Hương ngồi lại, cô còn có việc phải làm, nhấc máy, cô gọi con Linh, bảo nó tý nữa qua đây gặp cô
Hôm nay nhiều việc quá, cô cũng muốn điên luôn
Hạnh ngồi bên quán nước đối diện ngân hàng, nghĩ ngợi tùm lum trong lúc chờ lão tam đem tiền qua
Hôm qua nhờ anh Tính mua hộ 200 triệu cổ phiếu không ký danh của công ty Thiên Hà xong, cô liên lạc với lão tam như gã dặn, để giao cổ phiếu và lấy tiền.
Lão tam chưa đến, cô lại nhớ mấy ngày nay nghe lời gã, cô về nhà coi chừng và tìm hiểu con em mình.
Nó biết cô dò xét nó, nó kín đáo hẳn, nhưng càng hỗn và ăn nói vô phép với cô
Và giọt nước tràn ly khi cô chửi nó mất dạy, nó nói lại” bà có quyền gì mà chửi tui, bà làm gì cho tui, bà lo cho tui ăn học là tiền của ba mẹ lo cho bà trước đây, giờ thay vì đưa lại ba mẹ, thì bà lấy lo cho tui, tính ra là ba mẹ lo cho tui, chứ bà làm gì được cho tui mà lớn lối”
Cô nhớ lại cô không kìm được mình khi tát nó 1 cái,
Nó xếp đồ vào vali, rồi như thách cô, nó gọi điện cho ai đó
“Anh ah, con khỉ già nhà em nó lên mặt chủ nhà nó đuổi em đi, anh qua đón em đi…. Sao, em gọi taxi qua khách sạn ah… Anh đón em ở đó ah… Vâng, em qua ngay”
Nó cúp máy, rồi hất cái mặt lên, nó đi ngang qua cô, chửi 1 câu, thèm rúc vào cái ổ chuột vừa nóng vừa ngộp này, con này qua khách sạn, vừ a sang vừa tiện nghi mát mẻ.
Cô im lặng nhìn nó đi, rồi cô nhớ lại có lúc vì tương lai nó, phải lo cho nó ăn học, mà quê cô bị bão. Ba mẹ không có tiền gửi vô, cô sợ thất nghiệp đến nỗi suýt nộp mình cho con heo Thành, sếp cũ.
Rồi cô nhớ lại lời gã nói khi con Liên đi rồi, cô dt báo cho gã
Cô nhớ gã chỉ nói gọn lỏn 1 câu, bọn trẽ bây giờ chúng nó không biết quý, vì sung sướng quá… Sanh tật, em cứ mặc kệ, cho nó bị dập vùi một thời gian, rồi nó sẽ khôn ra, lúc đó mình giúp, cũng chưa muộn.
Cúp máy lại, cô thấy đúng, cái gì cũng có sẵn, tràn ngập trong gia đình và xã hội. Sống tiện nghi vật chất hơn, nhưng gia đình, cha mẹ lo bươn chải là mỏi mệt lắm rồi trong cuộc sống này, còn nhà trường, giáo dục thì toàn dạy những cái trên trời dưới đất, mà cái quan trọng nhất, là kỹ năng, bản lĩnh tự lập, óc phân tích đánh giá, tư duy độc lập, sống có nhân nghĩa lễ trí tín thì không dạy
Ai đời mười mấy tuổi đầu mà đi dạy bọn trẻ máy phát điện 3 pha, trong khi cái đèn ở nhà hư cũng phải chờ ba cô về sửa, rồi phương pháp lai phân tích trong khi cái cây còn trồng không xong, rồi cái gì mà tích phân vi phân, trong khi mấy cái đó, chẳng ăn nhập gì đến cô ngay cả khi cô đã ra trường đi làm 2 năm, rồi yêu chủ nghĩ anh hùng cách mạng… Trong khi yêu cha me, lễ kính bà con anh em dòng họ, … Năm đạo đức cơ bản của con người thì không dạy…. Lẽ ra trong buổi giao thời của đất nước, người ta phải chuẩn bị cho con trẻ những cái cơ bản để chúng nó biết tự lựa chọn cho mình cái đúng và cái sai, cái xấu và cái tốt đang ồ ạt tràn vào xã hội, vào từng gia đình, từng con người thì không có, lại đi dạy những kiến thức hàm thụ khoa học kinh điển khổng lồ, chẳng biết để làm gì. Những chủ nhân tương lai của đất nước, nói theo báo chí hay hô hào, chúng nó làm gì làm, trước khi làm kỹ sư điện để làm ra máy phát điện ba pha, hay làm nhà sinh học để lai phân tích, làm nhà toán học để ứng dụng tích phân vi phân, thì phải làm người trước đã, phải dạy chúng nó làm người trước đã.
Nên cô buồn vì mình là chị mà không giúp được em đi con đường đúng đắn, hơn là giận nó, suy cho cùng, em cô cũng chỉ là 1 sản phẩm tồi của 1 nền giáo dục tồi, như hàng triệu những đứa trẻ khác. Một nền giáo dục lổn nhổn những kiến thức hàn lâm trên ngọn, nhưng mất đi cái gốc nền tảng là dạy làm người, thì cũng chông chênh như lâu đài trên cát mà thôi, và em cô cũng chỉ là 1 nạn nhân nằm trong cái lâu đài giáo dục đó, không lẽ đi trách nạn nhân. Kỳ này cho nó tự lo, gã nói đúng, gian khổ sẽ làm người ta trưởng thành.
Thấy Lão tam cầm cái bọc nylon đen, chắc là cục tiền, vào quán, cô mở cặp lấy giấy chứng nhận sở hữu cổ phần ra, rồi gật đầu chào lão.
Gã nhìn chị, nhà báo Hạ Phương, sau 6 năm chi thay đổi quá, từ một cô gái 29 tuổi gầy ốm năm nào vừa li dị chồng và ôm 1 đứa con, đến nay đã vào tuổi 35 của 1 thiếu phụ, trông chị lại hấp dẫn và quyến rũ hơn xưa, có lẽ do đời sống vật chất dư dả hơn, công việc Phó Ban Thời Sự Xã Hội khiến chị ít phải lăn lóc ra ngoài, và con bé cũng lớn rồi, nên chị đỡ phải chăm con mọn
Gã nói chị nghe sơ sơ về gã 6 năm qua, không nói hết, nhưng không nói dối.
Rồi chị cũng kể cho gã nghe quá trình 6 năm qua từ khi chị em biệt tin nhau, hôm nay chị nói hơi nhiều, đàn bà mà, thích tâm sự, với lại, gã hiểu chị, còn gì thích bằng được trải lòng với người hiểu mình.
Đến nay gã mới biết lẽ ra tài của chị, phải là trưởng ban lâu rồi, nhưng chị viết thẳng quá, lại có nhiều cái đi lấn qua “lề trái”, nên chị không được lên nữa, có lúc suýt bị trù dập đuổi việc, rút thẻ nhà báo, khi chị viết về tiêu cực trong 1 ngành… Chuyên đi chống tiêu cực.
Gã cười ha hả khi nghe chị trải lòng, gió đêm dưới sông bến Bạch Đằng thổi lên mát rượi
Rồi bình đi xét lại, và cũng có sự ủng hộ từ dư luận người dân, cộng thêm chị là nhân tài, nên chị vẫn ngồi lại, nhưng làm đến Phó Ban thôi, họ cần chị nhưng sợ chị, nên để cái ghế nửa trên nửa dưới cho chị, trong 1 cái ban trên đe dưới búa là ban thời sự xã hội, nói được lòng dân thi có khi đụng chạm cơ quan này, tổ chức kia, mà nói không đúng sự thật thì dân nó chửi cho là lũ bồi bút.
Mà người như chị thì nhiều lắm, có tài mà thẳng quá, thì vẫn dùng, nhưng không cho leo cao. Gã hiểu tâm sự của chị chứ. Báo chí, trong một xã hội tiến bộ, là quyền lực thứ 4, quyền lực thông tin, xếp sau 3 quyền lực cơ bản của một đất nước là lập pháp, tư pháp, và hành pháp. Do chức năng thông tin của nó, nên báo chí được người dân xem như 1 kênh phản ánh thông tin, soi rọi những góc khuất, làm nổi bật những điểm sáng của đời sống trong xả hội đang diễn ra. Cũng như nó góp một tay cho nhân dân để kiểm soát sự quá đà của 3 quyền lực kia. Thế nên báo chí là quyền rất quan trọng của nhân dân trong các xã hội phát triển.
Tiếc là xã hội mình lại chỉ là một xã hội đang phát triển, nên mới sinh ra những cái định nghĩa lề phải, lề trái, rồi lề chính giữa, rồi lề ngầm ở dưới khi nói về hoạt động báo chí và các nhà báo, tùm lum thứ, trong khi lẽ ra chỉ cần 1 lề, đó là Lề Thông Tin Sự Thật. Nhưng do cái Lề Thông Tin Sự Thật này đôi lúc bi cắt khúc, bị đứt quãng, bị… Ẩn dấu, nên thế là các nhà báo túa ra tùm lum lề, rồi khi một quan chức quản lý nhà nước lên đài nói các nhà báo phải đi theo lề phãi, thì đầu óc tiếu lâm của nhân dân việt nam bèn sinh ra các lề kia để chỉ các nhà báo lâu lâu xé lề. Mà họ xé lề là vì cái gì, là do cái thôi thúc từ trong tâm của những người trí thức chân chính của các nhà báo, họ xé để được đi trên Lề Thông Tin Sự Thật.
Nghe chị tâm sự đến đây, gã như tìm được một sự đồng cảm, chị và gã giống nhau, có tâm thức của một trí thức có tâm với xã hội, Không phải anh nhiều tri thức, nhiều bằng cấp, anh đọc nhiều sách, học hàm học vị cao thì anh là trí thức, mà anh chỉ xứng là trí thức khi anh dùng tri thức của anh phục vụ cộng đồng, góp phần bảo vệ lẽ phải, công lý, soi rọi cho số đông quần chúng thấy con đường đi về phía trước, đi về sự tiến bộ. Còn biết mà không nói, hay không dám nói, thì đó chưa phải là trí thức, mà là… Trí thức hèn.
Chị thích thú cười vang khi 6 năm rồi gặp nhau, gã và chị, không ai hèn, dù có lúc 1 trong 2 người phải lôi thôi rách rưới, sống khổ sống sở, nhưng giống nhau là không sống… Hèn.
Câu chuyện của chị và gã lòng vòng trên trời dưới biển như thế, 6 năm mà, lại nhiều tâm sự, suy nghĩ giống nhau, nên có nhiều thứ để cười, để chua chat, để chia sẽ, để cười… Nhưng ra nước mắt, rồi nó đi vào chủ đề chính.
Gã đưa chị tập hồ sơ về công ty Thái Sơn, về những đen tối trong việc bán đấu giá làm thất thoát tài sản nhà nước, rôi gã im lặng, thỉnh thoảng đốt dùm chị điếu dunhill bạc hà.
– Chị hiểu rồi, chị xin tập hồ sơ này nhé
– Gã gật đầu, khuya nay em đập thằng Thái Sơn này, vì nó bố láo quá, coi thường pháp luật quá, và coi thường… Em nữa
– Chị mỉm cười nhìn gã, em muốn nhảy vô làm ăn trong lĩnh vực này ah
– Phải, và lần đập thằng này, là phát súng mở màn cho việc nhảy vô của công ty tụi em.
Hạ Phương hiểu thằng em chị muốn chị làm gì, đó là sau khi Thái Sơn bị nó đập, thì chị, bằng vào ngòi bút và tập hồ sơ trong tay, chị nêu nó ra công luận, biến cuộc dằn mặt của em chị thành cuộc tranh chấp của xã hội đen, là sự trả thù nhau của 1 công ty làm ăn chân chính nhưng bị Thái Sơn dùng xã hội đen ức hiếp, chèn ép. Thế là dù Thái Sơn có kêu oan, thì dư luận và pháp luật cũng sẽ quay lưng, cho nó chết luôn, và khi Thái Sơn bị xã hội quay lưng rồi, thì thằng em chị ra đòn dứt điểm.
Chị thầm khen thằng em còn trẻ mà biết chơi đòn hiểm, chứ nếu thằng em không nhờ báo chí nói hộ, thì Thái Sơn khi bị em chị đập thì nó sẽ lu loa lên là nó bị oan, là một doanh nghiệp chân chính bị xã hội đen cướp bóc, khiến cho dư luận vì Thái Sơn mà căm phẫn, đòi tận diệt bọn cướp kia.
Chị quyết định giúp nó, trước hết là vì tình chị em tri kỷ, hai là chị cũng muốn lôi những thằng như Thái Sơn ra ánh sáng, và lôi luôn những công ty như Viễn Trình, tiếp tay Thái Sơn bòn rút tài sản nhà nước.
Thấy cũng trễ rồi, con ở nhà một mình, và gã cũng còn đau bệnh, chị gọi tính tiền rồi tiễn gã về,
– Em yên tâm, khuya nay cứ làm phần của em, chị sẽ hỗ trợ tận tình
Nhìn chiếc xe taxi của gã khuất dần trên đường Tôn Đức Thắng, chị mở dt ra, gọi cho vài người trong danh bạ.
Thằng em tri kỷ về rồi, chị thấy buồn, lâu rồi mới có buổi tối vui vẻ, và chị có thể tâm sự hết mình như hôm nay, gặp lại nó chị vui thiệt tình, như mất 1 cái gì quý giá rồi tìm lại được.
Và tuy gã không nói, nhưng gã biết chị biết, là chị là con pháo thứ 2 trên bàn cờ của gã
Con Linh đến, hôm nay nó mặc áo thun trắng body, quần jeans lưng thấp nhìn hấp dẫn hẳn ra
Thấy chị Hương ngạc nhiên, nó cười hihi, mấy chị gần phòng trọ chỉ em đó, nên lãnh lương vừa rồi không phải gửi tiền về nhà, em diện chút
Đợi nó ngồi kế mình xong, Hương lấy ra chai nước hoa, tặng em đó
Nó xịt thử một ít lên tay, rồi hun Hương vào má cái chóc
– Mùi này thích quá, cám ơn chị gái nhiều hén
– Hương lấy ra cái máy ghi âm, em giữ đi, chút chiều nay về xài
Con Linh thấy Hương đưa nó, tưởng chiều nay lão tứ ghé về tổng bộ họp, mắt nó sáng lên.. Mơ màng
– Chiều nay anh ghé hả chị, hay là…
– Không, anh Hùng còn bệnh nặng lắm, tụi nó đập cho tàn phế mà, hên là người dân gần đó vào cứu kịp, không thì liệt luôn rồi
Con Linh buồn, thấy cái máy ghi âm, nó tưởng chiều nay lão tứ xuống họp, vậy giờ sao ta
– Vậy chiều nay em làm sao?
– Ngồi im nghe chị nói nè, cái này là anh Hùng dặn, chiều nay lúc nào thằng Toàn rảnh, em làm bộ ngồi chơi với nó. Lúc đó anh Sĩ, con ông chủ sẽ làm bộ đi ngang, anh Sĩ sẽ làm bộ thích em, gọi em và con Mai vào phục vụ khi anh Sĩ, ông chủ, lão tam, lão nhị họp, lúc đó em làm bộ giảy nảy từ chối, thì anh Sĩ sẽ tát em 1 cái, rồi chửi em, rồi một hồi thì em làm như vì sợ mà đồng ý, hiểu không
– Dạ hiểu, nhưng mà em và con Mai sau đó cũng phải ở truồng hả chị, rồi mấy ông lớn thấy em hết… Con Linh vừa sợ hãi vừa xấu hổ
Thấy nó khờ khạo quá, Hương cười khanh khách
Không, tới đó em với con Mai cũng vào, nhưng không phải ở truồng gì hết, em lấy cái máy đưa ông chủ, rồi lên lầu chờ, chừng nào ông chủ lên lầu trả máy cho tụi em, thì tụi em cứ ở đó thêm nửa tiếng nửa, rồi ra ngoài, hiểu không
– Giờ thì con Linh hiểu rồi, rồi sau đó em liên lạc với ông Tám đó, đưa cho ổng cái máy, phải không?
– Đúng, chỉ vậy thôi, giờ nhắc lại cho chị nghe lần nữa
Hương tập trung nghe con Linh nhắc lại, rồi cô gật đầu, tốt đó, và khi nào Tám hẹn em, nhớ cho chị biết thời gian và địa điểm, để chị dặn dò em trước khi đi. Nhớ chưa?
Con Linh lấy cái máy ghi âm cất túi quần rồi chào Hương ra về
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178