Lúc nhỏ, theo như lời mẹ tôi kể thì do sinh thiếu tháng nên từ khi mới lọt lòng tôi đã khóc không thành tiếng, mà khi sinh ra lại chỉ như chú mèo con nhỏ bằng nắm tay. Thế nên thể chất tôi cực kỳ yếu ớt, từ đó đến năm hai tuổi lúc nào cũng bệnh, không sốt thì bị ho, không cảm cúm thì cũng viêm phổi. Và lại còn mãi đến năm 4 tuổi tôi vẫn chưa biết nói, trong khi thằng Nhí nhà kê bên bằng tuổi tôi thì đã suốt ngày ” bi ba bi bô ” ê a được vài tiếng rồi. Gia đình tôi hoảng lắm, cứ lo rằng tôi bị câm, thế nên chạy đi tìm hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, ba tôi còn vào tận Sài Gòn để hỏi ý bác Hai. Thế nhưng may phước làm sau đến khi lên 5, tôi bắt đầu trổ mã nói nhiều, cái miệng hoạt động liên tục suốt ngày. Cả nhà và hai bên nội ngoại lúc đó mới thở phào nhẹ nhõm, mẹ tôi còn bảo đùa rằng bây giờ là đến lúc thằng nhóc con là tôi nói bù lại nè.
Nhưng tôi chỉ cải thiện được cái khoản ăn nói, còn về thể chất thì vẫn yếu như sên, leo lên cầu thang còn mệt chứ đừng nói chi là chơi thể thao, suốt ngày chỉ ru rú trong nhà ôm cái tivi với quanh quẩn cùng cờ vua, cờ tướng. Mãi đến mùa hè năm lớp 3, khi mà ba tôi dẫn tôi về Phan Rang chơi thì đó cũng là lần đầu tiên tôi ra mắt họ hàng bên nội. Biết được tình trạng sức khoẻ của tôi như vậy, sáng hôm sau bà nội và ba tôi dẫn tôi sang nhà ông Giáo vốn là bạn chí thân của ông nội tôi.
Ban đầu tôi cứ tưởng là sang học viết hay là tập đếm, thế nhưng vài ngày sau mới biết là thằng nhóc con tôi đây được đi… học võ. Hôm đầu tiên đến nhà ông Giáo, tôi khép nép nấp sau chân ba chả dám hó hé gì, chỉ biết nhìn quanh quất xung quanh mong cho đến giờ về. Rồi sau một hồi người lớn thương thảo, tôi cũng được thả về, mừng hết lớn nên dọc đường về nhà tôi khoái chí cười tít mắt. Để rồi sáng hôm sau, chú Bảy chở tôi lên nhà ông Giáo luyện võ, cứ đều đặn hàng tuần 4 ngày, sáng nào tôi cũng ở lại đến trưa mới về.
Như vậy đó, ông Giáo là người mà tôi sau này gọi là sư phụ, người đầu tiên truyền thụ võ công cho thằng đệ tử duy nhất. Sở dĩ gọi là duy nhất bởi vì ông Giáo với ông nội tôi là bạn thân, dạo trước hai người có đi lính chung một sư đoàn, sau về thì nội tôi mở cửa hàng bán vải vóc may mặc, ông Giáo thì chỉ ở nhà làm nông. Sư phụ không lấy vợ không sinh con, cứ thế mà sống một mình, chỉ hàng ngày có người cháu trai con của em gái sư phụ sang chơi và phụ giúp việc trong nhà. Vậy nên chỉ đến khi nội tôi đích thân sang nhờ vậy và nói rõ tình hình của tôi như thế thì sư phụ mới đồng ý nhận tôi làm đệ tử.
Sư phụ năm tôi lớp 3 thì đã ngoài 60 tuổi, nhìn người hơi gầy nhưng dáng đi nhanh nhẹn và đôi mắt tinh anh, trên miệng luôn mở nụ cười hiền từ những lúc tôi chạy giỡn như thằng nhóc con loi choi khắp nhà. Ngày còn trẻ, trong thời gian đi lính vào Nam thì sư phụ có gặp cụ Lục Viễn Khai vốn là học trò của tổ sư Vịnh Xuân Việt Nam – Nguyễn Tế Công, và được cụ Lục nhận làm đệ tử. Thế nên buổi học đầu tiên, nghe đến võ phái Vịnh Xuân Quyền thì mặt tôi cứ ngu ra chả biết đây là võ gì, vì xưa nay toàn nghe đến Thiếu Lâm hay là Võ Đang từ các bộ phim chưởng mà hay thuê băng về xem.
– Vịnh Xuân Quyền là… võ gì vậy sư phụ ? – Tôi ngơ ngác hỏi.
– Là Vịnh Xuân, môn võ do một người phụ nữ tên Nghiêm Vịnh Xuân sáng lập đấy ! – Sư phụ cười đáp.
– Eo ơi, con không học võ của con gái ! – Tôi bĩu môi.
– Con học là để tăng cường sức khoẻ, chứ có phải để đánh nhau đâu mà phân biệt trai với gái ! – Người nhìn tôi hiền từ, và ngay sau đó nghiêm nghị bắt tôi lập thệ, không phải trường hợp bất khả kháng thì không được tuỳ tiện dụng võ, vì nguyên văn lời người nói là ” Vịnh Xuân đánh đòn rất hiểm “.
Thế là những ngày sau đó, tôi méo xẹo mặt với võ phái ” lần đầu nghe tên này “, và cực kì chán nản với thế thủ khuỵa hai đầu gối vào giữa hệt như bọn con gái ẻo lả thướt tha, mà theo sư phụ thì thế tấn này là thế tấn duy nhất của Vịnh Xuân Quyền, tên gọi Kiềm Dương Nhị Tự Bộ. Rồi đến những khi tập sang Bát Thủ Pháp, tôi lại càng ngớ người với 8 đòn tay không giống ai: Xuyên, Tiêu, Bàn, Thán, Phục, Loan, Trầm, Tách. Rồi suốt 1 tháng sau đó, tôi chỉ tập duy nhất một bài quyền tên là Tiểu Niệm Đầu:
– Sao con tập bài này hoài vậy sư phụ ? Thấy trong phim người ta bay nhảy ì xèo mà ? – Tôi thắc mắc, bộ mặt ra chiều chán nản vì cái thế thủ không giống ai đang đứng tấn.
– Đây là bài quyền duy nhất của Vịnh Xuân, từ nhập môn đến lúc xuất sơn cũng vẫn chỉ có một bài Tiểu Niệm Đầu, con tập thành thạo rồi thì càng ngày càng nhận được huyền cơ trong đấy thôi ! – Sư phụ mỉm cười nói đầy ẩn ý.
Kết thúc mỗi buổi tập, hai thầy trò ngồi hít thở đề khí vận công theo đúng phương pháp bài bản đàng hoàng. Và quả thật, càng tập Vịnh Xuân tôi thấy mình càng khoẻ ra, chỉ là không biết nếu lúc đánh nhau thì tôi sẽ áp dụng làm sao đây. Vì mấy đòn Bát Thủ Pháp với quyền Tiểu Niệm Đầu thì rõ là toàn đứng tại chỗ quơ chân múa tay, chả thể nào được hoành tráng bay nhảy giống như võ Thiếu Lâm được.
Mùa hè năm lớp 5, tôi được sư phụ cho tập đối luyện, một thầy một trò áp dụng Tầm Kiều và Tiêu Chỉ, mãi đến lúc ấy tôi mới cảm nhận rõ việc tập luyện thường xuyên Bát Thủ Pháp có lợi đến như thế nào. Vịnh Xuân Quyền là môn võ cận chiến tốc độ cao, yêu cầu chiêu xuất tuỳ tâm, đòn phát ra không cần suy nghĩ mới đạt chuẩn ” nhanh và hiểm ” của võ thuật. Chính vì vậy, ròng rã 2 năm trời chỉ tập 8 đòn tay và bài quyền trấn phái, khi vào đến phần niêm thủ thì tay tôi cứ như tự hoạt động vì được lập trình sẵn, tha hồ ” thính kình ” và biến chiêu liên tục.
Năm tiếp theo, ba tôi tìm đâu được một khúc gỗ to, ông khệ nệ mang về nhà rồi thuê thợ mộc đục đẽo theo bản thiết kế của sư phụ đưa, làm thành một cây mộc nhân hoàn chỉnh. Và suốt 2 năm sau đó, tôi chỉ tập bài ” 108 mộc nhân ” của sư phụ ( mà theo tôi khi ấy là tập luyện không giống ai vì ngoài đời làm gì có ai đứng yên cho mình tác nghiệp đâu chứ ), tiếng lách cách va chạm giữa tôi và mộc nhân vang lên từ ngày này sang ngày khác.
Và vào mùa hè năm lớp 8, khi đã ” test ” lại kĩ càng sở học của tôi, sư phụ gật gù cười hài lòng vì thằng đồ đệ này đã không phụ lòng Người.
– Vậy giờ con vẫn chỉ tập lại những gì đã học thôi hở sư phụ ? – Tôi thắc mắc.
– Ừm, văn ôn võ luyện, con phải tập thường xuyên, nhớ là ” chiêu xuất tuỳ tâm “, không suy nghĩ thì mới gọi là nhanh ! – Sư phụ trả lời. – Nhưng sức con khá yếu, nếu vạn nhất sau này có nguy biến hay gặp thực chiến thì e là thể lực không bù đắp nổi võ học !
– Ơ… nhưng… chả phải con tập đó giờ, chiêu số cũng biến hoá tuỳ tâm rồi mà ? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên.
– Nếu trường hợp con gặp phải địch thủ mạnh hay hung hăng, mà ở thời đại này thì thầy không cho phép con đánh vào các chỗ hiểm yếu, thì con sẽ làm sao ? – Sư phụ nhìn tôi hỏi đầy ẩn ý.
– Con… con không biết ! – Tôi lắc đầu.
– Vịnh Xuân chí cương chí nhu, trước giờ thầy chỉ dạy con thính kình, niêm thủ, đó là phần nhu !
– Ra vậy, hèn gì trong Bát Thủ Pháp có 4 đòn công và 4 đòn thủ !
– Ừm, 4 đòn thủ ngược lại cũng có thể chuyển sang thế công, nhưng 4 đòn công thì lại chỉ gây ngoại thương, đó vẫn là phần chí nhu !
– Thế… vậy sao mới là phần chí cương ?
– Sư phụ dạy con bài học cuối này, một năm tiếp theo con chỉ luyện mỗi bài này thôi, nhưng hãy nhớ, học chiêu này rồi, thì ” lưu tình bất xuất, xuất bất lưu tình ” !
Và y lời Người dạy, trọn năm lớp 9 tôi lúc nào cũng kè kè quyển sách hay xấp vải dày độ chiều dài ngón tay và chỉ luyện mỗi một chiêu ” chí cương ” ấy, càng luyện tập, tôi càng e rằng còn lâu mình mới có cơ hội sử ra chiêu này.
Thỉnh thoảng trong lớp cấp 2, đám bạn tôi có thằng nóng tính cũng rất hay oánh nhau, và tôi cũng có lần bị vạ lây, cũng cố can tụi nó ra nhưng không được, thế là… chiêu xuất tuỳ tâm, a lê hấp tôi cho một lúc hai thằng nằm sàn. Sau vụ đó, tụi thằng A thằng S càng thêm uý kị tôi bội phần, cứ lom lom đi theo tôi mà xin học võ. Thế nhưng tôi học thì được chứ dạy lại chẳng ra cái củ khoai tây gì ráo, thằng S vừa thấy thế tấn Kiềm Dương Nhị Tự là đã lắc đầu rồi bỏ đi thẳng cẳng, chỉ vì nó chê thế thủ này giống con gái quá.
– Cái thằng, ai bắt mày đứng thủ chính diện đâu, mày phải xoay qua sang bên chứ, đấy, thấy chưa ? Giờ thế thủ hao hao giống Thái Cực Quyền rồi ! – Tôi nóng gáy xẵng giọng.
– Ừm… mà mày chẳng bảo lúc tập phải đứng tấn này là gì, quê chết ! – Thằng S gãi đầu.
– Thế thôi, dẹp ! – Tôi đâm quạu chả buồn dạy nữa.
Cũng có những lúc tôi nghĩ quẩn, sao mà tập võ gì suốt ngày mình cứ luyện với tường và mộc nhân, chả thấy có người thật để mà đối luyện. Đợi đến hè tập niêm thủ cùng sư phụ thì lâu quá thể, cứ thế này thì có khi bị khớp khi thực chiến luôn cũng nên.
Thế nhưng cuộc đời có lắm chuyện bất ngờ, vì những khi mùa hè, ngoài thời gian học võ trên nhà sư phụ ra thì tôi còn lê la suốt ngày chạy chơi trong xóm, và mọi chuyện xảy ra từ đây. Đám bọn tôi thì nói là thích lê la xóm làng, nhưng tuyệt nhiên chỉ là loanh quanh ở địa phận xóm Giữa, chứ hai bên trái phải đều bị kẹp bởi xóm Trên và xóm Dưới. Mà đầu lãnh hai xóm này thì trước đây chẳng xem tôi ra cái cóc khô gì, vì trông cái bộ tướng tôi, thằng Phệ chỉ cần hắt hơi là tưởng như tôi sẽ văng tận đâu đâu, và thằng A Lý mà phẩy tay là tôi sẽ té lăn ra ngay đơ chết giấc liền vậy.
Kết thúc làn suy nghĩ về những tháng ngày khổ luyện Vịnh Xuân Quyền, tôi mỉm cười thầm tự tin vào thực lực của mình sẽ không thua kém thằng A Lý là bao, vì chỉ mới hè năm trước, tôi còn hốt xác được thằng Phệ đầu lãnh xóm Trên nữa kia mà. Nhưng nhớ lại trận ác chiến ” Tam đại thế gia ” năm trước tôi vẫn còn hãi hùng, đó mãi là một kỉ niệm mà tôi luôn ôn lại những khi ở một mình, vì nó là một bước ngoặt lớn giúp tôi thêm tự tin vào võ phái của mình, và tự hào vì nhờ vậy tôi mới tác thành được thằng Mén với LyLy.
Mà chuyện giữa tôi với LyLy cùng thằng Mén, cả A Lý và Phệ đầu lãnh thì hãy còn dài lắm, coi mòi đêm nay lại phải thức để nhớ lại cho trọn rồi !
Tôi xốc lại tấm mền, gác tay lên trán nhìn ra ngoài cửa sổ, ngược dòng hồi tưởng về lại mùa hè năm trước, mùa hè năm lớp 9 đầy biến động !
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200