Lại một buổi sáng ở nhà một mình. Tôi đã quen với việc dậy sớm từ lâu, thói quen tiếp theo sẽ là chạy bộ quanh làng 15p và cuối cùng là đánh một bài quyền nào đó.
Hết! Nghĩ đi nghĩ lại mà vẫn không hết ngày, thiếu tiếng cười của hai đứa em tôi lại đem sách ra đọc, nhưng càng đọc thì lại càng khó nhét, bởi vì trong đầu tôi đang nghĩ một điều, không biết là sáng nay ai sẽ chở con tre đi học, hy vọng là nó không bị muộn.
Mải nghĩ mà tôi quên rằng chú đã gọi tên tôi hai lần. Chú nhờ tôi phụ mang cá ra chợ bán.
Đến chiều, hai đứa đi học về, thằng minh nhanh chân sau khi làm con diều xong thì chạy tót theo bạn ra biển, haizz! Mong nó về thì giờ nó cũng bỏ tôi mà đi.
Định bụng đem đồ đi giặt, tôi có nghe thấy tiếng ai ngoài sân. Là con tre, nó đến đây làm gì nhỉ?
Nhìn thấy tôi bước ra, nó lễ phép chào.
– Qua tìm quỳnh hả em?
– Dạ không?
Nó lắc đầu. Rồi nhìn tôi lóng ngóng như thể mắc cỡ. Sau cùng nó lấy từ sau hàng rào một rổ trái cây, là ổi và mận trắng, vẫn còn cuống, chắc là vừa mới hái, bưng ca hai tay, cô bé cười.
– Mẹ em nói anh dạy kèm mà không lấy tiền, nên mẹ bảo em mang trái cây qua cho anh.
Nó vừa nói xong, tôi xúc động nhẹ, nhưng cố hữu không để cho nó biết, thật chứ rổ trái cây mà con bé đang cầm trên tay chính là tiền công đầu tiên của tôi, không hiểu sao tôi cứ nghĩ sao gia đình con tre khó hiểu thế.
– Em đi bộ từ nhà đến đây cũng chỉ vì cái này sao?
Nó lại mỉm cười…
– Nhà em không có tiền, anh thông cảm…
Tôi chẳng biết nói sao ngoài đón lấy rổ trái cây, thấy tôi vui nó lại cười rồi tính bỏ về.
– Khoan đã…
Tôi nói…
– Dạ…
– Chiều nay em có phải làm gì không?
– Dạ không!
– Vậy ở lại chơi, về chi cho cực, gần tối anh chở về.
Ở cái thời buổi đó, con gái chắc gì nó đã nghe theo, nhưng con tre thì lại khác, mang cái mác đứa học sinh lớp 9 nhưng nó hồn nhiên và ngây thơ chẳng khác gì bé quỳnh, tôi nói gì nó nghe thế. Nhiều lúc thấy nó dại quá, tôi sợ sau này có ai sẽ lợi dụng điều đó mà làm chuyện đen tối.
– Vậy giờ đi đâu hả anh Dương?
– Ừ hì! Ra biển chơi nhé em…
Tôi còn nhớ rõ, nước biển không hề xanh như trên ảnh, mà lại là màu nâu nhạt lúc trong lúc đục, mát lạnh và dễ chịu, nhưng ngày đó lại dại uống thử một ngụm nước biển xem nó ra sao, họ sặc sụa vì vị mặn và chát, tôi nhăn mặt tưởng tượng một ngụm nước biển thì bằng mười ly nước ngọt.
Con tre không chịu đi chậm như tôi, đôi chân nó nhỏ nhưng nhanh lắm, chốc sau thì nó đã bé tẹo như viên kẹo nhỏ xinh trong tầm mắt của tôi. Thấy vậy, nó lại chạy về phía tôi rồi học theo, đi chậm và từ tốn. Nó nhìn tôi hấp háy.
– Anh Dương là người thành phố hả?
– Sao em hỏi vậy?
– Tại em thấy, da anh trắng, hiện đại như người thành thị vậy.
– Bộ anh khác với người ở đây lắm hả?
– Không hì! Tại anh tốt với em quá.
– Sao biết anh tốt?
– Anh dạy em học mà không lấy tiền, anh chở em về vì sợ bà lo cho em. Và anh không giận em.
Tôi ngạc nhiên.
– Anh giận em từ bao giờ, anh không nhớ?
Nó nhướng mắt như không tin…
– Anh không nhớ hôm trước hả? Em va phải anh đó.
– À anh nhớ rồi, nhưng sao hôm đó em đi đâu mà ướt tèm nhem vậy?
– Dạ! Em đi với lớp phụ trách việc lau chùi lại phòng học chuẩn bị cho ngày hè. Tại hôm đó em không biết là có ai chơi xấu, rồi hất nước dơ vào em…
– Vì vậy mà em khóc?
– Không? – Em chỉ thấy buồn vì tại sao ai cũng không thích chơi với em.
– Tại sao vậy?
– Em không biết…
Con tre lắc đầu, nó lại vui vẻ như ban đầu, như thể điều đó đã quen dần với nó và không còn quan trọng nữa.
Tôi biết điều này, bọn học sinh quậy phá quá trớn, chúng nó thích bắt nạt bất kỳ ai mà không cần lý do. Cái sự đi học nó là như thế.
– Tre này?
– Dạ?
– Ai đặt tên cho em là tre thế?
– Bố em!
– Thế em có biết tại sao bố em lại gọi em là như vậy không?
– Em không biết!
– Thế bố em đâu rồi?
– Bà nói với em, bố đi biển rồi không còn quay về với em nữa.
– À!
Hóa ra trước giờ tôi cứ tưởng và thầm trách bố nó sao lại bỏ nó ở một mình khổ cực với mẹ và bà. Thái độ nó trầm hẳn khi tôi hỏi câu không đúng chỗ…
Hồi tôi còn học lớp sáu, biển luôn là nỗi ám ảnh, vì tôi không biết bơi, tôi sợ là như lần trước uống phải nước biển, đành vậy mặc cho chị đang cười đùa dưới nước còn mình tôi thì vẫn trung thành với lâu đài cát, nhưng giờ thì khác…
“Bộp!”
– Chơi gì kỳ vậy?
Tóc tôi dính đầy cát, chưa kịp phủi thì ăn thêm một làn nước biển vào người, tiếng của bé quỳnh cười khúc khích…
– Anh Dương, chị tre, ra đây chơi đi!
Mặc dù lớn rồi, nhưng tôi không thích chơi trò này, tát nước, ném cát không phải là sở thích của tôi, thành ra tôi để cho mấy đứa con gái chơi chung với nhau, còn mình thì bỏ đi đá banh với thằng minh.
Đá banh gần bờ biển chỉ vui lúc đầu, chúng nó đá không đá theo một chiến thuật mà là cứ thấy bóng là cả đám bay vào tranh giành cho được, thằng nào to thì lấy được, chỉ tôi cho đứa em mình, nó nhỏ quá đá cả buổi mà không thể chạm được trái banh dù chỉ một lần.
Đám trẻ bên kia to và khá cao hơn những đứa loắt choắt bên tôi chúng nó sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để có thể giữ được bóng, thành ra cứ dẫn bóng được nửa sân thì bên tôi lại bị thằng đầu lĩnh hất đổ cướp bóng, tôi chỉ làm thủ môn cho đám em, không ra sân, không ghi được bàn nào từ tôi thằng đầu lĩnh chắc căm lắm, nó lao vào như tên bắn vậy, ánh mắt trừng trừng tràn đầy hiếu chiến “theo kinh nghiệm thì đó là ánh mắt của bọn tiểu nhân vô lại”, dùng sức đốn ngã, nhưng làm sao được, nó nhỏ tuổi hơn tôi, đá banh theo kiểu không ý thức, sớm muộn nó bị tôi cưỡng đoạt banh một cách dễ dàng không biết là bao nhiêu lần, có vẻ nó không kiềm được, hất tay thật mạnh ra sau, ngay lúc đó không sơ ý vì tôi không muốn ăn đủ gì, nhưng thằng đầu lĩnh nó làm thật.
“Bốp…”
Nguyên cổ tay của nó va mạnh vào mang tai, tôi hơi bất ngờ mất bóng…
– Vào… rồi… hahahaha.
Đám chúng nó nhảy inh ỏi, tôi lúc này thấy rất giận, nãy giờ mình chơi đàng hoàng mà chúng nó chơi bẩn, máu trong người bắt đầu nóng lên, tôi cởi áo khoác, bỏ vị trí thủ môn đi trước chỉ đạo cho lũ em.
– Thằng minh về làm thủ môn cho anh…
Không dùng vũ lực, tôi dùng kỹ thuật đáp trả lại tất cả những gì chúng nó làm, thành quả tôi xỏ kim liên tục ghi tới 6 bàn, mấy thằng em mình thì cứ đần mặt ra mà nhìn, còn đám mất dạy kia thì tỉ số quá cách biệt, chúng nó chán nản bỏ đá, rồi rút lui, trước khi về thì thằng đầu lĩnh nó nhìn tôi còn tặng thêm một câu…
– Chúng mày chờ đó…
– Chờ cái…
Thằng minh hất hàm, giơ cái cùi trỏ ra dọa, lúc này gió biển làm cổ họng đứa nào cũng khô, thèm ly nước lọc, tôi khoác vai đứa em bỏ về.
– Anh Dương chơi giỏi hen!
– Ừ! Mà mấy cái thằng ban nãy là ai vậy em?
– À! Chúng nó là mấy bọn lớp khác, chúng nó rủ em chiều nay đá bóng…
– Vậy hả?
Tôi đi được một đoạn thì đã thấy bé quỳnh chạy ngược lại phía mình, con bé khóc tu tu…
– Huhuhu… anh Dương ơi… mấy người kia bắt nạt bọn em…
Tôi ngạc nhiên.
– Đâu! Dẫn anh đi!
Lát sau chạy theo bé quỳnh thì tôi phát hiện ra là đám đá bóng chung với mình lúc nãy, thấy chúng nó cũng rảnh, lại đi bắt nạt mấy đứa con gái, nhìn thấy tôi thằng đầu lĩnh ngạc nhiên.
– Mày muốn gì hả thằng kia?
– Sao mày bắt nạt em tao, mày có tin…
Thằng minh chưa nói hết câu đã bị nó cắt ngang…
– Tao muốn cái này nè…
Thằng đầu lĩnh giơ quả đấm làm cho đứa em tôi tái mặt, thoáng chốc nó đã chạy về sau lưng tôi, thấy dáng tôi cao hơn nó, thằng đầu lĩnh dè chừng một chút, nhưng chỉ một lúc thì nó không còn sợ vì phía sau nó còn 7, 8 thằng bạn. Nó hất hàm…
– Thằng minh mày thua rồi, trận bóng lúc nãy không tính, mày đưa người khác lớp vào đá, xem như chúng mày thua…
– Thua con khỉ, đây là anh tao, tao đưa vào không được hay sao?
– Tao không biết, chúng mày thua rồi, lo chung tiển lại trả không đứng trách bọn tao…
– Không trả thì làm gì nào?
Tôi xen vào, mặt nghiêm túc, trừng mắt dọa chúng nó…
– Không trả thì… thì… thì…
Nó gãi đầu, thấy tôi dữ quá, hình như nó không thể kiếm được nổi một lý do trong đầu. Bí một hồi, ngay sau đó có một thằng oắt, nó núp sau đầu lĩnh chỉ tay vào tôi, phán một câu rõ tinh quái.
– Anh thắng ơi! Hình như cái thằng đó là người yêu của con tre đó anh…
Nó nói xong câu này, thì cả đám phá lên cười, không chỉ chúng nó mà của mấy thằng bạn của đứa em mình cũng thế, còn tôi ư, tôi nhìn sang con tre, nó không nói gì, nó không bào chữa gì cho tất cả những gì chúng nó nghĩ và đang cười…
Nói thật khi nghe xong câu đó, hỏa khí trong người nổi lên sùng sục, nắm tay đã siết chặt, tôi tưởng tượng sẽ đánh cho chúng nó thật bầm dập mới thôi, nhưng không, khuôn mặt tôi lúc này không cảm xúc, người đứng như trời phỗng…
– Hahhahahah… ối giời ơi! Làng nước ơi ý mày là con nhỏ tre dân tộc lớp thằng minh ấy à… mẹ! Con bé xấu chết bà, cái thứ nhà quê mồ côi bố – nói thật với mày, mày nói tao cũng không dám tin…
– Thế mà tao cứ tưởng con nào hahhah, vậy là từ nay cũng có đứa chịu chơi chung với mày rồi đó tre hahaha…
– Ây… mày nói nhỏ thôi không cái thằng người yêu của con tre nó cho ăn đấm giờ hahaha…
– Tao không hiểu nổi nó lại thích cái đứa con gái xấu bẩn như nó chứ…
– Cái đó không quan trọng mày ơi, quan trọng là ngày mai đi học cả khối sẽ biết chuyện này hahaha…
Thoáng chốc, tôi đã bị chúng nó đem ra làm trò cười cho thiên hạ, mặt đứa nào cũng đểu, nhiều lúc tôi cứ nghĩ tại sao mình lại bị như thế này, xấu mặt quá thể, tôi chưa lâm vào tình trạng như thế này cả, và cũng chưa bao giờ bị ai trơ trẽn gát ghép theo kiểu này trừ chị gái mình.
– Câm mồm! Tre là em tao…
Tôi cáu điên lên, phát ngôn vừa rồi cũng chính là tự bào chữa rằng, con tre chỉ là ở mức em gái của tôi, đúng là như thế, bản tính con người hôm nay thế này, ai biết sau này ra sao, sống thực tế một chút, sẽ chẳng ai mà chịu kết thân mà yêu một đứa con gái nhà quê, ăn mặc lôi thôi lếch thếch, nếu quá đáng hơn là xấu xí, sắc đẹp quyết định một phần quan trọng của tình cảm. Nếu trường hợp đặc biệt xảy ra thì chỉ là thương hại.
Thấy thế, chúng nó im bặt, loạn xì ngầu mà bỏ chạy, miệng vẫn không nói đổng, “con tre có người yêu!”
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188