“Tao là thủ môn đội trẻ khu vực quận 4 này” – Thằng Tú tổ 2 vênh mặt nói.
“Ờ rồi, biết trước vài thằng, nghe đâu gần 20/11 sẽ tổ chức giải đấy, gom đủ quân số rồi tập” – Thằng Hưng gật gù.
“Hả, sao mày biết” – Cả đám đờ người ra.
“Nãy tao nghe mấy thằng lớp trưởng khối 12 nói, nghe đâu ông Hùng thể dục bơm tin cho tụi nó” – Nó nhún vai.
“Đá đội bao nhiêu người” – Tôi cau mày hỏi.
“Như mọi năm thì đá sân Tao Đàn, 11 người” – Hưng trả lời.
“Thế để vị trí tiền vệ phòng ngự cho tao” – Tôi nhếch miệng.
“Hả, mày đá được à, tướng ốm đói thế kia mà đòi phòng ngự, nổi không mày” – Cả đám trố mắt hỏi.
“Tìm đủ đội đi rồi xem có thể đá ở đâu, lúc đó tụi mày khác biết” – Tôi khoát tay.
Gì chứ đá bóng mà phòng ngự thì tôi thuộc hàng trụ cột của đội bóng cấp 2. Bộ ba tiền vệ tôi – Châu Giang – Phong ghẻ nắm trùm khu vực giữa sân, từ khâu phát động tấn công tới khâu chỉ đạo phòng ngự đều đâu vào đó. Hội khỏe phù đổng cấp 2 năm tôi lớp 8, lớp tôi viết nên trang sử mới cho bóng đá nhà trường khi thảnh thơi vô địch toàn trường với thành tích không để lọt lưới bàn nào. Rồi sau đó lại triệu tập đội hình của trường, vô địch giải cấp huyện sau đó tham dự giải hội khỏe Phù Đổng của tỉnh năm lớp 9, lại 1 đường quá quan trảm tướng, xộc thằng vào chung kết. Rồi cũng chắc chắn sẽ ẵm luôn cái cúp nếu như tôi và thằng Giang không bị bong gân do… đánh nhau. Kết quả trận đó trường tôi thua 0 – 1, được giải nhì.
Quay trở lại câu chuyện, lúc này cả đám vẫn đang chém gió trên trời dưới đất. Thằng Hưng hỏi tôi.
“Sao mày lại đá tiền vệ phòng ngự” – Nó thắc mắc.
“Tao thích, không được à” – Tôi trợn mắt.
“Thì thấy lạ nên hỏi thôi” – Nó liếm môi nói.
“Chỉ cần dàn trung vệ và hậu vệ không phải quá phế, thì mày cứ yên tâm quăng dàn thủ cho tao” – Tôi nhếch mép cười.
“Nghe có vẻ ngon vậy cha, ổn không đó”
“Yên tâm” – Tôi khoát tay.
Sau khi kết thúc ngày học đầu tiên, tôi lại hành xác chở bé Thảo về. Lòng thì đang đầy lo âu do môn Vật Lý buổi chiều tôi chẳng hiểu mô tê gì, dù cho ông thầy thao thao bất tuyệt suốt 2 tiết. Rồi đến cuối tiết tụi bạn phán cái độp – “Ông thầy này dạy dễ hiểu bài”
“Đại ca, sao mặt mũi khó chịu thế” – Bé Thảo thắc mắc khi thấy bộ mặt như đưa đám của tôi.
“Lý chả hiểu gì cả, kiểu này mệt đây” – Tôi chán nản.
“Ơ thầy Phúc dạy hay mà” – Nó ngạc nhiên.
“Nhưng mà anh không hiểu” – Đang bực bội còn bị hỏi cung, tôi quay qua vặc lại.
“Thôi để tối em giảng lại cho, rồi anh bày em Toán là được, hì hì” – Nó cười cầu hòa.
“Ừ thôi đành vậy” – Tôi thở dài.
“Mà anh còn yếu môn gì không” – Nó lại tiếp tục thắc mắc.
“Còn Anh văn nữa, anh ghét cay ghét đắng nó” – Tôi gằn giọng.
“Ủa gì kỳ vậy, trường này mà Anh văn không vững là căng lắm đấy” – Nó trợn mắt nói.
“Kệ nó đi, môn này trên trung bình là anh mừng rồi” – Tôi nhún vai.
“Học hành vậy đó” – Thảo bĩu môi.
“Thôi tôi lạy cô, tha cho tôi đi, mệt lắm rồi”
“Ghét cái mặt, mới hỏi vài câu mà đã thái độ khó chịu rồi, kệ anh đấy”
Về đến nhà là 5h, vừa mới dắt xe vào thì Thảo đã ngúng nguẩy đi lên phòng. Tôi thầm kêu khổ: “Vậy cũng giận cho được”
Vừa mới quăng cái cặp qua 1 góc, sau đó thay đồ. Thì điện thoại bỗng có tin nhắn.
“Tối 2 đứa ra ngoài ăn, mẹ đang bận công việc ở tổ nên về muộn nhé” – Tin nhắn của mẹ Hòa.
Tôi mệt mỏi quăng mình lên giường, nằm chừng 20 phút rồi lết xuống nhà. Đã thấy bé Thảo ngồi ôm đầu gối xem tivi.
“Tí anh với em ra ngoài ăn nhé, mẹ bận nên về muộn”
“Anh đi đi, em không đói”
“Ơ không ăn rồi tối đói sao, rồi mẹ về nói anh nữa”
“Thì kệ anh chứ” – Nó nói mà vẫn chẳng buồn nhìn tôi.
“Ơ này… ” – Tôi chưng hửng.
“Thôi em… lạy anh đấy, trật tự cho em xem tivi”
“Ớ” – Tôi đần mặt nhìn nó.
Bực bội đi vào bếp xem có kiếm chác được gì không. Trong tủ lạnh thì còn ít cơm nguội, rau củ linh tinh đủ loại. Tôi nhìn sơ qua chậc lưỡi – “Thôi chiên cơm ăn vậy”
Nói là làm, lôi hộp cơm ra sau đó lục ra nào là trứng, đậu côve, cà rốt, rau cải… Thầm nghĩ nhiêu đây đủ 2 đứa ăn nứt bụng rồi. Quay qua quay lại nhặt đậu rồi dọn dẹp chuẩn bị nấu. Lúc này Thảo lù lù đi xuống.
“Anh làm gì đấy” – Nó ngạc nhiên hỏi tôi.
“Thì chuẩn bị chiên cơm chứ làm gì”
“Ơ anh biết nấu à, nấu được không” – Nó nhìn tôi nghi hoặc.
“Ừ không biết nấu nên nấu bừa đấy, tí đừng có ăn” – Tôi trừng mắt nhìn nó.
“Hung dữ” – Nó bĩu môi.
Chả quan tâm đến con nhỏ lắm chuyện này. Tất bật nửa tiếng cũng xong được cái chảo cơm. Đang khoái trá tận hưởng phút giây sung sướng khi nhìn chảo cơm ngon lành trước mắt, quay lại thấy bé Thảo đang nhìn tôi xăm xoi.
“Chả khéo ghê ta, biết nấu ăn luôn, hì hì” – Nó cười toe toét.
Tôi ngạc nhiên trước thái độ thay đổi như chong chóng của nó – “Hết giận rồi à”
“Ai thèm giận anh, đồ hung dữ” – Nó lườm tôi.
“Hahaha” – Tôi phá ra cười – “Thôi ăn đi rồi lên học bài, không tí mẹ về lại mắng anh không nhắc nhở em”
2 Anh em ăn uống xong lui cui dọn dẹp rồi cũng biến lên phòng học bài. Bé Thảo ôm sách vở sang như giao hẹn trước, tôi bày nó học Toán, nó giảng lại bài Lý. Để rồi cuối cùng nó cũng thở dài đi về phòng vì có nói thế nào thì cũng chẳng thể giúp tôi hiểu. Cuối cùng nó bày.
“Em chịu thua rồi, thôi anh cứ tụng hết đống lý thuyết với công thức, gặp bài tập thay số vào là được, em cũng hết cách rồi” – Nó thở dài ngao ngán.
“Ừ đành vậy, thực sự anh cũng chẳng hứng thú với môn này” – Tôi nhún vai.
Kết thúc buổi tối tự học là quyển sách Vật Lý được tôi ném nhẹ nhàng vào góc phòng với tâm trạng đầy bực bội. Thầm rủa mấy ông nội ngày xưa rảnh rỗi không có gì làm nên tính toán ba cái chuyển động lằng nhằng, làm giờ đây con cháu chịu khổ.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147