Tôi đạp hết tốc lực để đến trường, đến đèn đỏ còn chẳng thèm dừng. Suýt nữa mấy lần húc vào người ta, mặc kệ lời chửi bới đằng sau. Bởi vì lúc đó người đi đường chửi cũng không ái ngại bằng việc đến trễ bị nhốt ở ngoài cổng trường. Đến nơi, thấy ông bảo vệ đang kéo cảnh cổng vào, ba hồn bảy vía lên mây, tôi hét lớn lên.
“Bác Dũng đừng đóng cổng… hộc… hộc” – Tôi thắng cái kít ngay trước ánh mắt sững sờ của bác bảo vệ.
“Trời, thằng Hiếu, sao đi trễ vậy con? Mà mày ở bán trú mà, sao giờ còn lêu bêu ở đây hử? ” – Bác bảo vệ trợn mắt hỏi tôi.
“Dạ con em con nó bị bệnh, mà mẹ con thì không liên lạc được nên con phải về, giờ mới lên đến trường. Hộc hộc” – Tôi vừa thở dốc vừa thanh minh.
“Thôi vào trường đi, hên cho bay là tao mới nghe điện thoại nên đóng cổng hơi trễ, chứ không là nay mi được khỏe rồi”
“Dạ, con cảm ơn, bác khỏi ghi thẻ xe đi, đỡ mất công” – Thở phào nhẹ nhõm, cuối cùng cũng không bị nhốt ở ngoài.
“Ừm, vào đi, vừa có chuông rồi đấy”
“Dạ, con đi”
Chào bác bảo vệ xong tôi quẳng xe vào một chỗ trống, bay ngay lên lớp. Hết hồn, may cô chưa vào, chứ không thì có chuyện rồi.
Về chỗ ngồi, lúc này mồ hôi mới túa ra. Cả người ướt đầm đìa. Thằng Vũ lại quay sang đía.
“Sướng ha anh giai, cúp bán trú đi xông hơi mát – xa này nọ ha! ”
“Mày câm cái mồm coi! Cái quái gì cũng nói được thế, mày tin giờ tao tầm quất cho mày không? ” – Tôi trừng mắt.
“Giỡn thôi mà làm gì căng vậy cha” – Nó rụt cổ nói.
Lúc này cô Huyền dạy Văn cũng vào lớp, cả lớp đứng lên chào. Tôi đang chán nản vì lúc trưa chạy khắp nơi, chưa kịp ăn gì. Bụng đang réo ầm ĩ lên, thằng Hưng ngồi đằng sau cũng nghe thấy, nó đập đập tôi hỏi.
“Trưa nay mày đi đâu mà không ăn gì hay sao, giờ bụng réo ghê vậy ku? ”
“Ờ, Thảo bệnh nên trưa tao chạy về chăm nó” – Tôi trả lời qua loa.
“Có nặng không, có cần tí về cả đám ghé qua thăm không? ”
Lúc này tôi mới nhớ ra, hình như thằng ôn này cũng có ý với bé Thảo nhà tôi. Tôi phản ứng ngay.
“Không cần, nãy tao nấu cháo giải cảm cho nó rồi. Ngủ dậy là khỏe, không sao đâu! ”
Thằng Hưng chưa kịp nói tiếp, thằng Mạnh kế bên đã nhảy bổ vào.
“Thế thì càng phải đi thăm, nó ăn đồ mày nấu xong không lăn ra bệnh nặng thêm thì cũng hơi phí rồi” – Thằng Mạnh gật gù.
“Biến ngay! Tao đang mệt, không có giỡn à” – Tôi trầm giọng nói.
“Cái xóm nhà lá dưới kia có chuyện gì lại ồn ào thế? ” – Cô Huyền cau mày hỏi.
“Dạ, không có gì đâu cô, tụi em hỏi bài thôi! ” – Thằng Hưng rụt cổ nói. Lúc này cả đám hết ham đấu láo rồi, cắm mặt vào quyển sách chứ không tí lại bị hỏi gì thêm thì bỏ xừ.
Ra chơi, đang chuẩn bị xuống cantin xem có gì bỏ bụng không. Thì em Thùy lại lò dò xuống chỗ tôi. Tôi đang hú vía, chẳng lẽ giờ em ấy lại kiểm tra Anh văn nữa, bữa giờ lấy xấp giấy kia về, hình như nó vẫn nằm yên trong cặp, chưa từng được tôi động tới. Đang lo lắng không biết đối phó sao thì…
“Xuống cantin không Hiếu? ” – Em ấy lại nở nụ cười ngây ngất hỏi tôi.
“Ơ? Là sao? ” – Tôi ngây người hỏi.
“Là xuống cantin chứ sao ông? Ông bị cái gì vậy? ” – Em ấy cũng ngạc nhiên hỏi lại.
“À ừ thì đi, mình cũng đang định xuống kiếm gì ăn” – Tôi lúng búng nói.
“Ừa mình biết mà. “ – Thùy gật đầu cười nói.
“Hả? Sao Thùy biết? ”
“Thì Thùy biết thôi” – Nói rồi em ấy quay người đi trước.
“Ơ… Là sao? ” – Tôi đang ngẩn người ra không hiểu tại sao, liếc qua thằng Vũ thì nó đang lắc đầu ngán ngẩm.
“Thùy ăn hay uống gì không, Hiếu vào mua luôn? ” – Lúc xuống cantin, tôi quay sang hỏi em ấy.
“Thế Hiếu mua cho Thùy li 7 – up được rồi, Thùy ra ghế đá ngồi trước nha” – Em ấy cười nói.
“Ừa, đợi Hiếu tí! ” – Tôi nói xong lủi ngay vào đám đông. Sau một hồi vật vã cũng mua được cái bánh ngọt với 2 li nước.
Lúc ra, tôi thấy em Thùy đang ngồi tha thẩn ở ghế đá. Môi khẽ mấp máy hát, đôi tay đưa lên nhẹ vuốt những sợi tóc không yên ổn. Khuôn mặt vẫn mang những nét lạnh lùng đó. Tôi thầm thở dài, thật là sắc đẹp hại nước hại dân. Dường như nhận ra tôi đang đứng đần mặt ra, em quay qua nhìn tôi rồi khẽ cười. Lúc này tôi mới giật mình, lại gần nàng rồi ngồi xuống.
“Nãy giờ nhìn kỹ quá hen? ” – Nàng trêu tôi.
“Ừ ừ” – Tôi gật đầu liên tục như con gà đang mổ thóc.
“Hì hì. Thế như vậy, Hiếu đang nghĩ gì? ” – Em ấy lại hỏi.
“Một bài thơ” – Tôi ngước mặt lên nhìn trời nói.
“Hả? Thơ gì? ” – Lúc này em ấy cũng ngạc nhiên – “Đọc cho Thùy nghe”
“Ừm” – Tôi hít sâu một hơi rồi khẽ ngâm bài “Giai nhân ca” của Lý Nghiên – Lý phu nhân.
“Bắc phương hữu giai nhân.
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành.
Tái cố khuynh nhân quốc.
Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc.
Giai nhân nan tái đắc”
“Ơ, thơ tiếng Hán à? ” – Em ấy hỏi tôi.
“Ừ, lúc trước đọc truyện có thấy, tự nhiên giờ nhớ ra! ” – Tôi cảm khái.
“Thùy không hiểu bài này, nhưng có thấy chữ giai nhân rồi khuynh quốc khuynh thành gì đó, hì hì” – Em ấy che miệng cười.
“Hả? ” – Lúc này tôi mới đờ người, nghĩa bài thơ này thì mà đọc ra thì tán gái có phần hơi quá rồi. Đang cầu rằng nàng không yêu cầu tôi đọc nghĩa ra. Nhưng mà cầu mà chẳng được, ước cũng chẳng thấy. Em ấy nói.
“Hiếu biết bài thơ này, chắc cũng hiểu nghĩa nhỉ, đọc luôn đi cho Thùy nghe” – Em ấy nhẹ giọng nói như rót mật vào tai tôi.
Tôi thầm kêu khổ, cũng thầm chửi mình ngu. Thơ ca mình thiếu gì mà tự nhiên đi đọc cái bài này. Bài này thời xưa tán gái còn được, chứ giờ đọc ra thì chai mặt mấy cũng phải ngượng.
“Thôi, đọc… kỳ lắm” – Tôi co rụt cổ nói.
“Kỳ gì, tự Hiếu đọc ra chứ Thùy có ép đâu, giờ Hiếu lại kêu kỳ? ” – Lúc này em ấy đã quăng biến li nước đâu mất tiêu, đang khẽ chống 1 bên má nghiêng đầu qua nhìn tôi mỉm cười. Lậy thánh thần ơi, đây là ma nữ hại người mà. Thôi lỡ rồi tới luôn, biết đâu người đẹp động lòng thì lời to rồi.
“Thế Hiếu đọc, nhưng đọc xong cấm ai đó cười đấy! ” – Tôi rào trước đón sau.
“Ừa chắc chắn sẽ không cười” – Em ấy khẽ gật đầu.
Thở dài một hơi, đọc luôn phần dịch thơ ra.
“Phương Bắc có giai nhân.
Duy mình nàng tuyệt sắc.
Liếc nhìn thành quách xiêu.
Ngoảnh đầu nước nghiêng ngả.
Màng chi thành nước đổ.
Giai nhân gặp mấy lần”
Tôi đọc xong liếc qua nhìn nàng. Thấy gương mặt lạnh lùng kia hơi ửng đỏ lên, môi khẽ mím. Tôi lập tức đưa ánh mắt sang chỗ khác, nhìn một hồi lại đọc ra mấy bài nữa chắc tôi chỉ có nước độn thổ. Lúc sau em ấy khẽ cười.
“Ôi, cái này có gọi là tức cảnh sinh tình không nhỉ? ” – Em ấy trêu tôi.
“Ừm cũng có thể. Người xưa có câu nhìn cảnh nhớ người. Chắc Hiếu là thuộc dạng nhìn người nhớ thơ” – Tôi gật gù.
“Vậy là ý Hiếu là khen mình đẹp hở” – Ai dè đâu em ấy đốp lại một câu khiến tôi mém nữa té lật ngửa. Thầm thắc mắc bình thường con nhỏ này trong lớp mặt lạnh như quan tài, sao nay mồm mép thế.
“Nếu Thùy nghĩ vậy, thì cứ cho là vậy đi” – Tôi nói lảng cho xong chuyện.
“Ừa, hì hì. Thế cuối tuần này lớp có đá bóng không? ” – Em ấy hỏi tôi chuyện khác.
“Có chứ, vào tứ kết rồi mà. Chiều thứ 7 này đá này. À mà nhắc mới nhớ quên mất hỏi tụi nó xem đối thủ là ai rồi? ” – Tôi vỗ vỗ trán.
“Chiều thứ 7 này đá 10A4 đá Hiếu”
“Hả, sao Thùy biết? ” – Tôi chưng hửng.
“Ôi ông ơi, đám con trai sáng giờ bàn rần rần lên, có ai mà không biết chứ” – Em ấy thở dài ảo não nói.
“À thế à, thế thứ 7 Thùy đi cổ vũ nhé” – Tôi quay sang cười nói.
“Không được rồi, thứ 7 chủ nhật Thùy phải đi học thêm đủ thứ môn. Làm gì có thời gian đi chứ” – Em ấy nhẹ giọng, khuôn mặt hơi rầu rầu nói.
“Tiếc nhỉ, mà mới đầu lớp 10 thôi, sao mà học nhiều thế? ” – Tôi hỏi ngu.
“Thì nhà Thùy bắt học, cả nhà ai cũng muốn sau này Thùy vào học Khoa học tự nhiên hoặc Kinh tế, nên bắt Thùy học đủ thứ… “
Đúng lúc này thì chuông reo vào lớp vang lên. Tôi thầm chửi mấy ông giám thị, đang nói chuyện với vui vẻ với người đẹp thì lại bấm chuông cắt ngang. Nhưng gì thì gì vẫn phải vào lớp, và tôi vẫn vui vẻ khi nay được ngồi kế bên người đẹp, rồi chứng kiến từng ánh mắt ghen tức đang đổ về phía mình. Lòng khoái trá chí tử, đang hớn hở thì tôi nghe bên tai có tiếng sét đánh ngang trời.
“Thôi vào lớp đi Hiếu, tối Hiếu về học Anh văn nhé. Mai Thùy dò. Cũng sắp kiểm tra tập trung đợt 2 rồi, đừng để điểm thấp như trước… ”
“Ta kháo… ” – Tôi buột miệng chửi, nhìn sang thì em ấy đã đi trước tôi cả khúc rồi.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147