Tôi chầm chậm đạp xe về, trong lòng vẫn chưa hết ngượng vì chuyện khi nãy, dù rằng tôi… cũng chẳng biết là vừa nãy tôi định làm gì, cứ như là hoàn cảnh xui khiến, rằng lúc đó, khi đó, ừm, phải làm như này, thế này…
Ngược lại với tôi đang bách nhục xuyên tim, Khả Vy ngồi đằng sau có vẻ vui hơn, hôm nay lại còn nghêu ngao khẽ hát vu vơ.
– Sao im thế ? – Em ấy đập vai tôi.
– À… đang… đói ! – Tôi trớ ngay lí do hiện ra đầu tiên trong đầu.
– Nãy định nói gì thế ? – Vy hỏi.
– Ừm… an… ăn… đói rồi, muốn đi ăn ! – Tôi chối bay chối biến ngay.
– Thật hở ?
– Ừa, đói gần chết, đói kinh dị !
– Đói thì nắm tay người ta làm gì ?
Nghe đến đây tôi điếng hồn, bỏ xừ rồi, quả là có đứa nào đang đói mà lại đi nắm tay người đối diện không, chắc có mỗi mình tôi, ơ mà tôi cũng đâu có đói ?
– Sao im ru thế ? Hỏi thì trả lời đi chứ ! – Vy nghiêng mái đầu nhìn tôi.
– Thì… thì đói, phải… nắm tay chứ ! – Tôi lúng búng đáp, não bộ hoạt động hết công suất.
– Vô duyên ! – Em ấy lắc đầu.
– Chứ sao, cái đó…. gọi là có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chịu, đói thì phải đói chung ! – Tôi mắt sáng rỡ, đã tìm ra lối thoát từ trong đường cùng.
– Kì vậy, tự dưng đói thì phải nắm tay à ?
– Ừm, nắm lại cho đói chung, lỡ thả ra đằng ấy chạy đi ăn mảnh một mình thì sao !
– Hứ, gì cũng nói được !
– Hề hề, thì chuyện nó vậy mà !
– Này thì chuyện… này thì….. ! – Vừa nói, Vy vừa đấm thùm thụp vào lưng tôi.
– Đánh đi, lỡ mà có mệnh hệ gì là nuôi suốt đời đấy nhé, ha ha ! – Tôi cười sảng khoái.
Tôi nhớ mãi buổi tối của ngày hôm đó, phố biển về đêm vắng lặng, gió nhè nhẹ mát, ánh trăng soi sáng hai đứa, soi sáng người con gái đấm mỏi tay rồi thì bĩu môi vờ dỗi, và tên con trai thì cười ngặt nghẽo, tiếng cười tựa hồ như thế gian xung quanh chẳng có gì âu lo, tiếng cười hết mực thống khoái cạnh bên âm thanh khúc khích yêu kiều.
– Thế về nhé, mai lại qua ! – Tôi dừng xe trước nhà Vy.
– À… từ mai N đừng qua nữa nhé ! – Em ấy ngần ngại trả lời.
– Hả ? Sao thế ? – Tôi ngạc nhiên, vì cái câu này sao mà quen quá thể.
– Ừm, ngày mai cả nhà mình đi Đà Lạt nghỉ hè rồi ! – Vy đáp.
– Ơ…. thế à ?
– Ừa !
– Rồi… rồi N sao ?
– Sao là sao ?
– Ở lại đây một mình á ?
– Chứ mấy mình trời, không lẽ ông đòi đi theo ?
– Thì…. !
Tôi ngắc ngứ một hồi, nửa muốn bảo Vy đừng đi, nhưng kềm lại được. Phải rồi, tôi lấy quyền gì cản không cho em ấy du lịch chứ, không nên có ích kỉ quá, cứ khư khư giữ người ta mãi bên cạnh cũng không tốt.
Thế là tôi thở hắt ra đáp:
– Ừ, vậy đi chơi vui vẻ nhé !
– Sao trông miễn cưỡng quá vậy ? – Vy nheo mắt.
– Đâu có, à, mà đi bao lâu ? – Tôi chối đây đẩy.
– Chắc… ưm, khoảng 1 tháng đổ lại ! – Em ấy để tay lên môi.
– Hự, đi chơi gì lâu dữ vậy ?
– Thì du lịch mà, chứ không lẽ đi ngày một, ngày hai về, N kỳ quá !
– Ừm, ừ !
– Thế nhé !
– Ờ, vậy… N về nhé ! – Tôi nhìn Vy.
– Ừa, tháng sau gặp lại ! – Em ấy mỉm cười gật đầu.
-…….. ! – Tôi thoáng ngần ngừ.
– Sao còn chưa về ? – Vy thắc mắc.
– Mà… chia tay gì mà, chẳng lâm ly bi đát gì cả ! – Tôi mếu cả mặt.
– Thế nào mới là lâm ly bi đát ? – Em ấy tròn mắt ngạc nhiên.
– Ưm… cũng chả biết, hic ! – Tôi lắc đầu cười khổ. – Cứ thấy sao sao ấy !
-……. !
Và rồi khi tôi còn đang mặt nhăn mày nhó, Khả Vy nhón chân, đặt một nụ hôn khẽ khàng dịu ngọt lên má tôi.
Lại là một giây, tưởng chừng như dài cả thế kỷ…. !
Một giây sau, tôi sửng sốt quay sang, và Vy mỉm cười, đưa ngón tay nhỏ xinh lên môi hồng chúm chím ra dấu im lặng, rồi khẽ cúi chào, em ấy quay bước vào nhà, để mặc tôi đứng ngẩn ngơ ngoài sân.
Cũng phải cả một lúc lâu sau, tôi mới tỉnh cơn mê, tự gãi đầu cười một mình rồi chầm chậm đạp xe về, dám cá là cái mặt tôi lúc này hệt như thằng nghiện vừa được phê thuốc. Về đến nhà, tôi chỉ rửa chân tay và đi thẳng lên nhà trên.
– Sao mày không rửa mặt hở con ? Đi chơi cả ngày mặt mũi dơ hầy ! – Mẹ tôi đặt cuốn sách xuống bàn, tháo kính ra nhìn tôi.
– Ây dà, con buồn ngủ rồi, mai rửa luôn cũng được ! – Rồi tôi phóng vội lên lầu chẳng kịp để mẹ tôi trách cứ thêm câu nào.
Dĩ nhiên, có cho vàng thì bây giờ tôi cũng chả muốn rửa mặt chút nào !
Sáng hôm sau, tôi thức dậy mà nửa thân bên phải nó cứ tê rần, chỉ vì cả đêm qua tôi vì quá vui sướng mà thức mãi, đến nỗi lúc ngủ tôi cũng chỉ nằm nghiêng một bên phải, chứ chả dám áp má bên trái xuống mặt gối.
Đơn giản vì tôi muốn giữ lại chiếc hôn ấy đến hết ngày, hì hì !
Tôi rửa mặt buổi sáng, hãy còn hơi tiêng tiếc, thiếu điều định nghĩ rằng khỏi rửa mặt sáng nay luôn. Sau đó vươn vai tập vài đường lả lướt rồi sảng khoái đón ánh mặt trời của ngày mới, của những ngày không còn gặp Vy nữa.
Ngày đầu tiên, tôi hãy còn trong tâm trạng đê mê, cái mặt cứ cười hềnh hệch mãi.
Ngày thứ hai, tôi lỉnh ra ngoài sân sau khi bị ông anh cốc cho một cái đau điếng vì cứ đem gương mặt mà theo ổng là tôi đang… cười đểu ra nhan nhản chỗ bàn học.
Ngày thứ ba, tôi đã thôi cười, chỉ thỉnh thoảng thấy vui vui trong lòng.
Ngày thứ sáu, những lúc đạp xe trên con đường biển, nhìn cặp đôi nào đó đang dạo mát, tôi bất chợt nhìn lại yên xe sau lưng, và lắc đầu cười thầm, vì giờ chỗ đó chẳng có ai ngồi.
Ngày thứ mười, tôi thẫn thờ nhìn ra phía biển, tránh không hướng mắt về những đôi trai gái đang nắm tay dạo bước trên bờ cát trắng trải dài.
Ngày thứ mười ba, tôi thất thểu đạp xe lòng vòng ngoài đường, chả muốn về nhà chút nào, vì ông anh thì đã vào Sài Gòn thi đại học. Tôi lẩm bẩm trong đầu cầu cho ổng đậu đại học Y Dược, và phì cười khi nhớ lại điệu bộ nửa cười nửa mếu của ổng lúc ở trên ga xe lửa vào buổi trưa, mém oằn lưng vì cái balô to đùng phía sau. Dĩ nhiên là lúc tôi giơ lên 2 ngón tay tỏ dấu hiệu Victory, ổng dứ dứ nắm đấm vào mặt tôi, ý bảo mày ở nhà trông nhà cho tốt đi, việc đi thi của tao chả cần mày lo. Ừ thì thôi, tôi quay xe về vậy !
Những ngày tiếp theo, tôi hết lăn lộn ở nhà đọc truyện, tai đeo headphone ngấu nghiến hết những bản nhạc bất hủ của nhóm Westlife hoặc BackstreetBoys, hay những bản Only Love và Cry on my shoulder trong đĩa CD của Vy tặng. Buồn thay, cứ nghe đến hai bản này là tôi lại trống rỗng nhìn ra cửa sổ, bầu trời không nắng cũng không mưa, nhiều mây xám xịt, hệt như tâm trạng của tôi lúc này. Căn nhà trống vắng, tôi bước xuống cầu thang, nhìn cái bàn học quen thuộc đã không còn lão anh đang chúi mũi vào đống sách vở cao nhồng trước mặt nữa.
Tôi dắt xe ra ngoài, đạp lòng vòng vô định hướng, rồi thở dài nhìn lại con sông hôm nào. Buổi chiều, dòng sông vẫn lững lờ trôi, từng làn gió tinh nghịch nhẹ đưa những chiếc lá bay phất phơ rồi đáp xuống mặt nước, trôi theo dòng. Hệt như một cuộc dạo chơi đã đến hồi kết, và châu về hợp phố, lá rơi về cội.
Thành phố buổi hoàng hôn đã tắt nắng, tôi thẫn thờ dạo qua tất cả những đoạn đường mà hai đứa trước giờ vẫn hay đi dạo. Cũng vẫn tiếng nói ồ ồ của bản tin cuối ngày trên đài phát thanh trung ương, vẫn đoạn đường thơm mùi hoa sữa, vẫn là tôi phía trước, chỉ có khác ở chỗ là những bước đạp chân trên pê-đan của tôi giờ đã nhẹ tênh, đơn giản vì… phía sau không còn một ai đó ngồi nữa, không còn một ai đó hay cười và chòng ghẹo tôi nữa.
Có ở xa, tôi mới biết là tôi nhớ em đến nhường nào….. Khả Vy à !
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200