Hôm qua nghe anh trạm trưởng khuyến nông và bác Tám tâm tình gan ruột, cô mới hiểu nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp của nước mình vì sao mà nghèo, đó là chính là.. Loạn phí và lệ phí đánh vào cái túi tiền lép xẹp và cái bao tử của người dân nói chung và người nông dân nói riêng, khi anh trạm trưởng khuyến nông sau khi ực ly rượu khé cổ, đã vừa nói vừa cười trong chua chát khi anh nói hiện nay có tổng cộng gần 450 loại phí thu vào dân, và trong đó người dân mình đóng khoảng 25% GDP cho tổng cộng các loại phí trên, chiếm mất ¼ thu nhập, nghĩ đến mà khủng khiếp, và con số này là rất cao so với các nước trong khu vực, khi mà Thái Lan chỉ là 15%, Indonesia 13%, Philippin 11%…. Mà đó là dân người ta thu nhập cao, người ta làm ra 10 đồng thì đóng khỏan 1, 5 đồng, còn dân mình thì làm sao bằng họ, thu nhập 5 đồng mà đóng hết 1, 25 đồng rồi. Thu cao là một chuyện, còn xài thế nào thì còn là chuyện khác nữa, như vậy nói cảnh người dân nước ta hiện nay sưu cao thuế nặng không thua gì thời thực dân Pháp đô hộ cũng không sai là mấy. Đó là nói chung trên toàn thể nhân dân, còn nói riêng đến nông dân chiếm 70% dân số kia, thì họ trực tiếp đóng có… 150 Loại phí bên cạnh thuế má các loại, trong đó là 100 khoản phí mà nông dân đóng theo quy định trung ương, và 50 loại còn lại là.. Địa phương đặt ra với nhiều tên gọi, nhiều kiểu trời ơi đất hỡi, nhiều đến nỗi ngay cả một số đại biểu cuốc hộ, dù biết là mình là thân phận cuốc hộ, nhưng cũng phải kêu lên rằng thì là nông dân đã kiệt sức rồi, thu phí quá nhiều đã trở thành gánh nặng cho nông dân rồi, chưa kể gián thu qua người dân ở lĩnh vực khác nhưng do ảnh hưởng dây chuyền, nông dân cũng bị văng miểng mà dính một mớ nữa
Phương lại nhớ lại lời anh trạm trưởng khuyến nông nói tiếp về cái sự khổ của người nông dân, ai mà không biết là đối với nông dân thì thiên tai là một mối họa ghê gớm, và cũng làm nông dân khổ nhiều với những dự báo thời tiết trời ơi đất hỡi, với những vụ mùa thất thu vì sương muối, vì bão lốc tàn phá, với thủy điện cắm chi chit kèm theo là nạn phá rừng vô tội vạ, vì thật ra không biết các cơ quan quản lý nhà nước có biết không, chứ anh trạm trưởng khuyến nông biết, có những dự án thủy điện lập ra để phá rừng hợp pháp, và khi quan chức bắt tay với lâm tặc ký dự án thủy điện rồi thì rừng bị đốn trụi, tiền tươi thóc thật họ chia chác xong chạy, và cái để lại cho nông dân là… Những cơn bão gió thổi mịt mù làm cây trồng đổ ngã vì không còn rừng cản gió, những cơn lũ quét ầm ầm từ thượng du đổ về vì thiếu rừng điều tiết nước cuốn phăng từ gốc cây trong vườn cho đến cái mái nhà, và sau mùa mưa bão là sự khô hạn kéo dài khiến chi phí trồng trọt tưới tiêu tăng lên vì thiếu rừng tích nước. Người ta hay nói tàn phá thiên nhiên sẽ khiến con người trả giá, cũng đúng, nhưng thiếu, đó là những người đứng ra tàn phá thì chia tiền và chạy hết rồi, còn những người trả giá là những người nông dân nghèo khổ ở lại lãnh hết, đó là thiên tai làm hại như thế
Bên cạnh đó, Phương nhớ anh trạm trưởng khuyến nông phân tích tiếp, ai cũng biết việt nam nói chung và vùng đất đỏ Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là thủ phủ cây cà phê và đó là thế mạnh của nông sản việt nam, nhưng cái thế mạnh đó bây giờ… Chẳng ra làm sao cả, đất nước hòa bình đã 40 năm nhưng đến bây giờ ngay cả khâu đầu tiên của một nền nông nghiệp mạnh là giống cũng còn chưa có cho nông dân sử dụng, hàng chục ngàn tiến sỹ giáo sư, hàng trăm viện nghiên cứu này kia nọ mọc lên tiêu cũng kha khá vào tiền của dân trồng café, thế nhưng 40 năm nay chưa có nổi một giống nào ổn định cho nông dân trồng, và vì bí quá và thiếu hiểu biết, thế là nông dân loay hoay đi mua giống lạ rồi cam chịu cảnh được chăng hay chớ, lúc thì cây có cho năng suất nhưng chết yểu, lúc thì mua phải giống đểu của bọn thương lái có nguồn gốc từ ông bạn 16 vàng 4 tốt kế bên mang qua bán, hì hụi trồng cây cà phê 5 năm sau không ra được 1 hạt để xay mà uống thử coi chất lượng ngon hay dở, thế là phải vác ngoại tệ qua Brazil mà mua giống về, nhưng dĩ nhiên như thế là không có chó thì bắt mèo ăn cức, người ta nghiên cứu giống của người ta để trồng tốt trên xứ người ta, chứ đem về xứ mình thì nó không phù hợp nhưng cũng phải cắn răng mà làm vì không làm thì cũng không có gì để làm. Thế là một đất nước mà dân Tây Tàu Mỹ Á khi ghé qua đều khen café ngon, nhưng cái hột giống là cái cơ bản nhất thì lại…. Chưa có
Xong vấn đề giống, anh trạm trưởng khuyến nông quay qua kiểm tra chất lượng phân bón mà công ty kinh doanh, anh cầm lên bàn tay thô ráp của mình bóp mạnh, được, mịn và nhuyễn, đúng là chất lượng tốt, phân hữu cơ vi sinh là phải thế, bón xuống phải mau tan, có nguồn gốc từ than bùn để nó góp phần cải tạo đất về lâu dài. Rồi Phương nhớ cô đã rùng mình ớn lạnh cho sự vô cảm của con người, khi mà đời sống nông dân trồng café trên này đã mệt mỏi như thế, thế mà bác 8 kể cũng có những cán bộ ngành nông nghiệp trên này ăn chia với những doanh nghiệp làm ăn chụp giật lừa đảo, xúi người dân đi mua phân bón hữu cơ vi sinh dỏm với giá cao, rồi nông dân đem về bón xuống thì ngoài việc không cung cấp dưỡng chất cho cây trồng là một nhẽ, những thứ phân hữu cơ vi sinh đó còn đóng cục dưới gốc, tỏa ra thêm chất độc rồi làm chết cả vườn cây người ta. Nhưng cây chết thì nông dân chết, còn mấy ông khuyến nông vô lương tâm với doanh nghiệp lừa đảo kia thì kiếm một mớ chia nhau rồi, rồi lâu ngày cứt trâu thành bùn, dân có hỏi thì mấy tay cán bộ ấy cũng nói… Họ bị thằng doanh nghiệp đểu kia lừa, chứ họ không cố ý. Thế là… Hòa cả làng, sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi, bay có kêu lắm thì mỏi mồm.
Thấy anh trạm trưởng qua kiểm tra lý tính sơ bộ đã công nhận chất lượng bước đầu, gã cũng không ngại đi thẳng vào việc, ông anh và bác Tám đây đã tin tưởng thằng em mới mời tụi này về nhà nhậu, thôi thì nói thẳng, giờ tụi em làm ăn đàng hoàng uy tín, anh giới thiệu hàng cho bà con xa gần biết mà dùng, hàng chở lên kho bác Tám, anh giới thiệu ra, em trích cho anh 150k/ tấn cho năm đầu tiên, năm sau 100k, mong anh nếu tâm huyết với em và nông dân, muốn bên bán và bên mua gặp nhau vì hàng có chất lượng, ai cũng có lợi, thì anh ăn ít thôi, để em còn giữ được chất lượng sản phẩm. Đó là một, còn hai là để dễ cho anh và cho em, mùa đầu em bán chịu 40%, chỉ thu trước 60% thôi, coi như gửi lại cho bà con 40% đó như một cam kết của công ty về chất lượng sản phẩm, mùa đầu làm quen như thế đã, vụ sau tính tiếp.
Anh trạm trưởng gật đầu đồng ý, rồi hai bên ký hợp đồng hợp tác viên trước sự vui mừng của bác Tám, có nghiên cứu nhiều, ông hiểu loại phân này đúng là người trồng café trên này cần, nó giúp cây cà phe tốt hơn, và cải tạo lại vùng đất bạc màu sau bao nhiêu năm vắt kiệt dinh dưỡng.
Phương nhớ lại lúc bắt bàn tay thô ráp của anh cán bộ khuyến nông và bàn tay xương xẩu của bác 8 ra về, bên cạnh nỗi vui mừng vì phát triển công việc và mục đích chuyến đi đã tạm coi là tốt, thì còn có nỗi buồn cho thân phận người nông dân, bên cạnh sưu cao thuế nặng, còn có thiên tai gây họa với sự góp sức của con người, rồi con người gây họa cho họ nữa khi xài tiền của họ mà chẳng nghiên cứu ra cái gì ra hồn có lợi cho họ, rồi còn lợi dụng lòng tin của họ để báo hại họ, tiền mất là một nhẽ, cây cà phê ngộ độc chết là 1 chu kỳ 5 năm những người trồng café phải nhịn đói. Trời gây họa thì còn có thể tránh, và cũng có ngày có lúc, và thiên đạo thì vốn dĩ công bằng, gây họa đó nhưng cũng bù đắp lại bằng những lúc mưa thuận gió hòa để mùa vụ bội thu, còn người gây họa mới ghê gớm, vì nó gây họa bằng chính sách và quy định, mà chính sách và quy định thì tránh né vào đâu, và người thì tham hơn trời, cứ nằm sát bên cạnh nông dân, nay nghĩ ra cái này, mai nghĩ ra cái khác để vơ vét, để lấy đi chứ có công bằng như thiên đạo được đâu
Phương ngắt dòng suy nghĩ về quá khứ khi xe dừng lại ở một quán nước xập xệ ven đường, nghĩ chút đi em, anh chạy hoài mệt quá. Nhìn quang cảnh xung quanh với những đứa trẻ tóc khô vàng vì cháy nắng do bỏ học theo bố mẹ mót café rụng, những mái nhà lá tàn tạ vì đất đai đã thế chấp cho ngân hàng sau những vụ mùa bị nhân tai và thiên tai tàn phá, những thôn làng vắng lặng vì thanh niên trái tráng thì bỏ quê ra thị làm cu li thợ hồ, sơn nữ thì xuống phố bán bia ôm đi làm gái…, Bỏ nương rẫy cằn cỗi lại cho những ông bà cụ già cha mẹ mình chăm sóc, Phương thở dài, nếu tình hình này cứ tiếp tục, nông dân mình sẽ đi về đâu, và còn dân tộc và đất nước, không lẽ cứ loay hoay với điệp khúc xuất khẩu lao động quốc tế, xuất khẩu gái quê quốc tế, và ăn mày xin tiền quốc tế… Không biết có ai đó có trách nhiệm thấy nhục nhã không, chứ Phương, trên tư cách một công dân tạm coi là có tấm lòng với đất nước, nghĩ đến cô cũng xấu hổ lắm
Thấy Phương đứng trầm ngâm nhìn ngó rôi thở dài, gã nhìn cô và thấy thương cô nhiều hơn, hôm nay suốt chặng đường về cô im lặng, thỉnh thoảng quay qua gã nhắc lại những gì nghe được ở buổi nhậu hôm qua, gã hiểu cô nghĩ gì chứ, mà cô như thế thì mới là… Bạn thân cùng đồng hành với gã lâu dài trên con đường kinh doanh mỏi mệt được. Biết cô cũng mệt và đói như mình, gã đưa 400k cho chị chủ quán rồi chỉ vào con gà trống tơ đang chạy lon ton kia, chị bắt con gà đó làm bữa cháo cho em, rồi hai chúng em và gia đình chị cùng ăn cho vui, ah, bộ lòng chị làm sạch rồi để nguyên nhé, bạn gái em khoái món đó
Anh chồng trẻ mừng quá chạy vù đi bắt gà nấu cháo, gã quay ra nắm tay Phương, thôi, mua anh ly café rồi vô cabin xe mở máy lạnh hai đứa ngồi nghĩ, chút có món cháo gà ta mà em thích đó.
Mã phu nhân thấy Hùng bang chủ lúc nào cũng nghĩ cho mình những cái nhỏ nhỏ nhưng thú vị đó, phu nhân mỉm mỉm cười hạnh phúc rồi đi mua ly café xong quay lên cabin xe, thấy Hùng bang chủ nằm duỗi người trên nệm xe, phu nhân cũng chẳng e dè thân phận, nằm sấp lên người bang chủ rồi hun bang chủ mình thắm thiết, mai mốt đi làm thị trường đi chung nữa hén, đi với bang chủ vừa vui vì nghe bang chủ hài hước, vừa được bang chủ nghiên cứu món ăn ngon, rồi được ngoại tình sướng muốn chết, phu nhân cười ha hả rồi bảo bang chủ nằm sấp xuống, phu nhân phục thị đấm bóp cho bang chủ để chút bang chủ đỡ mỏi mà lái xe nữa. Nằm thư dãn cho Mã phu nhân chăm sóc tý, bang chủ ngồi dậy, thôi phu nhân nằm đi, còn tại hạ thử món cafe ôm trên cabin xe một lần coi sao
Chút sau nữa khi thấy Mã phu nhân tự cởi nút quần jean đang mặc cho bàn tay Hùng ban chủ dễ luồn vào hơn thì bang chủ biết đại sự lâm đầu rồi, bang chủ liền nổ máy xe chạy tà tà ra xa khỏi khu quán, kiếm một quãng đường vắng vẻ không thấy nhà dân, bang chủ tấp xe sát vào rẫy cafe ven đường, và do cả hai cùng hiểu võ công nên họ cũng xoay sở được trên cái nệm của cabin chiếc tải 3t5 đó, đâu khoảng 15 phút sau thì Mã phu nhân vừa chỉnh trang xiêm y vừa cười khanh khách, công nhận làm vụ này trên xe này vui thiệt, vừa làm vừa hồi hộp sợ người ta đi làm rẫy về, mà sướng thiệt nhỉ bang chủ
Hùng bang chủ cũng kéo khóa quần lại rồi cười cười, phu nhân lúc này hư thiệt đó, thôi, quay lại coi cháo chín chưa, ăn xong còn chạy về Đồng Xoài ngủ, chiều rồi, tối nay ngủ ở Đồng Xoài, mai chạy về SG sớm
Hôm nay Ba Thới ức chế vô cùng khi chiều hôm qua Hạnh dt nhắc anh ta nhanh chóng nộp tiền thâm thụt lại cho tổng công ty vì lão tam sắp mở đợt kiểm kê toàn diện các cơ sở như của anh ta và Thắng, cô đề nghị anh ta nộp tiền lại trong 7 ngày nữa vì nếu lão tam kiểm kê không có thì chuyện cô che chở cho anh ta lâu nay cũng không tránh khỏi sự liên quan. Là một chiến tướng một thời như Bình, đã nhiều năm theo anh 4 và lão nhị chinh chiến thanh trừng những phe nhóm chống đối nên trong hệ thống thì uy tín của Ba Thới có, nên mới được anh 4 giao đứt cho anh ta quản lý 3 cơ sở massage và đám gái massage kiêm gái gọi những khi khách khứa có nhu cầu. Và đặc biệt là các em hàng làm cho hệ thống của anh ta tuy không thuộc loại hàng vip nhưng cũng có chất lượng về nhan sắc và biết chiều khách nên 3 cơ sở dưới quyên quản lý của anh ta mang lại doanh thu rất khá. Và một thời Ba Thới sống rất yên ổn dưới những gì mình có được cho đến khi mấy cái sòng bạc ở campuchia mọc lên, rồi anh ta qua đó và mắc vào vũng lầy bê bối lem nhem tài chính. Hôm trước hứa với Hạnh hai tháng, nhưng thật ra anh ta cũng không biết lấy đâu ra con số 800 triệu trong 2 tháng mà bù vào, những tài sản có thể bán được thì một năm qua đã bán sạch sẽ rồi, và lẽ ra anh ta còn bị bọn sòng bài bên Campuchia giữ làm con tin, nếu như không có một tay cá mập bên đó cũng biết thân phận số má của anh ta, vì anh ta còn nợ bọn chúng một ít nữa, nhưng chúng cũng ngán khi nghe tay cá mập kia nói anh ta là quân thân cận của già 4. Bên kia biên giới thì chúng dĩ nhiên không sợ già 4 qua gây loạn, nhưng hệ thống chân rết trong nước cũng cần yên ổn để làm ăn và câu dẫn những con bạc khác chứ, biết là Ba Thới sai, nhưng anh ta thua cũng nhiều tiền lắm rồi, giờ làm quá là vuốt mặt không nể mũi, nên thôi bọn chúng xí xóa luôn 200 triệu anh ta vạy nợ chơi thêm và thua nốt kia.
Ba Thới nghĩ tới nghĩ lui, hiện giờ anh ta đã vay được tiền của thằng Hùng 300 triệu, hôm rồi con Diệu, con máy bay bà già Mig 29 đó còn cho anh ta mượn 100 triệu nữa, như vậy là còn thiếu 400 triệu, anh ta trầm ngâm suy nghĩ, rồi cũng khá đau đầu với khoản nợ này, thực sự bây giờ ngay cả cái nhà gia đình ở cũng đã thế chấp vào ngân hàng 6 tháng nay rồi, còn bạn bè giang hồ anh ta quen biết, vay chúng 400 triệu với tiền nóng tiền nguội thì cầm như giao mạng cho chúng, và kể cả anh 4 cũng không can thiệp được, có vay có trả, đó là chuyện thiên kinh địa nghĩa. Chỉ có thằng Hùng vì nó cần nhờ anh luyện quân lâu nay và con Diệu nó đang mê mẩn anh ta nên mới cho vay không lãi như thế mà thôi, chứ ở đâu mà ra những chuyện như thế trong cái xã hội tiền trao cháo múc này.
Nghĩ đến con Diệu, dù trong lòng đang có khối đá nặng ngàn cân nhưng Ba Thới cũng thầm vui trong lòng, phải nói 3 con nhỏ đó sống khá thoáng, khi mà cả ba con những lúc nào vui vẻ là rủ Thắng và anh ta đi… Làm tình tập thể, có khi có cả thằng Hùng tham gia nữa, con Diệu dù là chị xã hội của con Vân, bồ thằng Hùng, nhưng nó đâu có ngu mà đi khai với con Vân làm chi, mà nó không khai thì dĩ nhiên thằng Hùng càng giấu kín, thế nên từ khi lập hội đến nay, cả đám tha hồ hưởng lạc, dù nhiều lúc Ba Thới cũng chột dạ khi nghe Thắng nói năng bạt mạng, lộ ra những chuyện tế nhị về làm ăn của hệ thống, nhưng rồi anh ta chặc lưỡi cho qua, thôi kệ, 3 con nhỏ đó cũng là đàn bà, chỉ có ham ăn chơi sa đọa thôi chứ còn là dân kinh doanh mua bán quần áo, cái này thì anh ta tin chắc, vì anh ta có lần được con Diệu dắt về tiệm quần áo của nó cho biết nữa mà, thì chắc không nguy hiểm gì đâu
Nghĩ tới con Diệu rồi nghĩ tới nước cờ vào thế bí cũa mình, Ba Thới suy nghĩ chút, thôi thì còn thiếu 400 triệu, nhưng con Diệu chắc không có đủ số đó cho mình mượn tiếp, nhưng thử ráng mượn nó 200 triệu nữa xem sao, nếu nó ch mượn được thì còn thiếu 200 triệu nữa, nhưng năn nỉ lão tam thư thả ra chắc được, chứ giờ mượn bọn xã hội đen thì chuyện lùm xùm ra đến tai anh 4 là mình vì cờ bạc ăn chơi quá độ thì còn chết kẹt nữa, có khi mất luôn ghế thì không nói, sau này cũng hết đất sống. Ai không hiêu anh 4, chứ Ba Thới dĩ nhiên rõ, đã vào hàng cốt cán rồi thì theo thì theo luôn, vinh nhục có nhau, không thì bán xới rồi đem vợ con đi xứ nào không ai biết mà sống, chứ leo lên đã rồi leo xuống là không được, chuyện sống còn của hệ thống chứ có phải chuyện con nít đâu mà nay vào mai nghỉ. Lấy dt ra gọi cho con Diệu, thử thăm dò hỏi vay nó ít tiền nữa, anh ta mừng thầm khi nghe giọng nó vui vẻ đáp ứng, rồi hai anh chị hẹn hò nhau ra quán café Thuyền Xưa chỗ đường Nguyễn cư Trinh, Ba Thới cũng biết quán này, bọn hàng họ chuyên đi khách vip cũng hay tụ tập về đó mà. Anh ta dắt xe ra khỏi quán rồi chạy vù đi, anh ta không biết là khi anh ta dt hẹn con Diệu, thì con Thủy đã lén nhắn tin báo cho Hương biết. Hương đang ngồi trên văn phòng công ty anh Duy, thấy SMS của Thủy báo là nghe anh ta dt mượn tiền Diệu lần nữa, Hương mỉm cười, cô và Hạnh đã thành công trong việc rung chà… Cho cá nhảy.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178