, mọi chuyện là thế này:
Ngày 18/ 9 Hạnh Nhi vâng lời tôi tới cửa hàng của Ông Cảnh trong thị trấn lựa mua đồ nội thất và vật liệu xây dựng cần thiết. Vừa trông thấy búp bê, ông Cảnh đã xuýt xoa liên tục về vẻ đẹp rất thành thị, rất lạ lùng của nàng.
Búp Bê Hạnh Nhi lượn tới lượn lui như cá cảnh. Ông chủ cửa hàng ra sức cầu tài. Cô nàng cứ soi tỉ mỉ một món đồ lại kêu lên: “Ôi mẹ ơi, cái này tắc kè không thích đâu.” – “Cái này không hợp với tắc kè.”, “Gam màu này chọi với nhà mình.”, “Cái này là đổ dởm”, “kiểu này quê mùa rồi.”…
Ông chủ đứng bên cạnh toát mồ hôi hột nghĩ thầm “dân phố về gớm hỉ, mắt nhìn trên trời không!”
Thế là ông ta đích thân giới thiệu một số vật dụng cho Hạnh Nhi xem. Cô nàng một câu cũng Tắc Kè, 2 câu cũng Tắc Kè, lại còn gọi điện về cho tôi không biết bao nhiêu lần.
Ổng Cảnh không nhịn được liền hỏi “Tắc Kè nớ là bạn trai mi hả?”
Hạnh Nhi trả lời: “Không phải, là chồng.”
“Rứa anh chồng mi thích loại mô?”
Hạnh Nhi đáp lại bằng giọng Quảng: “Kiểu mô cũng ưng hết.”
“Rứa còn gọi về nhà làm chi?”
“Hihi, rứa cho chắc!”
Cứ như thế, ông Cảnh bán nội thất bị Hạnh Nhi hành cho 1 ngày mệt đứ đừ. Chẳng hạn, khi xem 1 chiếc tủ, nàng sẽ thử treo đồ vào đó, rồi lại đắn đó suy nghĩ về chất liệu, màu sắc, kích cỡ, sau đó thì quyết định không xem tủ nữa mà xem bồn rửa mặt. Nửa ngày trời trôi qua, mặt trời nhô lên hụp xuống, lúc bấy giờ Hạnh Nhi mới tạm thời hài lòng.
Hạnh Nhi quyết định mua mấy thứ cần kíp trước. Những thứ khác hôm sau lại tới mua. Thời gian còn nhiều, không nên vội vàng hấp tấp. Nàng này bình sinh sợ nhất là mua hớ.
Ông chủ tính tiền một loạt, báo giá cho nàng, Hạnh Nhi nghe xong kêu lên: “Ôi mẹ ơi, cháu ở ngoài bắc vào mà, chú phải để giá ưu đãi một tí. 5 triệu mắc quá, 4 triệu rưỡi thôi. Nhìn đây này, trong túi cháu chỉ có ngần này.”
Nàng Búp Bê ép giá quá bá đạo, ông Cảnh buôn bán 30 năm, chưa gặp ai liều mạng vậy. 2 người kỳ kèo một hồi, rốt cuộc Búp bê cũng năn nỉ thành công, mua được món đồ với giá khá mềm.
Sau khi gật đầu chấp nhận thỏa thuận, ông Cảnh mới ngớ người ra: “Ôi chao, răng ta ngu rứa hè.”
Tuy nhiên Ông Cảnh nọ không hề phiền lòng một chút nào, ngược lại còn rất quan tâm cô gái này. Đây là thiên tính của Hạnh Nhi. Người khác chỉ có thể yêu thích hoặc là cười, hoặc là lắc đầu ngán ngẩm trước nàng mà thôi.
Kết thúc đợt mua hàng thứ nhất, Hạnh Nhi đếm đi đếm lại số hàng rồi mới đồng ý cho chất lên xe. Ông Cảnh thấy thế bèn nói: “Làm răng mà sót hàng được. Cô lo cái chi?”
Hạnh Nhi không để ý đến ông ta, tiếp tục lẩm nhẩm tính toán giữa hàng và tiền, sau cùng đáp lại: “Ôi mẹ ơi, đầu óc cháu ngu lắm. Tắc Kè nói, chỗ nào rối thì phải làm thiệt chậm.”
Ông Cảnh hết cách không biết làm sao, cuối cùng quyết định đi viết hóa đơn.
Đang tính đặt bút viết thì Hạnh Nhi nói: “Chú ơi, chờ một chút. Chú viết hóa đơn giá rẻ thật rẻ vào giúp cháu được không?”
Ông Cảnh sững người, suýt nữa quát to lên: “Mi còn muốn giảm giá nữa?”
“Ôi mẹ ơi, không phải đâu. Chú cứ viết hóa đơn rẻ hơn giá bán. Để cháu về trình cho Tắc Kè thôi. Thiếu bao nhiêu cháu bù.”
Ông Cảnh càng thêm kinh ngạc. Cha mẹ ơi, cha sinh mẹ đẻ chưa thấy trường hợp như bữa ni. Ông ta lo sợ không biết đây có phải là chiêu gì mới của “gái đẹp” hay không. Bèn e dè hỏi:
“Tức là, mi vẫn trả đủ tiền cho ta?”
“Chuẩn luôn. Trả không thiếu xu nào.”
Ông Cảnh nghe xong thở phào nhẹ nhõm.
Hạnh Nhi thận trọng nói: “Nếu có ai đến gặp chú, hay gọi điện xác minh, chú cứ nói giúp cháu là bên mình có khuyến mãi lớn. Chú giúp cháu nhé. Ôi mẹ ơi.”
Búp Bê năn nỉ 1 câu khiến đá cũng phải mềm, ông chủ cửa hàng nghĩ tới cái người tên Tắc Kè có được cô vợ cao thượng, biết lo biết nghĩ, trong lòng cảm thấy vô cùng xúc động. Tắc Kè kia ăn cái giống yêu gì mà may mắn quá!
Trong đêm tối, tôi ngẫm lại sự tình ngày hôm qua, mắt liếc nhìn Hạnh Nhi cười bí hiểm.
Câu chuyện mình nghe được liệu có nhầm không nhỉ? Cá tính bảo thủ trong tiền nong là đặc trưng của Hạnh Nhi mà. Không ngờ cũng có một ngày tôi nhìn thấy khía cạnh khác của nàng.
Chẳng trách thời gian ở quê nàng thường hỏi thăm tình hình kinh tế của tôi. Vì biết tôi đang trong giai đoạn khó khăn cho nên âm thầm giúp đỡ.
“Chú cứ viết rẻ thật rẻ vào, thiếu bao nhiêu cháu bù.” – Thì ra đây là lý do Vợ Bé mua cái gì cũng cực rẻ. Haha. Tắc Kè Bông tôi đi khắp đất nước, có thể tìm ở đâu một người con gái giống như vậy đây?
‘Um um’ – đương trong dòng hồi tưởng, đột nhiên Vợ bé cựa người vươn tay vươn chân. Tiếp sau đó nở nụ cười vô thức, dường như mơ thấy chuyện chi phấn khích lắm. Tôi hôn lên má rồi lại hôn lên môi Búp bê. Cô nàng tức thì rên ư ử trong cổ họng. Tôi toan hôn thêm cái nữa thì đột nhiên nghe tiếng gừ gừ đe dọa của con mèo Số Hưởng.
Thì ra con súc sinh này ở 1 bên đã chứng kiến tất cả, nó không thích tôi làm phiền giấc ngủ của chị cả nó, cho nên muốn đuổi tôi đi chỗ khác. Nhưng mà nó phạm sai lầm lớn rồi, chị cả nó hiện giờ chẳng biết trời trăng mây gió gì, tôi hành hạ nó thế nào chỉ có trời mới biết.
Con mèo mập gừ gừ xong mấy tiếng vẫn thấy tôi lì lợm nằm ở đó, nó bèn đưa móng chân cào tôi một phát.
Láo! Láo quá! Con súc vật này! Tôi gõ cái cốp lên đầu nó rồi chụp cổ quẳng thẳng xuống giường. Chỉ nghe “méooo!” 1 Tiếng, chuyện còn lại chẳng quan tâm.
Tôi nằm ôm vợ bé cố gắng ngủ nhưng không thành công, bởi vì người say vừa tỉnh dậy cho nên cơ thể vẫn còn tỉnh táo. Tôi nằm 1 chặp nữa, thấy cổ họng khô đặc liền xuống giường vào bếp rót li nước.
Ở bên ngoài có tiếng ồn ào huyên náo, tôi cầm li nước bước ra cửa trước thì hóa ra cơn mưa đã tạnh từ khi nào. Mây tan đi để lộ vầng trăng rất sáng tỏ.
Vài người bà con hàng xóm buồn quá hóa rãnh, bèn xách đèn pin sang nhà tôi chơi. Họ là bạn của bác gái, thi thoảng lại tới nhà ngồi đánh tứ sắc, ăn trầu, nghe cải lương.
Từ gian nhà dưới nhìn lên gian trên, phát hiện thấy Bánh Đậu Ngọt và Gái Hư đang vừa đánh bài vừa hát gì đó rất vui vẻ. Mặt em gái tôi hơi ửng hồng vì men rượu, nhưng cả người tràn trề năng lượng. Con bé cầm bài bằng 2 tay rất cẩn thận, mỗi khi đánh 1 quân xuống chiếu, mắt nó cười tít cả lại. Đây là bộ dạng của người mới biết chơi bài.
Tôi nhìn con bé, thầm kêu may mắn vì đã thành công trục ngải khỏi người nó, còn nhân tiện giải trừ chứng trầm uất. Bây giờ tôi đã trả lại cho em gái một cuộc sống bình thường như bao cô gái khác.
Đột nhiên tôi có suy nghĩ rằng bao lâu nay mình bao bọc em quá kỹ, đến mức khắt khe. Rõ ràng đó không phải là cách tốt nhất. Em gái đã mất quyền tự do trong suốt quãng thời gian trưởng thành. Từ nay trở đi tôi muốn nó thích gì làm nấy, mặc sức tung tăng làm theo ý mình.
Trên bầu trời, một vầng trăng bạc càng thêm sáng tỏ. Gió mưa tan đi, trong không khí còn dư mùi ẩm ướt.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131