Chiều mát, hai anh em tôi ngồi trước hiên nhà phe phẩy cây quạt nan để gọi là tạo phong thái tao nhã của người ở xa mới về. Thấy hai thằng tôi phởn quá, cô Bé mới phì cười:
– Hai đứa bây mới có một năm mà lớn tướng dữ, nhất là thằng N, cao lên thấy rõ !
– Hì hì, con cũng chả biết sao tự dưng từ năm lớp 9 sang lớp 10 mà cao lên đột ngột vậy nữa ! – Tôi gãi đầu cười khoái chí tử.
– Nó biết yêu rồi nên mau lớn, he he ! – Ông anh tôi nổi hứng bơm đểu.
– Vậy à ? – Cô Bé ngạc nhiên.
– Dạ đâu có, ổng giỡn á cô ! – Tôi hoảng hồn chối ngay tắp lự rồi lái sang chuyện khác. – Mà.. mà tối nay tụi thằng Bin với Tèo có lên chơi không cô ?
– Chắc là có, tối thứ bảy với chủ nhật nào cả nhà mình cũng tập trung đông đủ mà ! – Cô gật đầu.
Thật vậy, nhà nội tôi khá rộng, thế nên lệ quen cứ đến cuối tuần là những cô chú lập gia đình ở Phan Rang đều sang nhà nội chơi, ai có con cái thì dẫn theo qua luôn. Thế nên vào cuối tuần là cả nhà đầy ắp tiếng cười của cả người lớn và tiếng giỡn la chí choé của trẻ nhỏ.
Về phần anh em tôi thì chỉ mong cho hai thằng cu Bin, cu Tèo đến nhập bọn lẹ lẹ để còn thiết lập quân đội. Vả cả thằng Chí Mén nữa, tôi là tôi khoái thằng này nhất, cực kì hợp ý tôi trong cái khoản phá làng phá xóm. Mà cũng không hẳn là hợp ý, chỉ là thằng Mén… tôi bảo gì nó làm đó. Trong đám anh em thuở nhỏ bọn tôi thì ông anh Rin con bác Tư là lớn nhất, sau đó lại đến hai ông anh họ con chú Sáu nữa cũng ở Phan Thiết nhưng lại ít về quê nội nghỉ hè nên không tính, kế sau đó là đến anh em tôi, rồi thằng Mén, rồi cu Bin cu Tèo. Từ lúc bé xíu là ông Rin và ông anh tôi đã là chuyên gia đầu têu xúi giục bọn nhỏ là tôi với tụi thằng Mén chuyên đi chọc phá xóm làng trong những ngày hè.
Chẳng hạn như trò dùng súng nước bắn phá hàng xóm, ông Rin ngồi trên gờ đất cao của xóm Giữa chỉ định mục tiêu, lão anh tôi thì bơm nước vô súng, và tôi với thằng Mén lãnh trách nhiệm cầm khẩu súng mon men bò đến gần đối tượng là một thằng nhóc đang ngồi búng thun hay mấy con bé chơi đồ hàng. Vừa tiếp cận mục tiêu, tôi bóp cò thiệt mạnh cho nước bắn thật lực vào tai vào mắt kẻ xấu số rồi bỏ chạy trối chết, năm ông mãnh vừa chạy vừa cười ha hả.
Tôi vẫn nhớ cái hồi mà ông Rin, ông anh hai tôi và tôi lén bà nội bỏ đi chơi điện tử tay cầm đời đầu, ba ông cực mê trò Tam Quốc Chí. Thế nhưng ông Rin và ông anh tôi cứ giành chơi miết, mà mồm thì xoen xoét:
– Thằng N đợi chút, hết ván anh đưa !
Đợi cả buổi không được chơi, tôi ấm ức chạy về nhà méc bà nội, thế là nội tôi gô đầu cả 3 ông mãnh về mà oánh cho mấy roi nhớ đời vì cái tội bỏ không canh nhà trốn đi chơi điện tử.
Hay cái lần năm thằng đang ngồi nhà ông Rin đánh cờ thú thì trưa nắng nóng nực, tôi nổi hứng đi ra ngoài dạo mát. Để rồi khi nhìn thấy vườn lựu nhà kế bên sum xuê trĩu quả, trái nào trái nấy to tròn và căng mọng, tôi thấy khoái quá bèn rón rén mò sang bên đó. Cẩn thận từng li từng tí một thò tay qua hàng rào kẽm gai rồi lựa ngay trái gần sát tầm tay nhất mà nắm lấy. Thế nhưng tôi đâu biết quả lựu vốn bám chắc vào cành cây, hì hục mãi mà vẫn không hái được lấy một quả, trong khi chủ nhà thì mắc võng ngủ kế bên, và phía dưới là con chó bẹc-giê to đùng cũng đang gầm gừ chả rõ là đang ngủ hay thức.
Thế là tôi bỏ chạy về nhà tường thuật lại tình hình cho huynh đệ đồng môn, và tất nhiên là có thêm mắm dặm muối đường về những cành lựu chỉ cần đưa tay ra là có thể hái được ngay, hay chủ nhà đã đi vắng mất rồi.
– Thế sao mày không hái luôn mà chạy về làm gì ? – Ông Rin thắc mắc.
– Uầy… về rủ anh em đi cho vui chứ ! – Tôi lúng búng đáp.
– Chắc hái được không đó mày ? – Ông anh tôi nghi hoặc.
– Được mà, đảm bảo, hai huynh nhìn thấy là mê liền !
– Lẹ lên đại ca, em cũng thèm lựu lắm ! – Thằng Mén liếm môi.
Chốc sau, mấy thằng tôi đứng lấp ló ngoài bờ giậu hàng rào, đưa mắt láo liên nhìn vào trong vườn nhà ông hàng xóm, và tôi ăn ngay cái cốc đầu tiên vô đầu:
– Láo, chủ nhà nằm ngủ ngay đó còn gì ! – Ông Rin trừng mắt.
– Nguyên con chó to đùng mà mày bảo không có gì à ? – Lão anh tôi cốc thêm phát nữa.
– Cái thằng Mén, sao.. mày bảo với tao hôm qua chủ nhà đi hết rồi ? – Tôi ức quá, bèn cú luôn vào đầu thằng Mén đang ở kế bên.
– Ơ… em có nói gì đâu anh N ! – Nó ngơ ngác chả hiểu gì sất.
– Giờ sao đại ca ? – Ông anh tôi đưa mắt nhìn ông Rin.
– Quất luôn chứ sao, tao với mày vô hái, thằng N canh con chó, thằng Mén cảnh giới bên ngoài ! – Ông Rin nói giọng quả quyết rồi quay ra đằng sau. – Thằng Bin đâu rồi ?
– Dạ, em nà anh Rin ! – Thằng Bin lúc ấy hãy còn nhỏ, và cu Tèo còn chưa bỏ bú tí.
– Cu Bin về nhà lấy muối ớt ra sẵn đi, tao để trên củi ấy ! – Ông Rin chỉ tay.
Đợi thằng Bin ngúng ngoắng chạy về rồi, hai ông anh lớn mới hồi hộp bò qua cái lỗ chó nhà bên, tôi thì thấp tha thấp thỏm dòm con bẹc-giê, miệng không ngừng lầm bầm câu thần chú ” hãy ngủ đi con “, thằng Mén đứng cắn móng tay lo lắng dòm ra bên ngoài.
– Từ từ thôi mày ! – Ông Rin cõng ông anh hai tôi.
– Nhích tới chút đại ca, trái kia to hơn kìa ! – Ông anh tôi liếm môi rồi chồm luôn cả người về phía trước.
– Ê… ế… ế…. ! – Chưa dứt lời ông Rin đã té cái oạch đập mặt xuống đất.
Và mọi sự sẽ chẳng có gì xảy ra, vì chủ nhà ngủ rất say, con bẹc-giê cũng vậy, nếu như không tính tới trường hợp tôi quíu lên miệng la bài hãi:
– Chạy… chạy mau…. Ahhhhhh !
– Gấu… gấu…….. !
Thằng Mén vọt đầu tiên, tôi cũng cắm đầu chạy toé khói, hai ông anh thì vừa chạy vừa nhảy loi choi vì bị con bẹc- giê rượt đằng sau. Khỏi phải nói hành trình bị chó rượt nó dài cỡ nào, chỉ biết cả khi 4 thằng về đến nhà an toàn thì đã mệt rũ rượi, nằm xả lai ra đất mà thở hồng hộc. Sau vụ trộm lựu bất thành đó, tôi được sung lên làm con tốt thí chứ không cho làm nhiệm vụ cảnh vệ nữa vì cái tội yếu bóng vía.
Mùa hè 2 năm sau, đám tụi tôi lại lòi ra thêm cái trò quậy mới nữa, và lúc này thì cu Tèo đã nhập bọn dù chỉ mới biết đi lõm bõm. Đó là tôi lãnh trách nhiệm leo lên cây dừa trước nhà nội và bẻ lá xuống, rồi cả bọn ngồi tuốt hết phần lá, chỉ để lại phần sống lá dừa màu xanh vừa dài vừa nhỏ, quơ lên là kêu vun vút, và đánh vào da thịt thì khỏi nói, lúc nào cũng để lại vết hằn đến tận ngày hôm sau mới khỏi.
– Xem Tuyệt thế hảo kiếm của tao đây ! – Ông Rin tay cầm cái sống lá dừa múa loạn xạ.
– Xì, Tuyết ẩm đao mới là số dzách ! – Thằng Tèo nhảy lên gờ đất.
– Hề hề, tất cả đều thua Thần kiếm Ôrihancôn này nhé ! – Đến lượt ông anh tôi bay lượn điên cuồn, tay cầm thanh kiếm tự chế cong queo.
Sau màn giới thiệu vũ khí là đến màn… choảng nhau, năm ông mãnh nhào vào chém loạn xạ, kết cục bao giờ cũng là ông Rin với ông anh tôi ngồi dỗ cu Bin với cu Tèo, và tôi thì hãy còn đang chạy oánh nhau ì xèo với thằng Mén khắp hang cùng cuối xóm. Để rồi đến chiều bốn ông lớn đầu têu nằm sấp lớp bị bà nội tôi cầm cây thước đo vải mà quất mấy phát vào mông đau điếng.
Những mùa hè tuổi thơ ở Phan Rang quê nội đầy kỉ niệm mà có lẽ cả đời này tôi cũng không thể quên được. Và như một lẽ dĩ nhiên, ai rồi cũng phải lớn lên, ông Rin vào Sài Gòn học đại học, trao lại chức đầu đàn cho ông anh hai tôi. Rồi hai thằng tôi ngày một lớn hơn, cũng đường hoàng thêm tí, không còn những trò chơi như thuở bé nữa. Mà thay vào đó là những buổi chiều dạo mát rồi tắm biển, hay đi lòng vòng ăn bắp nướng rồi về nhà chơi điện tử.
Tôi lúc nãy vẫn đang ngồi trên gờ đất cao giữa xóm, bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian vui vẻ ngày trước, cái mặt cứ cười hềnh hệch trông như thằng nghiện chứ chả phải là một người con đang hoài niệm về thời ấu thơ nữa. Chợt giật mình vì có tiếng gọi của thằng đệ quen thuộc:
– Anh P, anh N, hai anh về hồi nào vậy ? – Thằng Mén từ đầu ngõ đã phóng vụt tới, tươi cười chào hỏi.
– Ừm, vừa về ! – Ông anh tôi gật đầu.
– Dạo này sao rồi chú ? Tệ quá, để hai anh chờ sáng giờ ! – Tôi cười cười.
– Hi, thì em cũng vừa nghỉ hè, anh đợi chút, em chở xong mớ bột này rồi rủ bé Ly qua chơi luôn ! – Thằng Mén mắt ánh lên tia nhìn rạng rỡ.
– Ờ, tao cũng vừa gặp Lyly hồi sáng ! – Tôi đáp.
– Vậy hai huynh ngồi đây nha, tí tụi em qua ! – Nói rồi thằng Mén quay xe chạy thẳng.
Chí Mén, là họ hàng xa của ông Rin, nhưng từ nhỏ đã được bác Tư đón về ở chung vì hoàn cảnh gia đình thằng Mén ra sao đó thì tôi nhớ không rõ. Ban ngày nó vẫn đi học, nhưng lúc rảnh là lại đạp xe phụ giao bột làm bánh mì cho bác Tư, vì nhà ông Rin là nhà phân phối bột bánh mì lớn nhất Phan Rang. Cá nhân tôi thì thấy thằng Mén hơi khờ khạo, ai mắng hay khen gì nó cũng cười, nói một hồi nó mới hiểu, kể chuyện cười mà khi người ta đã cười mỏi miệng rồi thì mới đến lượt nó ngoác mồm ra ha hả lên. Nhưng được cái nó đôn hậu và hiền lành, ai nhờ gì cũng giúp nên rất được lòng mọi người. Mà cũng lạ, cái thằng hiền hiền nhỏ con lại được lòng cô gái xinh đẹp nhất xóm này là LyLy, đúng là ” thánh nhân đãi kẻ khù khờ “.
Chốc sau, thằng Mén xung phong làm hướng dẫn viên, tình nguyện chỉ đường cho anh em bọn tôi làm một vòng gọi là thăm lại xóm làng, Lyly tay kẹp sách đi cạnh bên. Tôi tức cười quá xá với cái thằng này, hai anh em tôi thì còn lạ gì đường đi nước bước trong xóm Xe Bò nữa mà thằng Mén cứ mỗi lần thấy anh em tôi về quê là nằng nặc đòi dẫn đi xem… ” những sự đổi thay của xóm làng “.
– Ly, em thật là thích nó hở ? – Ông anh tôi nheo mắt.
– Hì ! – LyLy lắc đầu không đáp, nhưng nét cười e thẹn thì đã đủ nói lên rồi.
– Chậc, cái thằng… ế… , Mén, sao mày vô xóm dưới ? – Lão anh tôi há hốc mồm.
– A Lý nó dặn em chừng nào anh N về phải qua nói nó 1 tiếng ! – Thằng Mén thật thà đáp.
– Đi về, có điên mới chuốc hoạ vào thân ! – Ổng sầm mặt.
– Thây kệ, cứ qua đó, tụi mình nợ nó một lần mà ! – Tôi nói.
Tôi vừa dứt câu thì thằng Mén cũng đứng sựng lại, nhìn tôi đầy cảm kích, và LyLy thì ngượng ngập khẽ vuốt tóc mây.
Tần ngần vài giây rồi tôi thở hắt ra, khoát tay nói cương quyết:
– Dù gì đệ cũng muốn biết, Vịnh Xuân Quyền và Thái Lý Phật, rốt cuộc là ai hơn ai ? !
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200