Tôi đến nhà Lan với bộ dạng ướt như chuột lột. Hoa hồng không có, quà thì càng không. Vừa thấy tôi Ngọc Lan đã chạy ùa ra:
– Gì vậy Phong, bị mắc mưa à?
– Ừ, Phong xin lỗi! Đáng lí ra còn có hoa hồng nữa nhưng nó bị dập hết rồi!
– Ời trời, giờ này còn lo những việc đó nữa, thôi mau vào nhà đi, Lan kiếm khăn khô cho Phong lau!
Tự nhiên trong lòng tôi lại thấy hổ thẹn khi được Ngọc Lan lo lắng như thế. Nếu là người khác chắc nãy giờ tôi đã bị ăn chửi rồi chứ không phải ngồi ghế sô pha cằm khăn lau như thế này.
Sau một lúc lọ mọ trong bếp, nàng mang ra cho tôi một tách cà phê, đúng hơn đó chính là tách cappuccino, loại thức uống mà tôi chỉ thích chính tay Ngọc Lan làm.
Nàng khẽ khàng đặt trước mặt tôi tươi cười:
– Của Phong đây, uống đi cho đỡ lạnh!
– Ừ, xin lỗi Lan nhé! Phiền Lan quá!
– Không sao đâu, Lan mới có lỗi chứ, tự nhiên khi không lại mời Phong đi dạo làm chi để Phong bị mắc mưa thế này.
– Không, dù gì đây cũng là ngày… va… à…
Tự nhiên cổ họng tôi nghẹn ứ, không nói nên lời.
Thấy thế, Ngọc Lan thắc mắc:
– Ngày gì?
– Thì ngày… va…
– Gì cơ?
– Valen…
– Rõ hơn đi.
– Valen… à…
– Nói!
– Valentine… ực…
Khó khắn lắm tôi mới bật ra được câu nói đó, câu nói mà thường ngày tôi chỉ cần chưa đến 1 giây để phát âm.
Ngọc Lan bỗng ửng hồng đôi má, khóe môi của nàng chợt nhoẻn lên thật rạng rỡ, nó làm tim tôi muốn rung động, nhảy phóc ra khỏi lồng ngực.
Nàng nhìn tôi cười hiền:
– Hôm nay không đi dạo được rồi Phong nhỉ?
– Ừ, xin lỗi!
– Hì, cần gì phải xin lỗi chứ! Thay vì đi dạo hôm nay Phong ở nhà Lan ăn tối nhé!
– Nhà Lan sao?
– Ơ, chứ Phong muốn đi đâu?
– À không, không có gì! Vậy để Phong phụ Lan một tay nhé!
– Ừa, cũng được, hì hì!
Và thế tôi theo Lan vào căn bếp nhà nàng, phụ nàng chế biến tất cả những món ăn mà tối nay bọn tôi sẽ thưởng thức.
Xem ra hôm nay chưa hẳn là một ngày xui xẻo đối với tôi, dù sao mọi việc đã trở về quỹ đạo vốn có của nó. Tuy nhiên Ngọc Lan sẽ không bao giờ biết được trước khi đến nhà nàng tôi đã đi đâu, làm gì. Mãi mãi không bao giờ biết được…
… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 2 tại nguồn: http://truyensex68.com/doi-hoc-sinh-quyen-2/
Chẳng có hôm nào như hôm nay, lớp tôi hăng hái hẳn ra, trông mặt đứa nào đứa nấy phởn thấy rõ. Thậm chí còn có vài đứa giơ tay xung phong tham gia nữa. Tất cả tạo thành một bầu không khí vô cùng nhộn nhịp, bát nháo.
Chả là hôm nay lớp chúng tôi hợp lại để bàn về kế hoạch cắm trại ngày 26/3 do trường tổ chức. Mà mấy nường trong lớp thì khỏi nói, bàn tán rất ư là sôi nổi, tranh cãi hết sức quyết liệt nhưng đến khi chọn ra người để tham gia thì chẳng có lấy ma nào xung phong. Những người mà tôi nói nãy giờ hăng hái tham gia chỉ là những người trong ban cán sự lớp mà thôi. Lúc thì thằng Toàn giơ tay, lúc thì Lam Ngọc giơ tay đến Ngọc Lan còn phải giơ tay tham gia nữa. Vì nếu những người đó không giơ tay xung phong thì có mấy ai chịu làm đâu, khổ là thế.
Tuy nhiên cô Thanh không phải là người dễ qua mặt. Cô thừa biết cái tính lười biếng của học sinh mình. Thế nên cứ mỗi môn thi có mặt ban cán sự là cô lại kéo thêm vài đứa có tố chất vào. Mà cô Thanh cũng chẳng phải nhọc công lựa chọn làm chi cho mệt. Theo như thông tin mật Lam Ngọc nói cho tôi thì nàng đã làm sẵn một bảng phân công thành viên tham gia trò chơi đưa cho cô cả rồi, việc của cô chỉ là xướng tên tụi nó lên mà thôi.
Và thế, từng đứa từng đứa được cô đọc tên lên trong danh sách tham gia trò chơi làm tụi nó cứ tối xầm mặt mày lại y như xuống địa ngục vậy.
Nhưng đó không phải nỗi lo lớn của lớp.
Những đứa làm biếng còn có cách làm nó phải vâng lệnh. Còn về việc sỉ số nam của lớp tôi quá ít mới là nỗi lo đáng quan ngại. Bởi lẽ nếu lực lượng nam không đông sẽ rất khó khăn trong khâu dựng trại cũng như tham gia các trò chơi cần nhiều thể lực. Chẳng hạn như môn kéo co, quy định trò chơi phải 5 nam 5 nữ, nhưng lớp tôi chỉ có 3 nam thì làm sao có thể tham gia được. Vô hình chung thì coi như lớp tôi phải chịu thiệt thòi về cái khoản thiếu người đó rồi.
Trong tình cảnh khó khăn thế, bỗng dưng thằng Toàn giơ tay lên góp ý:
– Cô ơi, lớp mình có nhờ người tham gia hộ được không ạ?
– À, hình như là được! Thầy hiệu trưởng có nói với lớp mình là nếu thấy không đủ lực lượng thì có thể nhờ người những cũng phải trong độ tuổi của chúng ta.
Vừa nghe, cả lớp lại nhao nhao cả lên. Nhưng đa số là những ý kiến bất mãn về điều kiện thầy đưa ra là phải bằng tuổi với chúng tôi. Vì nếu như thế chúng tôi phải tìm một học sinh bằng tuổi mình, nhưng họ cũng phải cắm trại nữa chứ đâu phải chỉ có riêng trường tôi. Việc đó coi như bất khả thi.
Lớp tôi lại một lần nữa chìm vào im lặng. Còn thằng Toàn thì vẫn nhăn trán suy nghĩ, xem chừng nó vẫn chưa bỏ cuộc. Tôi biết nó là một thằng đầy mưu mẹo, cái đầu của nó không biết chưa bao nhiêu kế sách trong ấy từ tán gái, giải vây, cho đến giúp đỡ tôi nó điều tự nghĩ cách. Nó cũng thông minh như Ngọc Lan nhưng xem chừng nàng cũng phải chào thua trước cái đầu quỷ quyệt như thằng Toàn.
Còn nhớ lúc trước vào giờ ra chơi lớp tôi thường tổ chức chơi ca rô, tôi thì thường thắng đa số mấy nhỏ con gái trong lớp, ngày cả Lam Ngọc, bé Phương còn phải chơi thua tôi về khoảng này. Nhưng tôi lại chẳng bao giờ thắng nổi Ngọc Lan, từng nước đi của em nước nào cũng là nước tối hậu. Cứ tưởng nàng đã là người chơi carô giỏi nhất lớp rồi thì thằng Toàn này lại nhảy vào. Kỹ thuật chơi của nó phải gọi là thượng đẳng, nó không trực tiếp dồn Ngọc Lan vào thế bí phải chống đỡ mà từ từ vạch ra một cái bẫy để nàng mắc phải. Dù có cẩn trọng đến đâu Ngọc Lan vẫn chẳng thế nào thoát khỏi cái bẫy của nó.
Cho nên nếu thằng Toàn không nghĩ ra được cách nào thì làm sao tôi lại nghĩ ra được, thậm chí cả lớp cũng chẳng ai nghĩ ra được.
Chừng một lúc sau thằng Toàn đột nhiên đập bàn, đứng phắt dậy tỏ vẻ rất khoái chí:
– Cô ơi, có cách rồi!
– Cách gì thế em?
– Dạ, em có một đám bạn chừng ba người bằng tuổi nhau, họ giờ đang rảnh lắm ạ!
– Thế thì hay quá, em khẩn trương đi hỏi 3 người đó dùm cô nhé!
– Dạ, không thành vấn đề!
Rồi cô đứng lên thông báo dõng dạc cho cả lớp:
– Hôm nay việc phân công tham gia trò chơi coi như đã hoàn tất, chỉ còn trông vào 3 người bạn của Nhật Toàn thôi, nếu được chúng ta sẽ đăng kí thêm môn kéo co nữa là ổn thỏa. Mấy em còn ý kiến gì không?
– Dạ không?
– Được rồi, các em về!
Lần nay thì quả đúng là tôi phục thằng Toàn thật, dù tính huống có khó cách mấy nó cũng nghĩ ra cách giải quyết triệt để. Nhưng chỉ có điều là 3 người bạn của nó là thằng nào, ngay cả tôi cũng chưa biết. Nó mới chuyển từ Đà Lạt về, chẳng lẽ là bạn của nó từ Đà Lạt xuống chơi sao, như thế hơi phi lí, 26/3 người ta không cắm trại thì vẫn tiếp tục học chứ đâu có anh rảnh rang xuống Sài Gòn làm gì.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116