Sau khi mua tôm và một số vật dụng cần thiết ở chợ chiều, bọn tôi liền chạy qua bên siêu thị lotte để mua bổ sung thêm vài món mà chợ không có bán nữa. Những món đồ kì này đa phần là những món đồ trang trí. Trại thì người ta đã cung cấp sẵn rồi, bọn tôi chỉ cần dựng lên thôi và việc mua dây dù cũng là dự phòng khi vật liệu dựng trại không đủ cung ứng.
Ghé vào hàng bán đồ trang trí, bọn tôi bắt đầu công cuộc lựa chọn những món đồ trang trí đẹp trong số hàng nghìn món ở đây. Nhưng chắc là tôi coi để tham khảo cho vui thôi chứ mấy việc chọn đồ này tôi là trùm tịt đường, lựa mãi chẳng được cái nào ra hồn cả.
Kiểu như:
– Ngọc ới, cái dây ruy băng này thế nào?
– Cắm trại ai lại cột ruy băng?
Hoặc là:
– Ngọc à, hai câu liển này hay nè!
– Hừ, làm trại hè chứ có phải trại xuân đâu mà treo liển!
Nhọ nồi nhất là:
– Ngọc ui, món này chắc chắn ok luôn nè!
– Gì vậy, ngôi sao vàng đó treo lên cây thông noel thì được chứ cắm trại treo ở đâu bây giờ?
– Ờ ha?
– Thôi Phong đi sát với Ngọc dùm đi, cứ quậy phá mãi!
Tự nhiên với công góp ý từ nãy đến giờ, tôi được nàng gắn mác kẻ phá phách không thương tiếc cứ như tôi là trẻ con nghịch ngợm vậy. Chỉ tại tôi không có khiếu chọn đồ đấy thôi, nếu không cũng giúp được khá nhiều việc rồi chứ đâu phải chỉ xách những đồ linh tinh này dùm nàng thôi đâu.
Mà cũng may là Lam Ngọc còn thương tình cho tôi góp ý vài món:
– Phong này, chắc mua mấy hủ kim tuyến dùng trang trí bảng trại được nhỉ?
– À, nhìn cũng đẹp, mua kim tuyến màu bạc hoặc vàng ấy!
– Nếu vậy chắc phải mua thêm vài thước dây kim tuyến nữa, Phong theo Ngọc qua đây!
Nàng dẫn tôi đến quầy bán dây kim tuyến lựa chọn.
Cả buổi hôm đó tôi với nàng mua được rất nhiều đồ trang trí. Dự là đến kì hội trại này trại chúng tôi sẽ lấp lánh nhất bọn. Tuy nhiên cũng phải dè chừng trại của mấy đứa A1, A2… vì bọn chúng cũng không phải tụi tay mơ. Vừa lúc nãy đây khi đang đi mua đồ với Lam Ngọc tôi đã gặp bọn A1 với lớp trưởng của bọn nó đi dạo ở khu này, chắc cũng đi mua đồ trang trí giống bọn tôi. Đúng là đối thủ nặng kí!
Trời bây giờ đã sập tối. Những tia nắng yếu ớt cuối cùng cũng đã tắt hẳn sau đường chân trời rộng lớn để nhường lại ngôi vị ngự trị của mình cho màn đêm nhộn nhịp trên đất Sài Thành. Ngoài đường xe cộ đã bắt đầu đông dần bởi những công nhân viên chức tan sở, những tốp học sinh mỏi mệt sau ngày học dài đăng đẳng và thấp thoáng trong đó còn có người người khuất thực ngồi trên hè đường mong chờ một sự giúp đỡ từ ai đó.
Không khí xô bồ ở Sài Gòn là thế, nó hào hoa, bóng bẩy nhưng bên cạnh đó cũng không ít những góc khuất đang ngay đêm lo kế sinh nhai cho mình. Tôi tự hỏi tương lai của mình về sau sẽ như thế nào, làm việc gì và người bạn đời của mình sẽ là ai trong số những thân xung quanh tôi. Tôi tự thấy mình là một ông cụ non trong lốt một thằng choai choai tuổi 16 chẳng biết nhân tình thế thái là gì. Phải chăng do thiếu hơi ấm của mẹ từ nhỏ đã khiến tôi thành ra như thế này không? Nhưng dù sao tôi cũng đã lớn, đã tự biết lo cho mình thì không được kêu ca phàn nàn gì nữa, chỉ biết sống tới đâu hay tới đó thôi.
Trở về ngôi nhà thân yêu của mình sau một buổi mua sắm mệt lừ, tôi vừa định đặt mông xuống ghê sô pha thì đã bị Lam Ngọc đập dậy:
– Nè, còn làm biếng nữa, vào phụ Ngọc một tay đi!
– Ơ, cho Phong nghỉ tý, nãy giờ đi chợ mệt quá, lại còn đói nữa!
– Hừm, thôi được rồi!
Nàng thở hắt ra một tiếng rồi xách đồ vào bếp.
Lúc đầu tôi còn huênh hoan lắm. Được ngồi coi TV thả ga chẳng ai làm phiền gì, nhưng khi nghe như tiếng dụng cụ trong bếp, trái tim tôi như có ai đó đang bóp nghẹn. Tiếng dao sắc vào thớt, tiếng nước chảy vào thao, tiếng thìa lật khua vào chảo nghe leng cheng… những âm thanh đó tôi chẳng thể nào quên được. Tôi còn nhớ lúc trước Hoàng Mai đã từng nói:
“Khi anh thấy người con gái nào bỏ thì giờ nấu ăn cho anh thì anh hãy quý trọng họ, bởi lẽ họ không bao giờ nấu ăn cho người họ không có tình cảm đâu!”
Lam Ngọc đang nấu ăn vất vả trong bếp mà tôi lại ngồi ngoài này nhởn nhơ xem TV. Sao tôi lại làm như thế nhỉ, chỉ vì ý muốn của bản thân. Tôi đúng là một thằng con trai tồi tệ, nếu như bây giờ tôi không vào phụ giúp nàng thì có đánh tôi cũng không ăn nỗi món của nàng được, vì cơ bản tôi không có tư cách ăn nó.
Nghĩ vậy nên tôi chạy ùa vào bếp xông xáo:
– Ngọc ơi, có gì để Phong phụ không?
– Mới nãy nói còn mệt mà, sao không nằm ngoài đấy xem TV đi!
Nàng huýt dài trách móc.
– Ừ hì, giờ thì hết mệt rồi, cho Phong phụ nhé!
– Hừ, lẻo mép! Thôi được rồi, sắc chỗ lạp xưởng này thành hình hạt lưu đi!
– Yes, madam!
Tôi khoái chí làm theo lời nàng răm rắp. Thế là tôi sẽ được ăn món chính tay nàng nấu mà không cần phải áy náy rồi, chỉ nghĩ đến đó thôi đã sảng khoái tinh thần, làm việc như máy. Chỉ thoáng chốc đã sắc xong chỗ lạp xưởng.
– Ngọc ơi, xong rồi nè!
– Nhanh nhỉ, chắc hôm nay trời mưa quá!
– Hề hề, người đẹp nấu ăn thì phải khác chứ!
– Xì, lột vỏ dùm Ngọc chỗ tôm này này đi! Cứ đứng đó ba hoa!
Nàng nhăn mũi để che đi vẻ e thẹn nhưng hai gò má ửng hồng đã làm lộ rõ tất cả.
Có thể nàng lạnh lùng, có thể nàng nguyên tắc nhưng nàng vẫn là con gái. Cũng biết vui biết buồn và còn biết cả mắc cỡ nữa. Nhìn nàng thế này tôi thấy gần gũi vô cùng, những cảm giác thân thương cứ chiếm lấy trái tim tôi đập từng nhịp một. Thật sự thì tôi muốn gọi nàng bằng bé gấu lắm nhưng những lần như thế tôi cứ sợ những chuyện xưa lại ùa về khiến nàng không vui nên tôi vội bỏ ý định ấy ngay, không dám nghĩ đến.
Loay hoay một hồi, món cơm chiên dương châu cũng đã hoàn tất. Viễn tưởng nàng sẽ ở lại ăn cùng tôi nhưng khi đặt dĩa cơm xuống bàn, nàng vội mặc áo khoác bước ra cửa khiến tôi ngạc nhiên:
– Ngọc đi đâu thế?
– Đi về, trời tối rồi! Ngọc còn chưa ăn cơm!
– Sao không đây ăn cơm luôn rồi về, một dĩa lớn thế này sao Phong ăn hết!
– Nhưng không tiện cho lắm…
Nàng cong cớn đôi môi nhỏ nhắn của mình suy tư.
– Không sao, có gì đâu mà bất tiện!
– Thật thế chứ?
– Thật, mau vào bàn đi kẻo đồ ăn nguội đấy!
Nghe vậy nàng khẽ cười, lấy chiếc điện thoại trong túi ra bấm số rồi áp vào tai:
– Vú đấy à, hôm nay con ở nhà bạn ăn tối một lát sẽ về, vú khỏi cần đợi cơm… à dạ, bạn cùng lớp mà đâu có gì đâu, cậu ta là người hay chơi chung với con lúc nhỏ đó… thôi mà vú, người ta đang ăn cơm bất tiện lắm… thôi rồi, mệt vú ghê!
Rồi đột nhiên nàng cầm điện thoại đưa cho tôi:
– Nè, Phong rũ Ngọc ở lại thì Phong phải có tý trách nhiệm đi!
– Hả… trách nhiệm gì?
– Nói chuyện với dì vú của Ngọc, lúc trước Phong cũng từng gặp đó!
– Ức, dì vú có hiền không vậy! Lỡ…
– Không sao, cứ nói đi! Nhanh kẻo đồ ăn nguội!
Nàng đốc thúc, tôi cũng chẳng dám cãi lời bèn áp cái điện thoại điện địa ngục vào tai mà cầu nguyện lâm râm:
– A… alô, con bạn của Ngọc đây ạ!
– Con là cậu nhóc lúc trước hay chơi với cô chủ phải không?
– Dạ, ực!
– Không phải khẩn trương như thế đâu! Dì cũng không quá khó khăn nhưng hãy cẩn thận, cô chủ có đôi lúc thất thường, nếu cậu hiểu hãy giúp đỡ cô ấy!
– Là sao ạ, con không hiểu?
– Chuyện đó nói qua điện thoại khó lắm, khi nào gặp dì sẽ nói rõ hơn! Thôi hai đứa ăn ngon miệng đi!
– Ơ, dạ! Tạm biệt dì!
Khi tôi vừa cúp máy, Lam Ngọc liền tròn mắt dò hỏi:
– Sao, dì vú mình hỏi Phong gì vậy?
– Đâu có gì, chỉ dặn là phải quan tâm cô chủ nhỏ nhiều hơn thôi!
Nghe vậy nàng đỏ ửng đôi má nhăn mũi:
– Thôi đừng gọi Ngọc bằng tên đó, một mình dì vú gọi là mệt lắm rồi!
– Dạ, nghe rõ thưa cô chủ!
– Đã bảo mà cứ gọi, đấm cho phát bây giờ!
– Rồi, không gọi nữa, hề hề!
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116