Tôi uể oải ngồi vào bàn, tần ngần cầm lấy cây bút đỏ rồi gạch một đoạn lên trên tờ lịch:
– Còn 16 ngày nữa mới xong 1 tháng, haizz ! – Tôi thở dài, ngẫm lại 2 tuần vừa qua đúng là dài đằng đẵng.
Cầm tờ báo buổi sáng trên tay, tôi lật ngay mục tin tức thi Đề thi đại học khối A và nhìn vô phần đề Toán – Lí hôm vừa rồi. Dĩ nhiên là tôi mù tịt, nhìn vào y chang đang lạc giữa cái đám rừng những số và số. Nhưng chủ yếu là tôi xem thử đánh giá của báo chí về đề thi khối A năm nay như thế nào thôi.
– ” Đề thi Toán của khối A năm nay được đánh giá là có mức độ phân loại thí sinh khá cao, theo như thầy……. ! ”
Tôi tặc lưỡi nghĩ thầm trong đầu, chậc, khối A có khó mấy cũng chả xi nhê gì với ông anh quái vật, ổng luyện thi suốt ngày suốt đêm mà. Tôi chỉ lo khối B của trường đại học Y Dược thôi, vì xưa giờ dòng họ nhà tôi hình như bị ám, cứ con trẻ đến tuổi thi đại học thì lúc nhận điểm chuẩn của trường Y thông báo về là đều rớt cái độp như mít rụng. Ông anh lớn nhất thăng đầu tiên, sau đó đến hai ông anh họ của chú Sáu tôi cũng tạch nốt. Thế nên mọi hi vọng trong dòng họ sẽ có một bác sĩ nối nghiệp bác Hai đều dồn vào ông anh tôi. Mà vạn nhất trong trường hợp ông anh tôi cũng rớt, thì 2 năm sau sẽ đến lượt tôi khăn gói lết thân vào trường Y, nối gót con đường thi thố dài bất tận trải đều cho cả đống anh em. Nhưng tôi học hành thì làng nhàng, cam đoan là cũng sẽ trượt vỏ chuối thôi, với lại tôi cũng chả thích làm bác sĩ cho lắm, dù nghe cái cụm từ ” bác sĩ ngoại khoa ” cũng thấy oai phết !
Vậy nên việc duy nhất tôi có thể làm bây giờ là đi xuống nhà dưới, quỳ trước bàn thờ thần tài thắp hương, lầm rầm khấn vái cho lão anh tôi bằng mọi giá phải đậu Y Dược để hai năm sau cho tôi đỡ vả. Mà các bạn thấy không, anh hai đi thi, em trai ở nhà ngày ngày thành tâm khấn phật cho cái ngày huynh trưởng đăng khoa Trạng nguyên, rạng danh bảng vàng sẽ đến, thiệt quả là xúc động lòng người, lay chuyển nhân tâm.
Buổi chiều, đang ngồi thẫn thờ trước hiên nhà suy nghĩ tôi nên làm gì nếu lỡ ông anh tôi tạch đại học thì thằng S thắng xe cái kít ngay trước cổng:
– Ê, ngồi làm gì đấy ? – Nó hất hàm hỏi, trong giỏ xe là quả bóng tròn.
– Thế theo mày tao đang làm gì ? – Tôi cười cười nheo mắt hỏi vặn lại, biết tỏng là thằng này sang đây định làm gì rồi.
– Thằng bệnh, đi đá banh với tao ! – Nó nhăn mặt.
– Đâu phải muốn rủ tao là được mậy ! – Tôi nhếch mép làm giá.
– Chứ sao ?
– Còn tuỳ thái độ của chú như nào nữa chứ !
– Là sao ? Tao không hiểu !
– Là có trả tiền cho siêu cầu thủ không ?
– Thế bố đi trước, cái thằng điên, ngủ luôn đi mày ! – Thằng S đâm quạu toan quay xe bỏ đi
– Ế ế, tao giỡn mà, đợi tao chút ! – Tôi hoảng hồn gọi giật lại.
Mười lăm phút sau, hai thằng tôi có mặt ngoài bãi biển Đồi Dương. Chiều mùa hè mát rượi càng làm cảnh biển thêm đẹp hơn, nắng dịu nhẹ, gió biển miên man những cành dương lả lơi từng đợt. Hai đứa đi dọc theo lối đi được lát đá hoa cương thẳng hướng ra ” sân bóng ” đã được hẹn trước.
Thực ra cũng chả phải là sân bóng gì, mà chỉ là một khoảng bờ cát rộng trải dài và trắng muốt, một bên là sóng biển rì rào, một bên là thảm cỏ dại xanh tươi cùng hoa lục bình tím nhạt, nơi này được đám trai làng bọn tôi đặc cách tự chọn làm sân bóng dã chiến phục vụ cho những trận bóng dài bất tận dù nắng dù mưa. Kể là đặc cách chọn cho oai chứ nói trắng ra là để giành được khúc sân này, bọn tôi luôn phải đóng vai ” giang hồ vườn “, mặt mũi thằng nào thằng nấy phải hầm hố, phải hung hãn, để cho mấy ông mãnh nhỏ nhít thả diều ngoài biển hay mấy cặp đôi nào mà dắt tay tình tử lảng vảng gần đó là phải hoảng hồn bỏ chạy ngay tắp lự. Hồi những ngày hè cấp 2, hầu như ngày nào tôi cũng tót ra biển đá banh với đám chiến hữu này, nắng gắt cũng chạy như trâu, mưa gió gì cũng cười lăn cười bò, quần thảo cả buổi đến gần tối mới lê thân tàn đầy đất cát đạp xe về nhà. Chỉ đến hè cấp 3 là của năm lớp 10 này thì tôi mới thôi ra biển đá bóng với chúng bạn, vì không đi chơi net với K mập thì cũng tình cảm lãng mạn với Khả Vy.
Thế nên bây giờ thấy tôi ôm banh lò dò ra sân, bọn bạn cũ trố mắt dòm lom lom:
– Thằng tội đồ giờ này mới vác xác lên à, về đi !
– Khiếp, nghe đồn nó yêu quá nên giờ chân cẳng lèo khèo thấy ghê !
– Cơ mà thằng S bảo bạn gái nó xinh ngất ngây đấy !
– Yêu nhiều thì ốm, mà ôm nhiều thì yếu, thế này đá với đấm nổi gì ! – Thằng S cũng phụ hoạ.
Nó vừa dứt lời thì cả đám ôm bụng cười sằng sặc, khỏi phải nói tôi nóng gáy đến cỡ nào, mới ngày đầu tiên tái xuất giang hồ sau từng ấy thời gian bế quan tu luyện, chưa kịp thể hiện thần uy thì đã bị chúng sinh ca thán đủ điều, quê hết lớn.
– ” Đã thế ông cho chúng mày tắt cười, on your mark, go ! ”
Nghĩ là làm, tôi thả trái banh rơi phịch xuống cát, đặt bàn chân lên nó, rồi hai tay chống nạnh, mặt vênh lên hất hàm cười ngạo nghễ:
– Từng thằng một bơi vào, ai lấy được bóng tao khao hết cả đám tụi bây chầu nước chiều nay !
Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi, vâng, tôi tin như vậy nên mới mạnh mồm thách thức, mà cũng nhờ thế thì đám huynh đệ mới ra nhìn tôi ra chiều uý kị. Nhưng có vẻ lúc ấy cái mặt tôi láo quá nên tụi nó chẳng ai bảo ai đều nhất loạt xông vào. Nhanh như cắt, tôi đảo người cho rơi thằng đầu tiên, xỏ kim qua thằng thứ hai, dốc bóng dắt mũi chạy nháo nhào luôn 2 thằng tiếp theo. Đến lượt thằng S đem tấm thân bồ tượng của nó ra làm tường thành án ngữ, tôi thì xưa nay chẳng ngại gì thằng này, to xác thì chậm chạp, thế nên bình thường tôi chỉ cần đảo người là thoát ngay được hậu vệ khá là cứng cựa này. Nhưng hôm nay có vẻ là lời thằng S đúng, yêu nhiều thì ốm, tôi vừa đảo người thì đã thấy hai chân mất lực, té chúi nhủi ập mặt xuống cát, để vuột bóng vào chân hai thằng đang đuổi theo phía sau.
– Ah ha ha, tao nói có sai đâu ! – Thằng S cười rống lên.
– Thằng N hết thời rồi mày ơi, vẽ banh cho lắm cũng té vêu mồm !
Tôi vừa ngượng vừa bực, đưa tay phủi cát biển bám trên người, miệng phun phì phì cho văng ra đống hạt cát li ti mà nhờn nhợn trong miệng.
– Chào mừng chú lại gia nhập đội bóng, hà hà ! – Một thằng chìa tay ra.
– Ờ, tí tao đãi nước tụi mày ! – Tôi kéo tay nó rồi đứng dậy.
Trận bóng diễn ra ngay sau đó, đẳng cấp tôi thì đúng là có giảm đi 1 cấp thật, nhưng là giảm về thể lực, vì lâu quá chưa chạy bền lại nên khi nãy tôi mới mất đà té cái oạch. Chứ kĩ thuật dẫn bóng thì tôi hãy còn xịn lắm, suốt trận những cơ hội nguy hiểm đều một chân tôi kiến tạo nên. Và có lẽ màn ra mắt của tôi sẽ trở nên cực kì hoàn hảo nếu không tính đến quả sút bóng của tôi vào lúc cuối trận, khi mà mắt tôi nhắm vào khung thành, và chân thì sút thẳng bóng vô mặt thằng S đối diện, làm nó ngã lăn ra ôm mặt rú lên khiếp đảm.
– Tổ bà mày, đã dặn đừng bao giờ sút ! – Thằng S làu bàu, dùng áo lau mớ cát trên mặt.
– Èo, tại thấy quả đó ngon quá nên thế ! – Tôi rụt cổ, đưa tay kéo nó dậy.
– Mày còn sút nữa thì tao đốn giò đừng có trách ! – Nó dứ dứ nắm đấm vô mặt tôi.
– Ờ, mà tụi mày đá tiếp đi, tao nghỉ chút rồi về, đuối quá ! – Tôi thở hắt ra, đưa tay quệt mồ hôi.
Tôi đi lững thững lên phía bãi cỏ sau lưng khách sạn Novotel rồi ngồi phịch xuống đất, chống tay thở dốc nhìn bọn kia tiếp tục trận bóng của buổi chạng vạng mùa hè.
– Ủa, thầy N ! – Một giọng nói quen thuộc từ sau lưng.
– Hở ? – Tôi quay mặt lại, đã thấy ngay bé Trân đang tươi cười lém lỉnh đứng cạnh đám bạn.
– Hi, anh ra đây chơi à ? – Cô bé ngồi ngay xuống kế bên rồi đưa tay về phía bạn bè. – Về trước đi, tui về sau !
– Ừ, ra đá banh với tụi bạn ấy mà ! – Tôi mỉm cười. – Em cũng vậy à ?
– Dạ, chiều mát nên mấy bạn rủ ra biển dạo ! – Trân gật đầu.
– Ừm, dạo này sao rồi ? Thi trường chuyên chưa ? – Tôi thắc mắc.
– Rồi anh, mà chắc rớt, hic ! – Cô bé xịu mặt xuống.
– Sao thế ? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên.
– Môn văn em làm không có tốt !
– Em thi chuyên gì ?
– Chuyên hoá, hic !
– Nhắm mấy điểm mà rớt ?
– Toán với hoá thì em làm tạm được, nhưng văn thì em không có học bài, với cả bbài văn làm dở tệ luôn, chán ghê !
– Ừm, thôi, thi cũng xong rồi, giờ đợi kết quả vậy, biết đâu lại đậu được vào lớp nâng cao !
– Mà anh giỏi quá chừng sao hồi đó lại học PBC thế ? – Trân háo hức hỏi.
– Thì anh cũng thi rớt, tại vì dốt văn, anh thi văn có 2 điểm à ! – Tôi tặc lưỡi nhớ lại buổi thi ngày hôm đó, chả hiểu sao hồi cấp 2 tôi dốt văn đến thế, mà vào năm lớp 10 lại bắt đầu trổ mã, điểm văn toàn 7 trở lên.
– Thôi, biết đâu em lại được vào học chung trường với anh, hì hì ! – Cô bé ôm tay tôi.
– Cái tật nữa, con gái con đứa, đám bạn anh nhìn kìa ! – Tôi mặt nhăn như bị, trông rõ là thằng S đang liếc xéo tôi, vì chắc nó tưởng tôi là hạng ba lăng nhăng.
– Vậy hở, thì thôi, hì hì ! – Trân buông tay cười lỏn lẻn.
Thế là hai đứa ngồi trên thảm cỏ tán hươu tán vượn đủ chuyện, mà xoay quanh cũng chỉ là chuyện trường lớp, Trân cứ nằn nì tôi giới thiệu về trường PBC, tò mò cứ như thể cô bé sẽ đăng kí vào học trường này vậy. Nhưng hồi sau, cuộc tán gẫu lại quay sang chiều hướng khác:
– Mà hôm nay anh không đi với chị Mai à ? – Trân đưa mắt nhìn tôi.
– Sao phải đi ? Mà Mai về Nhật rồi, em không biết à ? – Tôi thoáng nhăn mặt.
– Vậy hở ? Em cứ tưởng hai người chưa làm lành với nhau chứ ! – Cô bé nhún vai đáp.
– Là sao ? Làm lành gì ? – Tôi ngờ ngợ đoán ra Trân định nói gì.
– Thì em đoán hai anh chị giận nhau mà, tại có mấy lần đi chơi với anh Triết nên mới biết ! – Trân thản nhiên trả lời.
– Anh Triết nói gì ? – Tôi ngạc nhiên.
Và ngay sau đó, tôi đần mặt ra khi nghe Trân nhìn tôi, ái ngại khẽ nói:
– Anh Triết bảo lần sau mà gặp lại anh thì đập cho một trận nên thân luôn !
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200