Tôi đã ăn sáng từ trước nên giờ này chỉ ngồi ngoài ngóng tăm hơi của Lam Ngọc. Bây giờ đã gần 8h rồi, chỉ một lát nữa thôi xe đò sẽ đến rướt bọn tôi mà Lam Ngọc vẫn còn chưa thấy đâu, đáng lẽ ra nếu không đi thì nàng phải gọi cho tôi một tiếng chứ, đằng này gọi mãi mà chẳng bắt máy, để kiểu này chắc tôi đau tim đến chết mất!
– Nè, ngồi ngoài này làm gì đó?
Đang suy nghĩ vẫn vơ Ngọc Lan bỗng đập vai tôi từ phía sau.
– Thì đang đợi Lam Ngọc, gọi nãy giờ mà không bắt máy nữa!
– Um… thì chắc Lam Ngọc đang đến đó, Phong đừng lo quá!
– Cũng mong là vậy thôi!
– Mà phong nè, quê nội của Phong ấy, có gì vui hông?
– Vui hả, để xem… cũng không có gì nhiều ngoài mấy vườn trái cây gần nhà.
– Thế chỗ Phong có ruộng gì không?
– Trước đó thì có, nhưng người ta đã bỏ để trồng tắc xen canh ca cao rồi!
– Thế buồn nhỉ?
– Hề hề, chưa hết đâu! Tuy vậy nhưng còn nhiều chỗ chơi khác lắm, Lan có thích sông không?
– Sông hả, ừa thích lắm!
– Về rồi Phong sẽ chèo xuồng chở Lan đi dọc bờ sông chơi!
– Hứa đó nha, hì hì!
Chỉ nói đến đó, tiếng còi xe đò đã vang lên âm ĩ ngoài cổng cùng với đó là tiếng đốc thúc của bác tài từ trong xe:
– Xe tới rồi, nhanh lên còn về quê!
– Ồ, đợi tý bác ơi!
Nhóm thằng Toàn cũng hối hả chạy từ trong nhà ra với lỉnh kỉnh hành lý trên tay.
– Sao rồi mày, con Ngọc tới chưa?
– Vẫn chưa, tao chã biết làm sao nữa!
– Cứ tình hình này chắc phải lên xe luôn quá!
– Nhanh lên mấy đứa, trễ giờ xe rồi!
Tiếng bác tài lại đốc thúc.
– Giờ sao mày Phong? Đợi nữa không?
– Chậc… Để xem!
– Nhanh lên, nhanh lên… lố giờ là chú chạy luôn đó nhe!
– Lẹ Phong ơi, người ta hối rồi kìa!
– Thôi, lên xe đi, chắc Lam Ngọc không tới rồi!
Cuối cùng tôi cũng đã quyết định lên xe không chờ Lam Ngọc nữa, nàng đã không muốn đi thì cố đợi cách mấy cũng chẳng đến. Tôi dằn lòng bước lên xe nhưng vẫn ngoái nhìn một cách đầy luyến tiếc nơi đầu đường xa tít ở đằng kia với hy vọng nàng sẽ xuất hiện ở đó. Ừ thì đâu đó thôi, để tôi còn chút hy vọng vớt vát, nếu quả thật nàng không đến chắc lòng tôi sẽ day dứt lắm. Đối với tôi mọi việc đều phải rõ ràng và minh bạch, việc Lam Ngọc tránh né tôi không lí do khiến tôi cảm thấy mình cứ như bị nàng hắt hủi, cảm giác đó khó chịu vô cùng.
Nhưng rồi khi chiếc xe lăn bánh, hy vọng của tôi đã bị dập tắt hoàn toàn. Lam Ngọc không đến, đồng nghĩa với việc trong suốt gần 3 tháng hè tiếp theo tôi phải sống trong sự cồn cào rạo rực khi vẫn chưa biết được vì sao nàng lại cư xử với tôi như vậy. Giận hờn, oán trách hay ghét bỏ? Tôi hoàn toàn không biết được.
Chợt… niềm hy vọng trong lòng tồi lại được thấp sáng. Khi tôi ngoái nhìn lần cuối về phía đầu đường vào nhà, một bóng dáng quen thuộc đang chạy hì hục đến. Đó chính là Lam Ngọc! Hôm nay nàng không đi xe, nàng đang chạy bộ, 100% là chạy bộ đến nhà tôi. Dù tôi vẫn không hiểu vì sao nhưng vẫn phải quýnh quáng gọi bác tài dừng xe lại.
– Ngọc, đây nè, chạy nhanh lên!
Nàng vẫn cắm đầu chạy hì hục đến chỗ chiếc xe. Nhưng lần này thì trong lòng tôi không cồn cào nữa thay vào đó là cảm giác lâng lâng, vui sướng đến tái tê cõi lòng. Lam Ngọc đã đến, có nghĩa là nàng không giận tôi. Những ngày qua chắc chỉ là những biến động bình thường của một cô gái mới lớn và giờ thì nàng đã bình thường trở lại, tôi vui sướng chìa tay ra cho nàng:
– Ngọc lên đây!
Dù rằng vẫn còn khá e dè trước tôi, nhưng Lam Ngọc vẫn khẽ khàng nắm lấy tay tôi bước lên xe.
– Sao Ngọc đến trễ vậy?
– Xe bị hư giữa đường phải quành ngược trở về nhà cất xe rồi chạy bộ lên đây!
– Trời, sao không bắt xe bus?
– Không biết chuyến, chưa đi lần nào!
– Ẹc, trời ạ!
– Sao, có ý kiến gì không?
– Ực, không! Đến là được rồi, hề hề!
Bây giờ nhóm tôi coi như đã đủ người, việc quan trọng kế tiếp là sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý. Thằng Toàn, bé Phương thì khỏi phải nói, từ đầu đã ngồi xếp re ở dãy ghế cuối, thằng Khanh với thằng Huy ngồi chung ở hàng ghế kế trước, chỉ còn tôi. Bởi vì sao chứ? Ngọc Lan thì ngồi một mình ở phía trên đây, còn Lam Ngọc thì chủ động ngồi ở hàng ghế phía sau đó. Tất nhiên hai hàng ghế đều còn chỗ trống, việc của tôi đơn giản chỉ là chọn một trong hai chỗ để ngồi mà thôi.
Nói thế chứ tôi chả thấy đơn giản chỗ nào cả. Dù tôi có chọn ngồi chung với ai thì người còn lại sẽ ngồi một mình xuống cả chặng đường hơn 2 tiếng đồng hồ. Ắc hẳn sẽ rất buồn và ảm đạm, chính tôi còn sợ phải ngồi một mình thì huống chi là người khác. Thế nhưng Lam Ngọc vẻ như đọc được tình huống mà tôi đang mắc phải vào lúc này, nàng bỗng đứng dậy ngồi vào hàng ghế có người ngồi phía trước mặc cho bao cặp mắt nhìn nàng lạ lẫm. Như vậy chẳng còn lựa chọn khác, tôi vội vàng ngồi cạnh Ngọc Lan để yên vị cho một chặng đường dài phía trước dù cho lòng có đôi chút lao xao, bối rối.
– Hứ, đồ thiếu quyết đoán!
Vừa ngồi vào chỗ Ngọc Lan đã chốt vào mặt tôi một câu lạnh băng.
– Hả, sao?
– Hông biết thì thôi, Lan ngủ đây, hẹn gặp lại ở quê!
Nàng hững hờ đeo tai phone vào tai ngã người ngủ một giấc ngon lành trước mặt tôi một cách lạnh lùng.
Thực ra tôi biết nàng đang nói gì, quá rõ ràng là đằng khách. Nàng đang muốn nói về chuyện lúc nãy tôi chọn chỗ ngồi. Phải, tôi đã thiếu quyết đoán không thể chọn được nỗi một chỗ nếu Lam Ngọc không chủ động sang ngồi bên hàng ghế cố người. Nhưng chịu thôi, tôi có thể làm gì hơn được.
Nhìn xung quanh cũng đã có một số người lác đác ngủ, thằng Khanh với thằng Huy thì đã ngủ từ lúc nào, duy chỉ có bé Phương với thằng Toàn là vẫn còn hú hí đeo tai phone nghe nhạc cùng nhau mà cười đùa. Còn tôi thì sao? Vẫn ngồi đó, ngồi nhìn một lượt hành khách trong xe và cả cảnh vật bên ngoài nữa. Những ngôi nhà sang sát, những cao ốc trọc trời đang chạy qua trước mắt tôi nghe vụt vụt.
Chỉ mới chừng một tiếng đồng hồ ngồi xe, cảnh vật đã đổi khác khá nhiều.
Những tòa nhà cao lêu nghêu không còn nữa, mà thay vào đó là những tòa nhà lụp xụp, những ruộng cỏ bỏ hoang và cả những ao tù rộng lớn ven đường Nguyễn Văn Linh ở Nam Sài Gòn.
Đi xa thêm một chút về phía cao tốc Trung lương, những cảnh vật đơn sơ lại hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết.
Mặc dù xe chạy rất nhanh, nhưng những cảnh đồng ruộng không bao giờ rời khỏi mắt tôi một phút nào.
Suốt dọc cao tốc Trung Lương là cả một đồng ruộng rộng thênh thang những lúa và lúa xanh mượt mà như mái tóc cô gái mới lớn.
Đâu đó trên những cánh đồng tôi còn thấy được những thằng bù nhìn bằng vải có, bằng rơm có và cả những cây gổ được chấp vá với nhau tạo thành hình người nữa, Tôi tự hỏi rằng nó có sua đuổi được lũ chim khôn ngoan kia không khi chúng cứ chóc chóc lại đậu thành từng đàn đông đúc trên vai những thằng bù nhìn như chỗ nghỉ chân của chúng hơn là vật xua đuổi.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116